Chụp X-quang Thoái Hóa Khớp Gối Là Gì? Những Ai Nên Chụp?

Chụp X-quang thoái hóa khớp gối là một phương pháp được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý ở vùng đầu gối. Dựa trên hình ảnh từ phim X-quang, bác sĩ có thể nhận biết được chính xác vị trí khớp đang bị tổn thương. Từ đó đưa ra được phương án điều trị thích hợp và hiệu quả cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về quy trình chụp X-quang khớp gối tại bệnh viện.

Chụp X-quang thoái hóa khớp gối là gì?

Chụp X-quang là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong y học nhằm tạo ra những hình ảnh giải phẫu các bộ phận trong cơ thể con người. Do cấu tạo của xương có chứa nhiều canxi, có khả năng hấp thu nhiều bức xạ hơn nên hình ảnh xương trên phim X-quang thường được hiển thị là màu trắng. Những bộ phận khác như da, thịt, cơ, mỡ, đều hấp thụ ít bức xạ hơn nên chúng thường có màu xám đen khi nhìn trên phim X-quang.

Phương pháp chụp X-quang thoái hóa khớp gối thường được sử dụng để chẩn đoán hình ảnh của xương bên trong đầu gối. Các xương này bao gồm xương bánh chè, một phần xương ống chân, một phần xương bắp chân và một phần xương đùi. Những hình ảnh hiển thị trong fim X-quang sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng thoái hóa khớp gối và tốc độ lão hóa của cơ thể. 

Hình ảnh đầu gối bị thoái hóa thông qua phim chụp X-quang
Hình ảnh đầu gối bị thoái hóa thông qua phim chụp X-quang

Bệnh thoái hóa khớp khiến cho dịch khớp bị hao hụt, các đầu khớp má sát với nhau khiến sụn khớp dần bị ăn mòn, khe khớp gối hẹp lại và dẫn đến mô xương bị phá hủy. 

Ngoài việc chẩn đoán thoái hóa khớp, chụp X-quang đầu gối còn giúp bác sĩ chẩn đoán được các bệnh khác như: Rách đứt dây chằng, giãn dây chằng, trật khớp, ung thư xương khớp gối, loãng xương, viêm bao hoạt dịch, viêm tủy xương, tổn thương sụn chêm, mọc gai xương, hẹp khe khớp, tiêu xương, đặc xương dưới sụn,…

Chụp X-quang khớp gối áp dụng cho những đối tượng nào?

Dưới đây là những đối tượng cần thực hiện chụp X-quang thoái hóa khớp gối để kiểm tra sức khỏe:

  • Người lớn tuổi: Những người trên 60 tuổi thì xương khớp lại càng yếu dần. Vì vậy họ rất dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp. Do đó đây là nhóm đối tượng cần tiến hành chụp X-quang khớp gối để kiểm tra xương khớp của mình.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh xương khớp: Những người có tiền sử từng mắc phải các bệnh lý về khớp gối như  trật khớp, gãy xương đầu gối, còi xương, viêm tủy xương, loãng xương,… nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sức khỏe, phòng ngừa biến chứng nghiêm trọng.
  • Người bị béo phì: Cân nặng quá tải khiến xương khớp phải chịu nhiều áp lực. Lâu dần sẽ gây đè nén lên các khớp, tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối và nhiều căn bệnh xương khớp khác.
  • Người lao động chân tay: Những người thường xuyên phải bê vác nặng, thực hiện các tư thế cúi người hoặc ngồi khoanh chân lâu trong một tư thế rất dễ bị thoái hóa khớp. Do vậy đối tượng này cần đi chụp X-quang định kỳ để kiểm soát các vấn đề xương khớp của mình.
  • Bệnh nhân đang bị đau khớp gối: Người bệnh có biểu hiện sưng đau nóng đỏ ở khớp gối, nghi ngờ do các bệnh lý như gout, viêm khớp gây ra. Bên cạnh đó, người bị té ngã, va đập mạnh ở khớp gối cảm thấy đau và khó vận động cũng cần tiến hành chụp X-quang để kiểm tra xem có chấn thương bên trong hay không.

Bên cạnh đó cũng có những đối tượng không được thực hiện chụp X-quang vì tia X sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm:

  • Phụ nữ mang bầu hoặc đang nghi ngờ mình có thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Người mắc bệnh về tuyến giáp.
  • Người bị mẫn cảm với các chất chứa iot.
  • Người đang bị các bệnh lý ở giai đoạn nghiêm trọng.
  • Người bị chảy máu và tràn khí màng phổi.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường trong giai đoạn mất bù.
  • Người đang bị suy gan, suy thận ở mức độ nghiêm trọng.
Phụ nữ mang thai không nên chụp X-quang
Phụ nữ mang thai không nên chụp X-quang

Quy trình chụp X-quang thoái hóa khớp gối

Mặc dù đây là một phương pháp chẩn đoán khá đơn giản. Tuy nhiên để đảm bảo mang lại hiệu quả và không mất nhiều thời gian thì cả trước, trong và sau khi chụp X-quang thoái hóa khớp gối người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

