Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Array

Đau nhức xương khớp là vấn đề bất cứ ai cũng có thể gặp phải dù đang còn trẻ tuổi. Xương khớp khi xảy ra các tổn thương sẽ xuất hiện các cơn đau với mức độ khác nhau. Để có thể chữa trị hiệu quả cần tìm hiểu nguyên nhân khởi phát do đâu, áp dụng các biện pháp theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp.

Định nghĩa đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là tình trạng đau nhức có thể xảy ra mọi vị trí xương khớp trên cơ thể khi có các yếu tố tác động. Bệnh nhân đau nặng hay nhẹ sẽ có sự khác biệt tùy theo nguyên nhân hình thành cũng như tình hình sức khỏe thực tế. Khớp xương đau nhức có thể không kèm biểu hiện viêm sưng giống như bệnh lý viêm khớp thông thường.

Có thể phân chia đau nhức xương khớp thành 2 giai đoạn là cấp và mãn tính:

  • Cấp tính: Bệnh nhân chủ yếu đau nhức bởi các loại khuẩn hoặc virus tấn công cơ thể gây ra đau kèm sưng, thường sẽ là khu vực khuỷu tay, ngón tay hoặc đầu gối.
  • Mãn tính: Xảy ra bởi các tác động làm xương khớp thoái hóa, suy yếu và dễ gây ra nhiều bệnh lý về xương khác.

Đau nhức xương khớp có thể xảy ra ở mọi vị trí trên cơ thể
Đau nhức xương khớp có thể xảy ra ở mọi vị trí trên cơ thể

Nguyên nhân đau nhức xương khớp

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp, trong đó phổ biến nhất vẫn là:

Tư thế làm việc

Những người làm công việc văn phòng hoặc lao động tay chân phải bê vác nặng đều rất dễ đau nhức xương khớp do sai tư thế, xương khớp chịu áp lực lớn hoặc ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động khiến xương khớp kém linh hoạt. Những trường hợp này thường cũng rất dễ mắc bệnh thoái hóa xương.

Chơi thể thao

Chơi thể thao đúng cách rất tốt, nhưng nếu vận động quá sức chịu đựng của cơ thể, tập luyện các bộ môn cường độ cao ngược lại dễ làm xương khớp bị đau nhức, giãn dây chằng, đau mỏi cơ và nặng hơn là xảy ra các chấn thương như gãy xương, rạn nứt xương,...

Cơ thể thiếu chất

Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu nhiều dưỡng chất, cơ thể suy nhược cũng là nguyên do làm bạn dễ đau nhức xương hơn thông thường. Đặc biệt khi xương bị giảm canxi nhưng không được bổ sung kịp thời sẽ có nguy cơ loãng xương cao.

Mắc các bệnh lý xương khớp

Khi mắc các bệnh lý xương khớp, người bệnh sẽ không tránh khỏi những cơn đau nhức. Hiện nay, những chứng bệnh nhiều người gặp phải nhất là:

  • Thoái hóa khớp: Phần sụn khớp không còn duy trì được chức năng hoạt động, bị bào mòn dần gây ra lộ các đầu xương, khi hai đầu xương ma sát vào nhau sẽ xảy ra cơn đau khá nặng. Bệnh thường có xu hướng nghiêm trọng hơn khi lao động nặng nhọc, vận động mạnh.
  • Loãng xương: Chủ yếu xảy ra khi về già, bệnh hình thành do giảm mật độ xương, thiếu canxi và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí xương khớp trên cơ thể. Càng về sau xương càng đau nhức nặng và rất dễ gãy.
  • Thoái hóa cột sống: Bao gồm cột sống cổ và cột sống lưng, không chỉ bị đau nhức xương khớp, người bệnh còn bị tổn thương các dây thần kinh gây giảm khả năng vận động và lao động, dễ có nguy cơ bị liệt.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đau nhức xương khớp cũng có thể do thoát vị đĩa đệm gây ra. Bệnh tổn thương với triệu chứng vỡ, rách bao xơ gây biến dạng đĩa đệm, tủy sống và rễ thần kinh bị chèn ép, hình thành nên những cơn đau nghiêm trọng.
  • Gout: Đây là bệnh lý tương đối nguy hiểm, dễ làm biến dạng khớp xương, suy giảm sức khỏe tổng thể của người bệnh. Các gai xương khi xuất hiện sẽ đâm trực tiếp vào các mô, dây thần kinh, gân,...khiến khớp xương đau và sưng viêm lớn, khớp luôn trong trạng thái ửng đỏ và cản trở hoạt động vận động rất nhiều.
  • Viêm khớp nhiễm trùng: Bởi các loại khuẩn, nấm, virus tấn công gây tổn thương khớp, làm bệnh lây lan sang nhiều vị trí khớp theo sự lưu thông của máu. Bệnh nhân thường sẽ bị đau nhức xương khớp chân, tay, vai và đầu gối.
  • Viêm khớp dạng thấp: Nhiều vị trí xương khớp trên cơ thể bị đau nhức cùng lúc, chủ yếu do quá trình hoạt động ở hệ thống miễn dịch xảy ra các bất thường, nhầm lẫn giữa việc xác nhận yếu tố gây hại với các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Bệnh nhân vừa bị đau, vừa viêm sưng khớp và có nguy cơ bị biến dạng, bại liệt khớp.
  • Lao xương khớp: Do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis tấn công người bệnh, khiến khớp bị tật, xẹp đốt sống, khớp xương đau và sưng to, gây giảm khả năng đi lại, hoạt động và có thể làm liệt chân hoặc tay.

Nguyên nhân khác

Đau nhức xương khớp còn xảy ra khi bệnh nhân bị thừa cân béo phì, trọng lượng cơ thể quá lớn gây gia tăng sức ép lên các khớp xương, đặc biệt là chân. Từ đó có thể gây ra các bệnh thoái hóa khớp, gout, viêm khớp.

Cũng có trường hợp bệnh nhân bị đau nhức do sự thay đổi thất thường của thời tiết, cơ thể quá mẫn cảm thích nghi không kịp hoặc ở trong môi trường quá lạnh.

Loãng xương và nhiều bệnh lý khác gây đau nhức xương khớp
Loãng xương và nhiều bệnh lý khác gây đau nhức xương khớp

Đối tượng đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, không phân biệt người cao tuổi hay người trẻ. Trong đó nhóm dễ bị nhất gồm:

  • Người trung niên, người già.
  • Nhân viên văn phòng.
  • Người làm công việc khuân vác, bưng bê vật nặng.
  • Người ăn uống thiếu chất hoặc thừa cân béo phì.
  • Vận động viên.

Triệu chứng đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp có rất nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó những triệu chứng gặp phải nhiều nhất gồm:

  • Xương khớp đau buốt: Khi càng cử động, các khớp xương càng có tình trạng đau nhức kèm theo biểu hiện buốt từ sâu trong xương vô cùng khó chịu.
  • Khớp viêm đỏ: Các khớp xương có triệu chứng sưng đỏ, viêm nhiễm, có thể xuất hiện thêm tình trạng nóng rát.
  • Có tiếng kêu lục cục: Trong quá trình cử động, bệnh nhân nghe thấy các tiếng kêu lục cục trong khớp xương, đặc biệt khi vận động mạnh.
  • Xương khớp tê cứng: Các khớp xương bị tê cứng tạm thời, sau khi massage sẽ cử động linh hoạt trở lại. Tình trạng này thường xảy ra khi bệnh nhân thức dậy vào buổi sáng.

Các khớp xương bị đau nhức liên tục
Các khớp xương bị đau nhức liên tục

Biến chứng đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp có thể gây ra không ít biến chứng, đe dọa tới khả năng lao động và vận động của bệnh nhân. Khi không có các biện pháp chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị đau nhức ngày càng nặng, các khớp xương tổn thương nghiêm trọng hơn, xương hư tổn nặng và có thể mất chức năng hoàn toàn.

Bệnh nhân hạn chế trong nhiều hoạt động sinh hoạt, lao động, bao gồm cả việc đi lại thông thường. Nguy hiểm nhất là bại liệt các chi vĩnh viễn.

Đồng thời, sức khỏe tổng thể cũng như tinh thần của bệnh nhân cũng chịu không ít ảnh hưởng, các cơn đau về đêm làm cản trở giấc ngủ, người bệnh trằn trọc không dứt, ban ngày thường mệt mỏi, mất tập trung, tinh thần sa sút rõ rệt.

Chẩn đoán đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp cần được chẩn đoán để xác định tình trạng tổn thương thực tế. Quá trình thăm khám sẽ bao gồm khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tiến hành lấy thông tin về các biểu hiện đau, cơn đau bắt đầu xuất hiện từ khi nào, mức độ ra sao, tần suất cũng như thời gian mỗi đợt đau nhức diễn ra. Bên cạnh đó, các thông tin liên quan tới nghề nghiệp, cách chăm sóc cơ thể và ăn uống hàng ngày như thế nào cũng rất quan trọng.

Tiếp đó, một số phương pháp xét nghiệm và chụp chiếu sẽ được tiến hành để đưa ra kết luận cuối cùng:

  • Xét nghiệm máu: Loại trừ nguyên do gây bệnh do nhiễm các loại khuẩn, vi trùng, virus hay các yếu tố liên quan tới gen di truyền.
  • Chụp X-quang: Quan sát được tình trang hiện tại của xương khớp có đang bị tổn thương, sụn có đảm bảo chức năng như ban đầu. Phương pháp này cũng có thể nhận biết được gai xương nếu có.
  • Chụp MRI: Với mục đích quan sát chi tiết hơn các tổn thương ở xương khớp và X-quang không thể thu thập được.

Điều trị đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có thuốc Tây, thuốc Đông y, vật lý trị liệu, phẫu thuật và cả mẹo dân gian.

Tây y

Tây y cung cấp các loại thuốc điều trị đau nhức xương khớp cho tác dụng nhanh chóng, được sử dụng nhiều nhất phải kể tới:

  • Nhóm thuốc chống viêm Corticoid: Là loại thuốc quen thuộc trong các phác đồ điều trị đau nhức xương khớp. Thuốc giúp giảm đau nhanh, tác dụng mạnh mẽ, làm người bệnh cảm thấy dễ chịu tức thì.
  • Nhóm giãn cơ: Thuốc giãn cơ sử dụng chủ yếu khi bệnh nhân xảy ra chấn thương, khớp xương và cơ quanh khớp bị sưng đau. Thuốc cũng có hiệu quả tương đối nhanh và rõ rệt, thường sẽ dùng Cyclobenzaprine và Metaxalone.
  • Nhóm NSAID: Là những thuốc kháng viêm không chứa steroid cũng dùng phổ biến trong việc điều trị bệnh xương khớp. Bệnh nhân vừa giảm đau, vừa dịu các phản ứng viêm sưng và ngừa viêm nhiễm lan rộng.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Bệnh nhân giảm các cơn đau rõ rệt thông qua cơ chế tác động tới quá trình truyền dẫn thần kinh. Thuốc phát huy công dụng nhanh và chủ yếu sử dụng cho người bị bệnh trung bình, bệnh nặng.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Khi bệnh nhân bị đau nhức ảnh hưởng tới hoạt động của các dây thần kinh, thuốc giảm đau thần kinh sẽ được kê đơn để kiểm soát cơn đau và hạn chế các tổn thương mới. Được dùng nhiều nhất là nhóm Gabapentin.
  • Thuốc tiêm: Ngoài việc sử dụng thuốc uống, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc dạng tiêm khi bệnh trở nặng hơn. Thuốc cần phải do bác sĩ tiến hành kê liều lượng và trực tiếp tiêm bởi bác sĩ hoặc y tá, bệnh nhân không được phép tự tiêm tại nhà.

Các loại thuốc Tây chữa đau nhức xương khớp khá nhanh
Các loại thuốc Tây chữa đau nhức xương khớp khá nhanh

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu sẽ được chỉ định cho bệnh nhân thực hiện để tăng cường thêm hiệu quả điều trị đau nhức xương khớp. Các bài tập này có tác dụng đẩy lùi cảm giác đau nhức, kích thích sự dẻo dai hơn cho các cơ và khớp xương, khớp không còn trong tình trạng khô, cứng, hạn chế các động tác cử động. Thông thường, người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập như: Nắn chỉnh xương, nhiệt nóng lạnh, sóng siêu âm và xung điện kích thích.

Phẫu thuật trị đau nhức xương khớp

Với các trường hợp bệnh nhân nghiêm trọng, xương khớp không còn khả năng hoạt động, tổn thương nặng nề không thể khắc phục bằng việc dùng thuốc, phẫu thuật sẽ được thực hiện.

Một số kỹ thuật gồm:

  • Nội soi khớp: Nội soi khớp là kỹ thuật mổ ít xâm lấn nhất, cho tác dụng khắc phục những tổn thương ở khớp xương một cách dễ dàng thay cho việc tạo vết mổ có diện tích lớn. Phương pháp này được dùng nhiều nhất ở các trường hợp bệnh nhân tổn thương khớp vai và đầu gối.
  • Thay thế khớp: Khi khớp xương đã mất chức năng hoàn toàn, không còn khả năng tái tạo cũng như nâng đỡ cho khung xương, bệnh nhân cần phải thay khớp nhân tạo.
  • Hợp nhất khớp xương: Loại bỏ phần sụn đã hư hỏng và gộp hai đầu xương với nhau, bệnh nhân sau đó vẫn duy trì được các hoạt động vận động bình thường.
  • Cắt bỏ xương: Nhằm điều chỉnh lại trọng lượng xương, chấm dứt các cơn đau nhức xương khớp và giúp bệnh nhân phục hồi khả năng cử động khá tốt.

Cần phẫu thuật khi bệnh quá nặng
Cần phẫu thuật khi bệnh quá nặng

Mẹo dân gian

Với các trường hợp đau nhức xương khớp thể nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo dân gian được lưu truyền từ xa xưa như sau:

  • Lá ngải cứu: Sử dụng một nắm lá ngải cứu vừa đủ, ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Sau đó đem lá ngải nấu nước uống hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng ngải chế biến thành các món ăn cũng rất tốt cho sức khỏe xương khớp.
  • Lá lốt: Chuẩn bị lá lốt và đem rửa sạch, sau đó cho vào máy xay nhuyễn hoặc có thể giã nát. Tiếp đó cho lên chảo sao nóng cùng muối trắng và đắp lên vùng bị đau nhức mỗi ngày 1 lần.
  • Chườm lạnh: Bệnh nhân dùng đá lạnh bọc lại bằng khăn bông sạch, chườm nhẹ nhàng lên vùng đang đau nhức sẽ giúp đẩy lùi cảm giác khó chịu, khớp xương không còn đau mỏi.

Thuốc Đông y

Đông y từ lâu đã có nhiều bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp, nổi bật phải kể tới:

Bài thuốc số 1:

  • Dược liệu: Uy linh tiên, hy thiêm, quế chi, rễ vòi voi, tỳ giải, cam thảo, bạch chỉ, ké đầu ngựa, thổ phục linh, ý dĩ.
  • Cách dùng: Rửa sạch các vị thuốc và đem sắc với 5 bát nước đến khi nước thuốc sôi cạn còn 2 bát con. Uống thuốc vào các buổi sáng và tối, duy trì cho tới khi hết liệu trình để giảm đau hiệu quả.

Bài thuốc số 2:

  • Dược liệu: Quế thông, thổ phục linh, trần bì, trinh nữ, ngưu tất, thiên niên kiện, lá lốt, cam thảo, bán hạ chế.
  • Cách dùng: Cho thuốc vào ấm và sắc cùng 1.5 lít nước, phần thuốc thu về khoảng 2 bát con, chia theo bữa sáng và tối uống đều đặn mỗi ngày.

Thuốc Đông y cho hiệu quả giảm đau lâu dài
Thuốc Đông y cho hiệu quả giảm đau lâu dài

Phòng tránh đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được khi áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Một số cách hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương xương khớp gồm:

  • Ngồi làm việc đúng tư thế, tránh ngồi một chỗ ở một dáng quá lâu. Nếu phải bê vác nặng, nên massage, xoa bóp cho xương khớp mỗi ngày.
  • Không thể thể thao quá sức, chỉ tập luyện với cường độ phù hợp và phải khởi động kỹ lưỡng để tránh xảy ra các chấn thương nguy hiểm.
  • Hạn chế các căng thẳng stress, luôn đảm bảo có giấc ngủ khoa học, ngủ đủ giấc và đúng giờ.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày phải có đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt các chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp.
  • Tắm nước ấm là thói quen rất có lợi cho cơ thể, giúp tinh thần thoải mái, sảng khoái, thư giãn cơ thể, giải tỏa các áp lực ở cơ và khớp xương.

Đau nhức xương khớp cần phải thăm khám và áp dụng các biện pháp chữa trị từ sớm, bệnh nhân không nên tự chữa tại nhà. Thay vào đó phải tới các cơ sở y tế, tiến hành trị liệu theo chỉ dẫn từ bác sĩ và xây dựng lối sống, cách ăn uống, sinh hoạt phù hợp nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *