Thoái hóa khớp cổ chân là bệnh lý khá nhiều người gặp phải hiện nay, gây hạn chế trong việc đi lại, cử động bàn chân, kèm theo đó là những cơn đau nhức khó chịu. Nắm rõ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị sẽ giúp bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe xương khớp tốt hơn.
Định nghĩa thoái hóa khớp cổ chân
Thoái hóa khớp cổ chân là dạng tổn thương, hư hại xương khớp ở phần sụn cùng xương dưới sụn tại cổ chân. Bệnh nhân sẽ bị các cơn đau nhức gây mệt mỏi, khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống, các triệu chứng có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, hạn chế khả năng di chuyển, vận động.
Nguyên nhân thoái hóa khớp cổ chân
Khớp cổ chân thoái hóa bởi nhiều tác động từ cả bên ngoài cũng như bệnh lý nền. Trong đó, những nguyên nhân dễ gặp nhất phải kể tới gồm:
Tuổi tác
Khi về già, xương khớp sẽ dần suy yếu, các dấu hiệu thoái hóa, mài mòn, giảm mật độ xương đều xảy ra. Người cao tuổi sẽ khó tránh khỏi tình trạng thoái hóa khớp cổ chân cùng nhiều vị trí khớp khác, nguy cơ bị giòn gãy xương cũng sẽ cao hơn so với bình thường.
Tính chất công việc
Một số công việc có thể làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp, ví dụ như: Lễ tân, vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng đá hoặc những người làm nghề bốc vác. Đây đều là những việc phải đứng nhiều, di chuyển nhiều, chân thường chịu áp lực lớn nên sẽ dễ bị thoái hóa hơn. Đặc biệt những người khuân vác nặng sẽ chịu trọng lượng dồn lên chân rất lớn, về lâu dài không chỉ cổ chân, khớp gối cũng sẽ bị thoái hóa, viêm khớp.
Béo phì
Cân nặng thừa, cơ thể bị béo phì sẽ tạo áp lực rất lớn lên các khớp ở chân, đặc biệt là cổ chân. Xương khớp không đủ khả năng để chống đỡ trọng lượng lớn về lâu dài xảy ra các tổn thương, sụn khớp bị chèn ép, khớp có thể lệch khỏi vị trí trục cố định, các biểu hiện thoái hóa và viêm nhanh chóng hình thành.
Chấn thương
Nếu bạn gặp phải các chấn thương va đập mạnh khi chơi thể thao, lao động, tham gia giao thông hoặc té ngã trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, cổ chân hoàn toàn có thể xảy ra thoái hóa. Phần dây chằng, mô khớp hoặc gân bị tổn thương sẽ để lại những di chứng về sau, bệnh nhân ngoài đau nhức còn chịu ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và lao động.
Bệnh lý nền
Nếu bệnh nhân có các bệnh nền xương khớp khác, khả năng bị thoái hóa khớp cổ chân cũng khá cao. Đặc biệt trường hợp gout sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới vùng cổ chân nói riêng, bàn chân nói chung. Ngoài ra còn một số bệnh lý khác dễ kéo theo thoái hóa gồm:
- Mắc bệnh viêm khớp tự miễn, khớp xương bị các tế bào miễn dịch tấn công nhầm lẫn, gây ra tổn thương thoái hóa và viêm đau, khớp sưng đỏ và khó khăn trong việc cử động.
- Có các dị tật bẩm sinh gây sai lệch cấu trúc khớp cổ chân, khớp yếu hơn, dễ bị tấn công bởi những yếu tố gây hại.
- Bệnh huyết sắc tố, máu khó đông hay hoại tử vô mạch cũng là chứng bệnh có thể gây ra thoái hóa khớp cổ chân.
Đối tượng thoái hóa khớp cổ chân
Có thể liệt kê ra một số trường hợp dễ mắc bệnh thoái hóa khớp cổ chân nhất gồm:
- Người làm việc lao động khuân vác nặng nhọc.
- Các vận động viên thể thao.
- Bệnh nhân có bệnh nền xương khớp, bệnh liên quan tới huyết học.
- Ngừa béo phì, thừa cân.
- Người cao tuổi.
- Các trường hợp bị chấn thương, tai nạn lao động hoặc trong sinh hoạt.
Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân
Khớp cổ chân bị thoái hóa sẽ những triệu chứng nổi bật như sau:
- Phần cổ chân thường xuyên bị đau nhói, các cơn đau bắt đầu từ âm ỉ đến dữ dội, đau có thể xảy ra về đêm, khi bạn đi lại, chơi thể thao, chạy, leo cầu thang hoặc ngay cả khi ngồi một chỗ.
- Cử động ở cổ chân bị hạn chế rõ rệt, người bệnh khó có thể xoay cổ chân, co gập bàn chân, nếu cố cử động sẽ thấy rất đau nhức.
- Khớp cổ chân có thể bị sưng đỏ, vùng quanh khớp tấy lên rõ rệt khi xảy ra viêm nhiễm tại khớp.
- Một số trường hợp bệnh chuyển nặng sẽ thấy khớp có dấu hiệu biến dạng và cùng cơ quanh khớp teo dần.
Biến chứng thoái hóa khớp cổ chân
Khớp cổ chân bị thoái hóa cần phải điều trị sớm, áp dụng đúng các phương pháp nếu không sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh có thể bị vỡ bao hoạt dịch tại khớp, dịch tràn ra ổ khớp gây viêm nhiễm các mô, dây chằng, mạch máu, gân, trong khi giữa hai đầu khớp bị thiếu dịch dẫn tới khô khớp. Các đầu xương ma sát và mài mòn càng làm gia tăng đau nhức.
Bên cạnh đó, các cơn đau sẽ khiến người bệnh ngại vận động, về lâu dài có thể xảy ra teo cơ. Bệnh nhân bị cứng khớp, mất khả năng đi đứng, dáng đi bị thay đổi một cách nghiêm trọng.
Ngoài ra, có một số biến chứng khác có thể gặp phải gồm:
- Hội chứng Bunion: Là tình trạng viêm khớp biến dạng ngón chân cái do hệ quả của thoái hóa khớp cổ chân. Phần ngón chân ngày càng lệch, khớp bị trật khỏi trục và dễ dàng sưng đỏ, giảm khả năng giữ thăng bằng của bệnh nhân.
- Hội chứng Hallux Hardsub: Là tình trạng xương bàn chân bị dính lại với nhau, nguyên do bởi sụn tổn thương quá nặng nề và không chữa trị kịp thời, sụn mất hoàn toàn chức năng và bị bào mòn gây lộ các đầu xương. Khi này, bệnh nhân gần như không thể di chuyển hoặc cử động ở các ngón chân.
- Chai chân: Các nốt chai chân dần hình thành trên bàn chân, điều này làm người bệnh khó khăn trong việc đi giày dép, bàn chân cũng trở nên kém thẩm mỹ hơn rất nhiều.
Chẩn đoán thoái hóa khớp cổ chân
Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tiến hành thăm khám, chẩn đoán chi tiết để có cách điều trị thích hợp nhất. Cụ thể như sau:
Kiểm tra các biểu hiện lâm sàng, đánh giá mức độ sưng đau ở chân bệnh nhân, thu thập thông tin về thời điểm bắt đầu bị đau, thời gian giữa các đợt bùng phát đau nhức, cổ chân bị đau trong khoảng bao lâu. Bên cạnh đó, các thông tin về tính chất công việc, thói quen sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân cũng sẽ được ghi lại để có đánh giá khách quan nhất.
Sau đó, người bệnh cần thực hiện một số kiểm tra chụp chiếu gồm:
- Siêu âm: Nhằm đánh giá khoảng cách giữa các đầu xương và phát hiện dịch khớp bị tràn khỏi bao.
- Chụp X-quang: Cho kết quả hình ảnh về tình trạng mòn ở lớp sụn khớp cũng như khoảng cách giữa phần sụn và đầu xương.
- Chụp MRI: Giúp quan sát chi tiết hơn những vùng trong khớp chân không thể xem bằng X-quang, qua đây các tổn thương nhỏ nhất sẽ được phát hiện.
- Nội soi khớp: Với kỹ thuật nội soi, các bác sĩ sẽ quan sát được rõ ràng nhất các tổn thương trong khớp, bao gồm cả dây chằng.
- Các kỹ thuật khác: Bệnh nhân có thể cần phải thực hiện thêm xét nghiệm máu, dịch khớp và một số chẩn đoán liên quan khác để cho ra kết luận cuối cùng.
Điều trị thoái hóa khớp cổ chân
Khớp cổ chân được điều trị bằng các biện pháp dùng thuốc cũng như phẫu thuật, vật lý trị liệu. Bệnh nhân thường sẽ áp dụng những hướng sau đây:
Thuốc Tây trị thoái hóa khớp cổ chân
Tây y có nhiều loại thuốc điều trị thoái hóa khớp hiệu quả, giúp bệnh nhân giảm đau cũng như hạn chế viêm nhiễm gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau thông thường: Cho tác dụng đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, không còn xuất hiện các cơn đau về đêm hay khi đi lại, cử động khớp.
- Thuốc chống viêm không Steroid: Dùng rất phổ biến trong các phác đồ chữa trị, vừa cho tác dụng giảm đau, vừa giúp giảm viêm nhiễm và ngăn chặn viêm lan rộng ra bàn chân.
- Nhóm thuốc bôi ngoài da: Giúp giảm đau, giảm viêm sưng tại chỗ, tuy nhiên tác dụng nhất thời, không thể loại bỏ hoàn toàn thoái hóa khớp.
- Thuốc tiêm: Khi bệnh ngày càng tiến triển nặng, người bệnh sẽ cần phải tiêm thuốc trực tiếp vào khớp cổ chân. Thuốc có thể dùng là dạng Hyaluronate Sodium, Corticoid hoặc tế bào gốc, huyết tương giảm tiểu cầu. Tuy vậy, chỉ tiêm khi có liều lượng cụ thể và được tiêm bởi các bác sĩ.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được thực hiện khi bệnh nhân sau thời gian dài dùng thuốc nhưng không có tiến triển tốt, bệnh càng viêm đau hơn, sụn khớp bị hư hỏng nặng và mất chức năng hoạt động. Những kỹ thuật được ứng dụng để mổ gồm:
- Kỹ thuật kéo giãn cổ chân.
- Thay thế toàn bộ khớp cổ chân bằng khớp nhân tạo.
- Thay thế một phần khớp cổ chân.
- Cấy ghép lớp sụn mới nếu phần sụn đã mòn hẳn.
- Cắt bỏ các mô và sụn bị viêm.
Thuốc Đông y
Đông y cũng có khá nhiều bài thuốc cho tác dụng điều trị thoái hóa khớp, ví dụ như:
Bài thuốc số 1:
- Vị thuốc: Đương quy, thương truật, phòng phong, xuyên khung, ngưu tất, phòng kỷ, hoàng bá, thiên niên kiện, quế chi.
- Cách dùng: Thuốc sắc mỗi ngày 1 tháng với 1 lít nước, nước thuốc thu về khoảng 1 bát và uống hết mỗi ngày.
Bài thuốc số 2:
- Vị thuốc: Kê huyết đằng, tần giao, tang ký sinh, tang chi, đương quy, dạ giao đằng, ngưu tất, liên kiều, kim ngân hoa, hoàng kỳ, một dược cam thảo.
- Cách dùng: Thuốc đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ đến khi sôi cạn còn khoảng 1 bát nhỏ. Uống thuốc lúc còn ấm sẽ tốt nhất.
Bài thuốc số 3:
- Vị thuốc: Hy thiêm, uy linh tiên, cam thảo, quế chi, ké đầu ngừa, bạch chỉ, rễ vòi voi, ý dĩ, thổ phục linh.
- Cách dùng: Thuốc cho vào ấm, sắc cùng 6 - 7 bát nước cho đến khi nước thuốc đã cạn còn 2 bát. Bệnh nhân lấy thuốc uống vào các buổi sáng, trưa và tối. Khi thuốc đã nguội sẽ hâm ấm lạ trước lúc uống để đạt công dụng tốt nhất.
Mẹo dân gian
Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có thể sử dụng một số mẹo trong dân gian để làm giảm cơn đau nhức, giúp khớp giảm sưng tấy, cụ thể các cách gồm:
- Lá lốt: Người bệnh chuẩn bị lá lốt, ngâm với nước muối rồi rửa cho sạch sẽ, sau đó cho lá lốt vào cối giã nát cùng một ít muối trắng. Đắp trực tiếp hỗn hợp lên da mỗi ngày 1 lần.
- Rượu tỏi: Dùng một lượng tỏi vừa đủ, bóc hết vỏ rồi rửa sạch, để ráo nước sẽ cho vào bình thủy tinh, thêm rượu ngâm cho ngập. Sau khoảng 10 ngày lấy rượu để xoa bóp cổ chân.
- Lá mơ lông: Sử dụng một nắm lá mơ lông, ngâm với nước muối rồi rửa sạch hết bụi bẩn. Cho lá vào cối giã nát, thêm một chút nước lọc để ép lấy phần nước cốt và uống hết trong ngày.
Bài tập chân
Để hỗ trợ giảm cơn đau một cách tốt nhất, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ hướng dẫn một số bài tập chân như sau:
- Quay cổ chân: Bệnh nhân chuẩn bị ở tư thế nằm ngửa, kỹ thuật viên sẽ giữ gót chân và tay còn lại giữ phía đầu bàn chân để xoay mỗi lần 2 - 3 lượt, tiếp đó đẩy từ từ bàn chân hướng về ống chân rồi lại duỗi chân hết cỡ.
- Lắc cổ chân: Kỹ thuật viên sẽ ôm lấy hai cổ chân của bên nhân, phần ngón tay cái ôm vào mắt cá, gốc tay đẩy gót chân vào trong sau đó vòng ra bên ngoài. Mỗi lần thực hiện 2 - 3 lượt.
- Kéo giãn cổ chân: Vẫn ở tư thế nằm thẳng, kỹ thuật viên giữ gói chân bệnh nhân, một tay nắm cả phần bàn chân và kéo về phía dưới giúp cho cổ chân có thể kéo giãn hiệu quả. Liên tục đổi bên sau mỗi 2 - 3 lượt.
Phòng tránh thoái hóa khớp cổ chân
Thoái hóa khớp cổ chân có thể phòng ngừa được khi áp dụng những biện pháp chăm sóc sau:
- Nên tránh việc khuân vác, bưng bê đồ nặng khiến cơ thể nhiều áp lực, đặc biệt vùng khớp cổ chân. Đối với những người bắt buộc phải làm công việc nặng nhọc, cần có các thao tác massage, xoa bóp vào cuối ngày để giúp khớp xương được thư giãn.
- Nên ngâm chân với nước muối hoặc các loại dược liệu, kết hợp massage là cách để tăng cường lưu thông máu ở chân, hạn chế các biểu hiện nhức mỏi khi vận động nhiều.
- Nên sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất, vitamin, đặc biệt là canxi để xương khớp luôn được khỏe mạnh, hạn chế thiếu hụt dưỡng chất làm xương ngày càng yếu và dễ suy thoái hơn. Hạn chế dùng các loại chất kích thích để không làm giảm lượng canxi ở trong xương.
- Nên tập luyện thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày để xương khớp luôn dẻo dai, linh hoạt, dịch khớp bôi trơn tốt cho các khớp xương. Có thể đi bộ vào sáng sớm, đạp xe, tập yoga,... Tránh các bộ môn có cường độ mạnh, quá mức thể lực chịu đựng được.
- Có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, cần tham khảo sự tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia để đảm bảo có sự phù hợp nhất với cơ thể.
- Với những người cao tuổi, nên đi bộ mỗi ngày và đi ở đường bằng phẳng, vì lúc này xương khớp đã yếu hơn nên cần tránh vận động mạnh. Ngoài ra, nên uống thêm một số loại sữa tốt cho sức khỏe xương khớp để tăng cường bổ sung dưỡng chất.
- Nếu có các bệnh lý liên quan tới sức khỏe xương khớp, cần nhanh chóng điều trị dứt điểm. Càng chậm trễ càng làm bệnh nhân tăng nguy cơ bị thoái hóa và xảy ra nhiều loại biến chứng khác.
Thoái hóa khớp cổ chân là bệnh lý có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, cần áp dụng các biện pháp chữa trị khoa học, đúng cách, thực hiện đúng với liệu trình đã được hướng dẫn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải tái khám định kỳ, không tự ý mua các loại thuốc trôi nổi ngoài thị trường về sử dụng. Nếu thấy có các cơn đau bất thường, khớp chân đột nhiên có dấu hiệu chuyển xấu cần nhanh chóng thông báo với các bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!