Trước khi chụp X-quang

Người bệnh không cần phải chuẩn bị quá nhiều trước khi chụp X-quang thoái hóa khớp gối bởi thao tác này được diễn ra nhanh chóng và cực kỳ đơn giản. Tuy nhiên để quá trình chụp X-quang diễn ra thuận lợi, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Nên mặc trang phục mỏng, rộng rãi, thoải mái. Nữ giới có thể mặc váy hoặc quần ngắn trên đầu gối. Nam giới có thể mặc quần short hoặc quần ống rộng để dễ vén cao quần khi chụp.
  • Không nên đeo trang sức, thắt lưng hoặc những trang phục có chứa kim loại vì nó sẽ hiển thị trên hình ảnh chụp X-quang, làm ảnh hưởng đến hình ảnh trên fim.
  • Người bệnh cần thông báo với kỹ thuật viên nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai để tránh làm ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện chụp thì kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh liều lượng của tia X đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa để làm giảm thiểu việc thai thai bị phơi nhiễm tia X.
  • Kỹ thuật viên sẽ giải thích quy trình chụp X-quang thoái hóa khớp gối một cách chi tiết nhất. Nếu bạn có thắc mắc nào về những gì sắp xảy ra, kỹ thuật viên sẽ tiến hành giải đáp cụ thể.

Thực hiện chụp X-quang thoái hóa khớp gối

Quá trình thực hiện chụp X-quang thoái hóa khớp gối sẽ được thực hiện tại một phòng riêng. Khi vào phòng chụp, người bệnh sẽ được cấp một chiếc tạo dề bằng chì để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm phóng xạ. 

Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bạn tư thế chụp chuẩn nhất. Bạn có thể được yêu cầu ngồi, đứng, nằm hoặc cong khớp theo một tư thế nhất định tùy theo tình trạng về sức khỏe. 

Trong suốt quá trình chụp X-quang, người bệnh cần giữ nguyên tư thế, không được cử động bởi bất kỳ chuyển động nào của cơ thể cũng sẽ khiến hình ảnh trên fim không bị mờ.

Một số trường hợp người bệnh sẽ được yêu cầu chụp cả hai bên đầu gối để so sánh. Thời gian để chụp X-quang thoái hóa khớp gối chỉ diễn ra trong vòng 5 phút.

Sau khi chụp X-quang

Sau khi chụp X-quang xong, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra hình ảnh chụp được để xem hình có rõ nét không. Nếu hình ảnh bị mờ, kỹ thuật viên có thể yêu cầu người bệnh chụp lại.

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ giải thích những bất thường trên ảnh chụp X-quang và gửi đến bác sĩ lâm sàng. Bác sĩ sẽ thông báo với người bệnh về tình trạng sức khỏe hiện tại và tư vấn cách điều trị phù hợp.

Quá trình chụp phim X-quang thoái hóa khớp gối không gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh. Vì vậy sau khi chụp bạn có thể đi lại sinh hoạt như bình thường mà không cần kiêng khem hay nghỉ ngơi.

Sau khi chụp X-quang bác sĩ sẽ thông báo về tình trạng sức khỏe của bạn
Sau khi chụp X-quang bác sĩ sẽ thông báo về tình trạng sức khỏe của bạn

Các loại kỹ thuật chụp X-quang khớp gối hiện nay

Tùy từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn chụp X-quang khớp gối nghiêng hoặc chụp khớp gối thẳng. Cụ thể: 

  • Chụp khớp gối thẳng: Người bệnh nằm ngửa trên bàn, 2 tay duỗi thẳng, xoay nhẹ bên chân cần chụp vào trong mặt sau khớp gối sát phim vào giữa theo chiều dọc.
  • Chụp khớp gối nghiêng: Người bệnh nằm nghiêng về bên cần chụp, đầu gối gập lại, đùi dạng nhẹ sao cho mặt ngoài của đùi sát phim vào giữa theo chiều dọc. Trục nối lồi cầu và ròng rọc được chỉnh vuông góc với phim. Tay bên cần chụp vòng ra sau và gối lên trên đầu. Chân bên không cần chụp chống lên mặt bàn và ngửa ra sau. Tay bên không cần chụp nắm chặt lấy mép bàn.

Chi phí chụp X-quang khớp gối bao nhiêu tiền?

Tại các bệnh viện và cơ sở y tế hiện nay, chi phí chụp X-quang thoái hóa khớp gối khá rẻ, dao động từ 100.000 – 300.000 VNĐ/lần. Tuy nhiên mức giá này còn phụ thuộc vào việc người bệnh chụp 1 hay cả 2 bên đầu gối.

Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hiệu quả giúp bác sĩ dễ dàng nhận biết tình trạng sức khỏe ở khớp gối. Tuy nhiên nếu cơ thể hấp thụ một lượng tia bức xạ quá lớn sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư. Thực tế, lượng tia bức xạ mà cơ thể hấp thụ sau mỗi lần chụp X-quang đều ở ngưỡng an toàn và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.  Vì vậy người bệnh chỉ nên chụp X-quang thoái hóa khớp gối một năm từ 1-2 lần, không nên quá lạm dụng sẽ không tốt cho sức khỏe.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp chụp X-quang thoái hóa khớp gối. Mong rằng những chia sẻ này từ chúng tôi sẽ hỗ trợ người bệnh tìm kiếm những thông tin hữu ích. Từ đó giúp quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh được hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo