Mẫu Bệnh Án Thoái Hóa Khớp Gối Theo Chuẩn Quy Định

Bệnh án thoái hóa khớp gối ghi lại toàn bộ bệnh sử, tiền căn và nguyên nhân đi khám của người bệnh. Dựa vào bệnh án này bác sĩ có thể nắm được tổng quan bệnh lý, sau đó chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Người bệnh nếu quan tâm đến vấn đề này có thể tham khảo mẫu bệnh án điều trị dưới đây.

Tác dụng của bệnh án thoái hóa khớp gối

Bệnh án là một thuật ngữ được dùng để chỉ hồ sơ của người bệnh. Tài liệu này rất quan trọng trong y học, giúp lưu trữ mọi thông tin cá nhân của người bệnh, bao gồm: Tên tuổi, tình trạng bệnh lý, phác đồ điều trị, hiệu quả chữa bệnh trong từng giai đoạn trước đó. Cả Tây y và Đông y đều có những mẫu bệnh án phù hợp với yêu cầu của bác sĩ.

Đối với bác sĩ, bệnh án thoái hóa khớp gối đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp bác sĩ có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của người bệnh một cách cụ thể và khái quát nhất. 

benh an thoai hoa khop goi
Mẫu bệnh án thoái hóa khớp giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng sức khỏe của người bệnh

Thông qua những thông tin được ghi trong bệnh án, bác sĩ sẽ hiểu được tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như nguyên nhân nhập viện, đã từng dùng các loại thuốc gì và áp dụng phương pháp điều trị nào.

Bệnh án được ghi chép dựa trên kết quả khám chữa bệnh và xét nghiệm trước đó nên sẽ giúp bác sĩ nắm rõ được các chỉ số của người bệnh. Từ đó đưa ra được phác đồ điều trị bệnh đúng đắn và chi tiết nhất.

Đối với bệnh nhân, bệnh án thoái hóa khớp gối sẽ giúp cho người bệnh nắm rõ được toàn bộ tình trạng sức khỏe của mình và biết được phác đồ mà bác sĩ đang thực hiện. Từ đó người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn vào phương pháp điều trị của bác sĩ.

Mẫu bệnh án thoái hóa khớp gối chi tiết nhất

Đối với bệnh án điều trị thoái hóa khớp gối sẽ bao gồm những thông tin như sau:

Phần hành chính

Trước tiên, trong bệnh án thoái hóa khớp gối sẽ có một số thông tin hành chính của bệnh nhân như sau:

  • Họ và tên.
  • Ngày tháng năm sinh.
  • Giới tính.
  • Nghề nghiệp.
  • Địa chỉ liên hệ.

Nguyên nhân đi khám bệnh

Nguyên nhân đi khám bệnh của mỗi người lại có sự khác nhau. Vì vậy thông qua việc thăm khám và những trao đổi với người bệnh bác sĩ sẽ có những ghi chép cụ thể. Phần này thường sẽ ghi lại một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu như: Xương khớp xơ cứng, khớp gối đau nhức, thoái hóa khớp gối độ 1,…

Bệnh sử

Phần bệnh sử thường ghi lại các dấu hiệu của người bệnh cả trước và sau khi nhập viện.

Tiền căn

Tiền căn chính là những chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ. Bao gồm tiền sử của người bệnh hoặc tiền sử của người thân trong gia đình như ông bà cha mẹ. Ngoài ra, mục này cũng sẽ ghi nhận những thói quen xấu của người bệnh như dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… 

benh an thoai hoa khop goi
Tiền căn chính là những chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ

Thăm khám tình trạng hiện đại

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe như sau: 

  • Kiểm tra sắc mặt của người bệnh, kiểm tra trạng thái của vùng lưỡi, sức khỏe của xương khớp xem có dấu hiệu bị teo khớp, khó di chuyển hay không?
  • Kiểm tra xem người bệnh khó thở buồn nôn hay không? Ho nhẹ hay nặng, ho có đờm hay không có đờm?
  • Khớp gối có xuất hiện cơn đau dai dẳng, thường xuyên không? Các khớp có bị sưng viêm nóng đỏ không? Khi cử động có nghe thấy tiếng kêu lục cục không? 
  • Mạch đập có bình thường không?
  • Khớp ở bàn tay, bàn chân và đầu gối có hiện tượng nóng không?

Bên cạnh đó, một số trường hợp còn được bác sĩ tiến hành thăm khám hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ vận động và hệ tiết niệu sinh dục,… Sau khi thăm khám xong, bác sĩ sẽ có kết luận chính xác về tình trạng thoái hóa khớp gối của người bệnh.

Tóm tắt bệnh án

Bác sĩ sẽ tóm tắt bệnh án bằng cách nêu ra một số ngắn gọn về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bao gồm các dấu hiệu như:

  • Dấu hiệu của khớp: Sưng đỏ, bầm tím tại khớp gối.
  • Dấu hiệu khi chuyển động khớp: Tiếng lại xạo, lục cục trong khớp mỗi khi vận động. 

Chẩn đoán lâm sàng

Từ những thông tin thăm khám và bệnh sử của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Từ đó xây dựng được phác đồ điều trị cụ thể cho từng người bệnh.

Phác đồ chữa bệnh

Từ những thông tin được ghi trong bệnh án, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phác đồ điều trị phù hợp với cơ địa và sức khỏe của từng người.

Dựa vào bệnh án thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ đưa ra được phương án điều trị phù hợp nhằm làm giảm đau nhức xương khớp và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh, giúp bạn có thể nâng cao được chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là những phương pháp điều trị chính trong Đông-Tây y giúp cải thiện bệnh thoái hóa khớp:

Sử dụng thuốc Đông y

Thuốc Đông y được sử dụng các thành phần từ dược liệu tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe. Những dược liệu này có chứa nhiều dược tính tốt cho sức khỏe, tác động tới xương khớp, giúp giảm đau, chống viêm, cải thiện khả năng chuyển động của khớp gối.

Bài thuốc uống

Bài thuốc uống giúp người bệnh giảm đau, chống sưng viêm, đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu, giúp người bệnh có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.

  • Nguyên liệu: Tần giao, quế chi, đương quy, cam thảo, hoàng cầm, cát căn,…
  • Cách sử dụng: Các dược liệu trên đem rửa sạch, cho vào sắc cùng 3 bát nước. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Liều lượng và thời gian sử dụng sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp cho từng người.
benh an thoai hoa khop goi
Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc Đông y

Bài thuốc đắp

Đa số những trường hợp bị bệnh thoái hóa khớp đều bị sưng viêm, nóng đỏ ở khớp. Phương pháp này được thực hiện rất đơn giản, giúp cải thiện tình trạng cứng khớp, đau khớp hiệu quả. Khi đó người bệnh có thể sử dụng bài thuốc đắp như sau.

  • Nguyên liệu: 24g củ thạch xương bồ, 1 nắm ngải diệp.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem sao nóng. Sau đó bọc thuốc vào một tấm vải mỏng, chườm lên vị trí khớp gối bị đau trong 20 phút.

Bài thuốc ngâm rượu

Một số loại rượu thuốc có thể làm giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Người bệnh có thể dùng rượu thuốc để đả thông kinh mạch, giảm viêm tiêu sưng, khu phong tán thấp.

  • Nguyên liệu: 16g cam thảo, 20g táo nhân sao sen, 20g đương quy, 20g rễ bưởi bung, 20g rễ cỏ xước, 20g tang phi, 20g kê huyết đằng, 12gr tần bì.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, đem ngâm với rượu trong vòng 4 tuần. Mỗi ngày người bệnh dùng một ít rượu thuốc ra để xoa bóp đầu gối. Đồng thời kết hợp với uống rượu thuốc mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30ml để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt

Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh có thể kết hợp áp dụng với các phương pháp vật lý trị liệu trong Đông y để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tăng cường khả năng vận động của khớp.

Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện các động tác bấm huyệt, xoa bóp bằng lực ngón tay, bàn tay, tác động tới các huyệt đạo trên cơ thể nhằm tăng cường lưu thông máu. Phương pháp này giúp cải thiện tình trạng ứ trệ, lưu thông khí huyết, đồng thời đẩy lùi tình trạng đau nhức, tê cứng tại các khớp.

Một số huyệt đạo được sử dụng trong vật lý trị liệu như: Huyệt Huyết Hải, huyệt Thừa Sơn, huyệt A Thị, huyệt Lương Khâu, huyệt Âm Lăng Tuyền, huyệt Ủy Trung, huyệt Túc Tam Lý,… Người bệnh cần đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ, chuyên gia trị liệu, không nên tự ý làm tại nhà.

Sử dụng thuốc Tây y

Đối với những trường hợp điều trị bệnh bằng thuốc Tây y, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc chống viêm giảm đau: Người bệnh bị thoái hóa khớp gối ở mức độ nhẹ đến trung bình có thể dùng Paracetamol, Acetaminophen.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Nếu người bệnh sử dụng Acetaminophen không thấy hiệu quả thì có thể sử dụng hai loại thuốc là Naproxen (Aleve) hoặc Ibuprofen (Motrin).
  • Thuốc bôi ngoài da: Các loại gel bôi ngoài da như Voltaren Emulgel có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp, chống sưng viêm, nóng đỏ. Người bệnh nên bôi thuốc liên tục từ 2-3 lần/ngày.
  • Thuốc chống thoái hóa khớp: Một số loại thuốc như Glucosamine, Chondroitin, Diacerein có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng của thoái hóa khớp và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
  • Thuốc tiêm khớp: Các loại thuốc tiêm khớp như Corticosteroid, Acid Hyaluronic có tác dụng giúp giảm sưng đau, chống cứng khớp và bôi trơn hiệu quả.
  • Thuốc giãn cơ: Người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc giúp giãn cơ vân như Myonal 50mg, Varafil,… 
benh an thoai hoa khop goi
Sử dụng thuốc Tây y trong điều trị thoái hóa khớp gối

Sử dụng nẹp đầu gối

Nẹp đầu gối y tế là công cụ được sử dụng để kiểm soát tình trạng đau nhức khó chịu do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra. Dụng cụ này sẽ giúp giảm tải trọng lượng cơ thể, hạn chế đè nặng lên phần khớp gối bị tổn thương. Ngoài ra, nẹp đầu gối còn hỗ trợ khả năng đi lại cho người bệnh.

Hiện nay, tại các bệnh viện đã dùng rất nhiều loại kẹp khác nhau như nẹp giảm áp, nẹp giúp phục hồi chức năng… Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng loại nẹp đầu gối phù hợp.

Phẫu thuật khớp gối

Trường hợp bệnh thoái hóa khớp ở mức độ nghiêm trọng, đồng thời người bệnh không đáp ứng được với những phương pháp điều trị trên thì bác sĩ sẽ chỉ phẫu thuật. Với sự phát triển của y học hiện nay có rất nhiều loại phẫu thuật thoái hóa khớp gối, có thể kể đến như sau:

Phẫu thuật nội soi khớp gối

Nội soi khớp gối là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay. Bác sĩ chỉ cần rạch một vết nhỏ tại đầu gối và đưa dụng cụ nội soi vào vùng tổn thương. Sau đó dựa trên những hình ảnh bên trong khớp được cung cấp trên màn hình mà bác sĩ sẽ tiến hành chữa trị với những dụng cụ, thiết bị chuyên dụng.

Nhờ vậy, diện tích xâm lấn do phẫu thuật sẽ được giảm đi đáng kể. Từ đó làm giảm nguy cơ bị biến chứng sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp người bệnh cảm thấy bớt đau đớn hơn, không bị mất nhiều máu và không mất nhiều thời gian phục hồi sau điều trị.

Đục xương chỉnh trục khớp gối

Phương pháp phẫu thuật khớp gối đục xương chỉnh trục có tác dụng làm thay đổi trục sinh lý của chân bằng cách thêm hoặc loại bỏ một mảnh xương hình chêm ở xương đùi hoặc xương chày. Từ đó giúp làm thay đổi trọng tâm chịu lực của đầu gối, hỗ trợ giảm đau nhức, ngăn ngừa và làm chậm quá trình khớp gối bị thoái hóa. Phương pháp này sẽ hữu ích đối với những trường hợp như: 

  • Người bệnh chỉ bị đau nhức một bên xương của khớp.
  • Bệnh nhân không bị béo phì.
  • Người bệnh dưới 60 tuổi.
  • Khớp bị thoái hóa do hoạt động quá mức trong thời gian dài.

Phẫu thuật thay khớp gối

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo để loại bỏ những phần sụn khớp bị hư tổn ở khớp do thoái hóa. Khớp gối được thay mới chủ yếu làm từ kim loại và một số vật liệu sinh học có chức năng tương tự khớp gối của con người. Việc thay thế khớp này sẽ giúp cải thiện khả năng vận động đi lại của người bệnh, giúp giảm đau nhức hiệu quả.

benh an thoai hoa khop goi
Phẫu thuật thay khớp gối giúp người bệnh đi lại vận động dễ dàng hơn

Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao hợp lý bằng cách dành ra mỗi ngày từ 30-60 phút để vận động cơ thể. Một số bộ môn thể thao bạn có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, aerobic….
  • Không nên tập luyện quá sức, đồng thời cần tránh những bộ môn thể thao vận động mạnh, dễ gây chấn thương như nhảy xà, điền kinh, đá bóng, nâng tạ,…
  • Luôn giữ cho cân nặng ở mức hợp lý, nhất là với những người bị thừa cân béo phì. Bởi cân nặng càng tăng sẽ càng gây áp lực cho vùng xương khớp ở cột sống và đầu gối.
  • Tránh các tư thế làm ảnh hưởng đến khớp gối như ngồi xổm, khoanh chân, khom người bê vác vật nặng…
  • Nữ giới không nên đi giày cao gót thường xuyên để tránh làm ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Cần tích cực sử dụng những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng  chất để cải thiện sức khỏe của sụn khớp như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, hàu, trứng cá, hạt chia, đậu nành, quả hạch, cải xoăn, cần tây, cam, bưởi, quýt, dâu tây, đu đủ, ổi, dứa,….
  • Nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ, thực phẩm đã qua chế biến, thức ăn chứa gluten, đồ đóng hộp, rượu bia,… để tránh làm ảnh hưởng đến xương khớp và tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Ngồi làm việc đúng tư thế, thẳng lưng, không khoanh chân,… Nếu bạn làm công việc văn phòng nên vận động khoảng 5 phút sau mỗi giờ làm việc liên tục.
  • Nên có thói quen xoa bóp đầu gối vào mỗi buổi sáng và tối để giúp tăng cường lưu thông máu, giúp cơ bắp được thư giãn và giúp hệ xương được dẻo dai hơn.  
  • Nên đi khám xương khớp định kỳ mỗi năm 1-2 lần để giúp sớm phát hiện ra những bất thường của sức khỏe. Từ đó có thể điều trị bệnh kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh án thoái hóa khớp gối. Nếu bạn đang có những dấu hiệu của bệnh lý này thì nên nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên ủ bệnh quá lâu mới tìm cách chữa trị, lúc đó sẽ rất tốn kém mà vẫn không thể khắc phục triệt để. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo