Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hồ Chí Minh

Gai xương có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cổ tay. Đây là hiện tượng có mỏm xương thừa ở xương khớp cổ tay, gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vậy gai xương cổ tay có nguyên nhân do đâu, triệu chứng thế nào và làm sao để điều trị dứt điểm? Cùng tìm hiểu câu trả lời cho những thắc mắc này ở bài viết dưới đây.

Gai xương cổ tay là bệnh gì?

Cổ tay là một trong những bộ phận phải hoạt động nhiều của cơ thể nên rất dễ bị tổn thương, trong đó phổ biến nhất là gai xương. Gai xương cổ tay là hiện tượng lắng đọng, tích tụ canxi ở xương cổ tay bị hư hại, tạo thành mỏm xương thừa ở cổ tay. Cụ thể, khi sụn khớp cổ tay bị tổn thương, hư hại, cơ thể thường phản ứng lại bằng cách làm lắng đọng, tích tụ canxi. Về lâu dài canxi tích tụ trở thành gai xương. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, đặc biệt nếu không được xử lý từ sớm còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt.

Gai Xương Cổ Tay: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa
Gai xương cổ tay là hiện tượng lắng đọng, tích tụ canxi ở xương cổ tay

Triệu chứng phổ biến

Các chuyên gia cho biết, ban đầu hiện tượng gai xương cổ tay không có biểu hiện rõ ràng nên khó nhận biết và người bệnh thường chủ quan, vì thế bạn cần nắm rõ về những triệu chứng thường gặp để sớm tìm cách khắc phục. Từ vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh khác nhau mà các dấu hiệu cũng không giống nhau:

  • Ở vị trí cổ tay bị đau nhức khó chịu, người bệnh gặp khó khăn trong quá trình cầm nắm, cử động, vận động.
  • Cơn đau nhức sẽ dữ dội khi hoạt động, lao động và thuyên giảm nếu được nghỉ ngơi.
  • Người bệnh cảm thấy cơn đau bị lây sang những bộ phận khác xung quanh như ngón tay, bàn tay, cánh tay.
  • Xuất hiện tình trạng cứng khớp cổ tay, từ đó làm hạn chế khả năng vận động.
  • Nếu gai xương đã phát triển ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ thấy tay bị tê bì, mất kiểm soát.
  • Những trường hợp không được điều trị trong thời gian dài có khả năng mất hoàn toàn khả năng vận động, cầm nắm ở tay.

Nguyên nhân gai xương cổ tay

Tình trạng gai xương cổ tay hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn cần tìm hiểu rõ về lý do bị bệnh để có biện pháp phòng ngừa tốt và hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng hơn. Cụ thể nguyên nhân gai xương cổ tay đó là:

  • Do tuổi tác: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gai xương cổ tay đó là do tuổi tác. Tuổi càng cao, các bộ phận trên cơ thể càng lão hóa, không còn chắc khỏe và hoạt động đúng chức năng. Bởi vậy người lớn tuổi thường có khả năng cao bị gai xương cổ tay hơn thanh niên và trẻ nhỏ.
  • Do chấn thương: Trong quá trình lao động, sinh hoạt, chơi thể thao, chúng ta có thể gặp chấn thương ở cổ tay. Những tổn thương này nếu không được xử lý ngay sẽ tạo cơ hội để gai xương hình thành.
  • Môi trường làm việc: Một số người có tính chất công việc thường xuyên phải vận động cổ tay như thợ cắt tóc, bác sĩ, nhân viên văn phòng, vận động viên cũng khiến bộ phận này nhanh chóng bị lão hóa và dần xuất hiện gai xương cổ tay.
  • Bệnh xương khớp mãn tính: Khi mắc bệnh viêm xương khớp, thoái hóa khớp ở mức độ nặng, dây thần kinh thường bị chèn ép, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Lúc này cơ thể phải tự sản sinh canxi vừa đủ để bù đắp phần xương bị thiếu, từ đó dẫn đến gai xương.
  • Do dị tật bẩm sinh: Bệnh gai xương cổ tay có thể hình thành do một số dị tật bẩm sinh ở khớp cổ tay. Những trường hợp có dị tật sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn người bình thường.
Có rất nhiều nguyên nhân gây gai xương cổ tay
Có rất nhiều nguyên nhân gây gai xương cổ tay

Chẩn đoán gai xương cổ tay

Việc chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời các triệu chứng của bệnh gai xương cổ tay sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa những hệ lụy xấu xảy ra. Tuy vậy, triệu chứng của bệnh lý này thường giống với các bệnh lý xương khớp khác nên thường bị nhầm lẫn. Để chẩn đoán một cách chính xác cổ tay của bạn có đang bị gai xương hay không, bác sĩ thường thực hiện một số bước kiểm tra cho bệnh nhân như sau:

  • Kiểm tra hoạt động vật lý của cổ tay: Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài hoạt động nhỏ ở tay và các cơ tay để kiểm tra. Nếu bệnh nhân có phản ứng khác khi bị tác động vào nhẹ vào khu vực dây thần kinh bị chèn ép hoặc khi uốn cổ tay. Điều này có thể xác định bước đầu bệnh nhân có khả năng mắc chứng gai xương ở cổ tay.
  • Chụp X-quang: Đây là phương pháp phổ biến nhất để xác định rõ tình trạng gai xương hoặc những vấn đề khác liên quan đến cổ tay. Hình ảnh X-quang sẽ phản chiếu chi tiết hình ảnh của xương khớp cổ tay, giúp bác sĩ nhìn ra các vấn đề bất thường bên trong.
  • Điện cơ đồ: Là phương pháp truyền các tín hiệu điện vào các cơ để ghi lại sơ đồ hoạt động của cơ và mức độ phản xạ của các dây thần kinh. Điện cơ đồ được thực hiện khi bác sĩ quan sát thấy các triệu chứng điển hình như: cổ tay yếu, tê liệt, có giật không chủ động,… Bằng phương pháp đọc sơ đồ điện cơ, các bác sĩ có thể xác định cổ tay bệnh nhân có bị gai xương hay không.
Kiểm tra tình trạng gai xương cổ tay bằng chẩn đoán hình ảnh
Kiểm tra tình trạng gai xương cổ tay bằng chẩn đoán hình ảnh

Phương pháp điều trị gai xương cổ tay tốt nhất

Gai xương cổ tay không chỉ gây ra cảm giác đau đớn khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng vận động cùng nhiều biến chứng khác. Vì thế để hạn chế những hệ lụy về sau, bạn cần sớm thăm khám và tìm biện pháp xử lý phù hợp. Tùy từng tình trạng, mức độ bệnh và nguyên nhân khác nhau mà các phương pháp được áp dụng cũng không giống nhau.

Ứng dụng Tây y

Trong Y học hiện đại có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị gai xương cổ tay, thường là dùng thuốc hoặc can thiệp máy móc với mục đích giảm đau, kháng viêm, phục hồi tổn thương ở xương khớp. Điều trị bằng Tây y cho hiệu quả cao, nhanh chóng, giúp khắc phục cơn đau trong thời gian ngắn.

Dùng thuốc Tây y

Có nhiều loại thuốc tân dược dùng để điều trị gai xương cổ tay. Tuy nhiên cần chú ý nếu dùng thuốc tân dược có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, vì thế bạn phải tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

  • Thuốc kháng viêm NSAID: Nếu bệnh nhân bị gai xương cổ tay ở mức độ nặng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng viêm NSAID nhằm mục đích đẩy lùi nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm hình thành trong ổ khớp, từ đó giảm hiện tượng sưng đỏ, đau nhức cho người bệnh.
  • Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng trong trường hợp này là Paracetamol, Tramadol, Moocphin có tác dụng giảm đau nhanh chóng, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Nhóm thuốc này thường áp dụng với người bị đau khớp cổ tay mức độ nhẹ và vừa.
  • Thuốc hỗ trợ điều trị: Ngoài 2 loại thuốc kể trên, bệnh nhân bị gai xương cổ tay còn có thể được bác sĩ chỉ định bổ sung một số loại thuốc giúp tái tạo, làm chắc khỏe xương, phục hồi sụn ở cổ tay và tăng tiết dịch nhầy, từ đó quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Sản phẩm hỗ trợ điều trị dùng trong trường hợp này là thực phẩm chức năng chứa hàm lượng lớn canxi, vitamin D.
Uống thuốc Tây y cho tác dụng giảm đau, chống viêm nhanh chóng
Uống thuốc Tây y cho tác dụng giảm đau, chống viêm nhanh chóng

Phẫu thuật

Khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với việc dùng thuốc hoặc bệnh tình đang tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng. Mục đích của phẫu thuật là cải thiện tình trạng gai xương chèn ép, giảm áp lực của gai xương lên hệ thần kinh và dây chằng. Hiện nay có 2 phương pháp can thiệp ngoại khoa được ứng dụng cho trường hợp bị gai xương cổ tay đó là:

  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ chỉ rạch một lỗ nhỏ ở khu vực bị tổn thương, sử dụng thiết bị máy móc chuyên dụng để tác động vào bên trong. Ưu điểm của phương pháp này là diện tích xâm lấn hẹp, ít gây đau đớn và vết thương có thể lành nhanh sau 5 ngày.
  • Phẫu thuật mở: Có thời gian lành bệnh lâu hơn và tăng nguy cơ gặp biến chứng so với mổ nội soi. Đặc biệt khi không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách, bệnh nhân còn có khả năng nhiễm trùng, để lại sẹo và tỷ lệ tái phát cao.

Điều trị bằng Đông y

Đông Y chữa bệnh bằng những bài thuốc cổ truyền, sử dụng các loại dược liệu trong thiên nhiên lành tính, an toàn. Không chỉ có ưu điểm giúp điều trị đến tận gốc rễ tình trạng gai xương, thuốc còn giúp phòng ngừa bệnh không tái phát trở lại.

Mặc dù vậy, bệnh nhân lựa chọn phương pháp Đông Y cần kiên nhẫn làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng thuốc đúng liều để có kết quả tốt nhất. Có 2 loại bài thuốc Đông Y điều trị gai xương cổ tay đó là thuốc uống và thuốc bôi ngoài. Mỗi bài thuốc đều là sự kết hợp của nhiều dược liệu quý khác nhau:

Bài thuốc uống: Sắc chung một trong những bài thuốc dưới đây với nước, mỗi ngày uống 1 thang:

  • Bài thuốc 1: Chế phụ tử, đương quy, kỳ xà , quế chi,uy linh tiên, tấn giao, quế chi, xích thược, tàm sa, sinh địa.
  • Bài thuốc 2: Cỏ xước, mắc cỡ, thổ phục linh, thiên niên kiện, hà thủ ô, sinh địa, lá lốt, quế chi.
Có thể điều trị gai xương cổ tay bằng bài thuốc Đông y
Có thể điều trị gai xương cổ tay bằng bài thuốc Đông y

Bài thuốc bôi ngoài: Những bài thuốc bôi ngoài thường được ngâm chung với rượu trong một thời gian rồi dùng xoa bóp để giảm đau:

  • Bài thuốc 1: Độc hoạt, mộc hương, khương hoạt, quế chi, dây đau xương, một dược, tần giao, nhũ hương, đương quy, tang chi ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày.
  • Bài thuốc 2: mộc qua, độc hoạt, ngải cứu, khương hoạt, nhục quế, hồng hoa, tô mộc, tần giao, huyết giác, đương quy, thiên niên kiện . Ngâm với 1,5 lít rượu trong 7 ngày

Chữa trị bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng những tác nhân vật lý tác động lên vùng xương khớp đang bị tổn thương hoặc luyện tập các bài tập hoạt động cổ tay khiến cho các cơ linh hoạt hơn. Một số phương pháp vật lý trị liệu dùng để chữa gai xương cổ tay là:

  • Chườm nhiệt: Chườm nóng có công dụng trị đau hiệu quả bằng việc làm tê liệt dây thần kinh cảm giác khiến bệnh nhân không còn thấy đau.
  • Tập các bài tập: Thực hiện các bài tập cổ tay thường xuyên, nhẹ nhàng và đều đặn như cử động gập duỗi, nghiêng trụ, nghiêng quay khớp cổ tay, gập duỗi các ngón tay, kéo căng cổ tay, xoay cổ tay, xoay vai,… sẽ giúp các khớp tay được rèn luyện, dần dần sẽ trở nên dẻo dai hơn.
  • Massage: Massage vùng cổ tay cũng là một phương pháp hữu hiệu tăng lượng máu lưu thông, làm các cơ được thư giãn, nghỉ ngơi, giúp giảm các cơn đau và khớp cổ tay dần hồi phục.
  • Sử dụng các dụng cụ, máy móc, thiết bị hiện đại: Hiện nay, các cơ sở vật lý trị liệu đã được trang bị nhiều thiết bị tân tiến để có thể đẩy nhanh quá trình điều trị gai xương.
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cổ tay

Làm gì để tăng hiệu quả phòng ngừa và điều trị gai xương cổ tay?

Gai xương cổ tay không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt. Vì thế nếu muốn tăng hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh, bạn cần chú ý:

  • Dành thời gian vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay sau giờ làm việc hoặc trước khi đi ngủ.
  • Bạn nên hạn chế làm việc nặng nhọc, quá sức tạo áp lực lớn đến cánh tay, bàn tay, cổ tay mà không nghỉ ngơi phù hợp.
  • Tránh những thói quen xấu gây hại cho khớp cổ tay như bẻ cổ tay, vặn tay trong thời gian dài.
  • Không nên mang vác, nâng, xách đồ vật quá nặng để tránh làm tổn thương đến khớp cổ tay.
  • Khi có dấu hiệu gai xương cổ tay, cần tránh chơi những bộ môn thể thao có hại đến bộ phận này như bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, nâng tạ,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như rau xanh, trái cây, hải sản, sữa, ngũ cốc. Bên cạnh đó bạn cũng cần tránh xa thực phẩm có hại và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn như đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Tốt nhất hãy thăm khám ngay khi có những biểu hiện bất thường như đau nhức, sưng viêm, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán, lên phác đồ điều trị phù hợp.

Có thể thấy, gai xương cổ tay là bệnh lý phổ biến ở nhiều đối tượng, nhất là người lớn tuổi. Tình trạng này không chỉ gây ra những cơn đau nhức dữ dội, khó chịu mà còn làm cản trở quá trình vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí nếu không có biện pháp xử lý, người bệnh còn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn nên đến cơ sở y tế uy tín ngay khi có biểu hiện bất thường và tìm biện pháp xử lý tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *