Gai cột sống là căn bệnh khi mới hình thành không có biểu hiện đi kèm. Nhưng tình trạng ngày càng trở nặng, gai đã chèn ép đến dây thần kinh mới xuất hiện những đau đớn. Nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí bại liệt.
Gai cột sống là bệnh gì?
Gai cột sống là một dạng bệnh lý của thoái hóa cột sống, xảy ra khi cơ thể già đi, mất nước và độ ẩm khiến đĩa đệm bị bào mòn, dây chằng cố định bị lỏng lẻo. Khi này cơ thể sẽ sản sinh các mấu xương (gai xương) ở phía ngoài và hai bên cột sống. Nhằm giữ chắc khung xương và giảm áp lực. Tuy nhiên lâu dần mấu xương hình thành quá mức, gây gai cột sống.
Tình trạng gai có thể xuất hiện trên nhiều vị trí, nhưng thường thấy nhất là ở cột sống cổ và gai cột sống lưng.
Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống nếu không được phát hiện và có những giải pháp điều trị kịp thời.
Những nguyên nhân gây bệnh gai cột sống
Cố sống là vị trí phải chịu rất nhiều áp lực và tình trạng gai cột sống có thể bắt nguồn từ nhiều căn nguyên khác nhau. Biết rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bị gai cột sống có những biện pháp điều trị đúng nhất:
Canxi tích tụ
Quá trình thoái hóa tự nhiên khiến một phần xương bị bào mòn, lâu ngày dẫn đến sự dư thừa và tích tụ canxi dưới dạng calcipyrophosphat, khiến gai xương phát triển. Người bệnh cần phân biệt sự khác nhau giữa canxi ở dạng calcipyrophosphat và canxi bổ sung cho hệ xương khớp là hoàn toàn khác nhau.
Chấn thương cột sống
Khi va chạm, cọ xát quá mức sẽ khiến cột sống bị chấn thương. Gai cột sống sẽ từ đó hình thành song song quá trình xương tự phục hồi. Chẳng hạn như khi bị tổn thương, cơ thể sẽ tăng tiết hàm lượng canxi vào vị trí tổn thương để tái phát triển bộ phận mất đi. Nhưng khi tăng tiết quá mức, vô tình khiến gai xương phát triển theo.
Tuổi tác
Càng về già, cơ thể con người càng lão hóa nhanh, quá trình chuyển hóa cũng vì thế mà hạn chế, hệ thống khung xương cũng suy yếu theo. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng gai cột sống chủ yếu gặp ở người già.
Thói quen sinh hoạt
Một trong những nguyên nhân khác gây gai cột sống là do thói quen vận động, sinh hoạt sai cách liên tục trong 1 thời gian dài. Người phải làm việc quá sức, tập luyện không đúng cách, nhân viên văn phòng ngồi nhiều có nguy cơ mắc bệnh gai cột sống rất cao.
Bởi đặc thù của những người này phải ngồi một chỗ không vận động, cúi người khom lưng, hoạt động đột ngột,... khiến cột sống bị chèn ép, gây gai.
Một số nguyên nhân khác
- Mắc các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp dạng thấp, gout, viêm gân cơ, xẹp đĩa đệm cột sống,....
- Thừa cân béo phì
- Sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,....
Những ai có nguy cơ mắc gai cột sống?
Gai cột sống có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là nhóm đối tượng sau:
- Người lao động nặng nhọc, làm việc, ngủ nghỉ, đứng sai tư thế.
- Người đã có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp như: Chấn thương sụn khớp, viêm cột sống mãn tính.
- Người thừa cân béo phì
- Người thường xuyên sử dụng những chất kích thích có hại cho cơ thể như: rượu bia, thuốc lá, khí cười,ma túy,...
- Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn phụ nữ.
- Người già: do quá trình lão hóa tự nhiên của cột sống và lắng đọng canxi.
Tất cả các triệu chứng của bệnh? Khi nào nên gặp bác sĩ
Những trường hợp bị gai cột sống hiện nay chủ yếu là ở vùng cổ và lưng. Mỗi vị trí sẽ có những triệu chứng riêng.
Triệu chứng gai cột sống cổ
Những cơn đau do gai cột sống gây ra thường là ê ẩm vùng vai gáy, khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi vận động cổ. Nếu để lâu ngày không chữa trị có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt.
- Đau cứng cổ từng cơn liên tục, cử động nhẹ cũng thấy đau.
- Đau nhức xuống vùng bả vai, vai gáy
- Cổ cứng khi thức giấc, khó khăn hoặc không thể xoay cổ.
- Ngón tay, cánh tay tê ngứa.
- Đau đầu, đau nửa đầu, đau đỉnh đầu, đi kèm với đó là mất ngủ, buồn nôn, mệt mỏi, đầu óc căng thẳng.
- Bại liệt một hoặc cả hai cánh tay.
Triệu chứng gai cột sống thắt lưng
Triệu chứng điển hình của gai cột sống lưng là những cơn đau vùng thắt lưng. Mức độ và tần suất đau sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Ngoài ra còn có thêm một số triệu chứng khác như:
- Cơn đau tập trung tại vùng thắt lưng, sau đó lan rộng xuống đến hông, mông, háng, cổ chân,....
- Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài suốt 6 tuần nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Người bệnh đau khi vận động: cúi người, khom lưng, bê đồ nặng, ngồi nguyên một tư thế quá lâu, xoay người,...
Gai cột sống để càng lâu sẽ càng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì thế, nếu xuất hiện những biển hiện sau, người bệnh nên đến gặp ngay bác sĩ để được hỗ trợ:
- Cơn đau đã kéo dài 1 tuần mà không thuyên giảm, ngay cả khi đã dùng thuốc.
- Các cơn đau lưng, cổ lan dần xuống những vị trí khác như tay, chân, vai gáy,...
- Vận động, đi lại khó khăn.
- Rối loạn đại tiện, mất cảm giác ở một vài vị trí.
Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không? Có điều trị được không?
Gai cột sống là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh, giảm khả năng vận động, thậm chí gây tàn phế nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.
Nói về mức độ nguy hiểm, lương y Đỗ Minh Tuấn - Cố vấn y khoa, giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường chia sẻ: “Gai cột sống gây ảnh hưởng lớn nhất chính là những cơn đau người bệnh phải chịu. Khi cử động, cơn đau sẽ gây căng cứng ở vùng thắt lưng lan xuống hông hoặc gây tình trạng đau nửa đầu, buồn nôn mất ngủ. Từ đó hệ lụy thêm nhiều bệnh lý khác như mất ngủ, căng thẳng.
Đặc biệt với gai cột sống cổ, các rễ thần kinh bị chèn ép, gây đau, tê tay lan xuống vùng vai, cánh tay,... lâu dần biến chứng vẹo, gù cột sống, teo cơ ở tay hoặc chân.”
Một số biến chứng có thể kể đến nếu gai cột sống không được điều trị kịp thời là:
- Huyết áp không ổn định: Gây rối loạn huyết áp, có thể tăng cao hoặc xuống thấp, gia tăng các bệnh hô hấp.
- Thoát vị đĩa đệm: Dây thần kinh chèn ép quá sâu vào rễ thần kinh, lâu ngày gây thoái hóa, phát triển thành thoát vị đĩa đệm. Nếu không trị kịp thời có thể bị teo cơ, bại liệt.
- Rối loạn tiền đình: Biến chứng chủ yếu xảy ra với gai cột sống cổ, do lượng máu và oxy bơm lên não bị hạn chế, gây ra tình trạng rối loạn tiền đình.
- Bại liệt, mất khả năng lao động: Đây là biến chứng nặng nhất, xảy ra nếu thần kinh cột sống bị gai chèn ép quá lâu, dây thần kinh mất dần chức năng vận động, không thể truyền tin đến trung khu xử lý, gây bại liệt.
Cũng theo lương y Tuấn chia sẻ thêm, gai cột sống là hệ quả của quá trình cơ thể lão hóa, do vậy không có cách nào điều trị khỏi 100%. các phương pháp hiện nay đang áp dụng hầu hết là giảm đau, sau đó làm giảm, kìm hãm sự phát triển của bệnh.
Những phương pháp chẩn đoán bệnh gai cột sống
Khi phát hiện triệu chứng của gai cột sống, người bệnh có thể được chuyên gia xương khớp yêu cầu thực hiện những phương pháp chẩn đoán sau:
- Xét nghiệm điện học: Kiểm tra tốc độ thần kinh gửi tín hiệu về não, hay các bộ phận khác như chân, tay,... Dựa vào đó xác định mức độ phản xạ cũng như tổn thương của dây thần kinh cột sống và loại trừ những nguyên nhân không liên quan.
- Chụp X-quang: Giúp chuyên gia có cái nhìn bao quát về hệ thống cột sống, phát hiện và đánh giá mức độ xương bị hư tổn: mất sụn, sự thay đổi khớp, quá trình hình thành gai.
- Xét nghiệm máu: Phát hiện và loại trừ các nguyên nhân gây đau cột sống.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Hình ảnh chi tiết về sự biến chuyển của cấu trúc xương sống.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kiểm tra đĩa sụn và dây thần kinh có tổn thương không, mức độ chèn áp của dây thần kinh.
- Myelogram: Loại CT scan đặc biệt, thuốc cản quang sẽ được tiêm vào ống ống. Khi chụp tủy sống và rễ thần kinh sẽ hiển thị rõ ràng hơn, từ đó xác định mức độ tổn thương.
Những giải pháp điều trị gai cột sống phổ biến hiện nay
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn cho hay: Gai cột sống là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, dù muốn hay không cũng không thể ngăn cản quá trình này. Những phương pháp điều trị giảm thời gian và tác động của bệnh này có thể kể đến như: Vật lý trị liệu, dùng thuốc, phẫu thuật.
Dùng thuốc
Nếu ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp bảo tồn là dùng thuốc, để giảm nhẹ cơn đau, tê bì chân tay, nhức mỏi, khó chịu.
Người bệnh có thể lựa chọn thuốc tây hoặc đông y để can thiệp vào tình trạng bệnh hoặc kết hợp cả 2 để có kết quả cao nhất. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần được kê đơn theo chỉ dẫn của bác sĩ, lương y có chuyên môn.
Người bệnh TUYỆT ĐỐI không sử dụng bừa bãi, tự ý mua thuốc về uống, dùng quá liều lượng. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Nhờn thuốc, ngộ độc, tác dụng phụ,....
Đối với những người lựa chọn điều trị bằng đông y, người bệnh cần kiên trì, sử dụng trong một thời gian dài. Bởi đông y phần lớn là từ thảo dược thiên nhiên, hiệu quả tuy chậm nhưng an toàn, lành tính, điều trị sâu từ bên trong và phục hồi dần dần. Còn Tây y cơn đau giảm nhanh, nhưng chỉ là trị phần ngọn, hiệu quả nhanh nhưng cũng nhanh tái phát.
Tùy vào mong muốn và thực trạng mà bệnh nhân cần cân nhắc phù hợp.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu - điều trị không dùng thuốc là phương pháp nhiều người lựa chọn để điều trị các vấn đề về cột sống. Phương pháp này giúp phòng bệnh, điều trị gai cột sống, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe. Một số biện pháp như:
- Mát - xa
- Vật lý trị liệu tia hồng ngoại, sóng ngắn
- Điện xung
- Tập luyện phục hồi chức năng
Người bệnh có thể tập luyện thêm một vài bài tập chữa gai cột sống khác tại nhà. Tuy nhiên nên chọn những động tác nhẹ nhàng, an toàn mà vẫn đảm bảo kéo giãn cột sống, giảm đau, thông kinh mạch.
Phẫu thuật
Phẫu thuật loại bỏ gai cột sống là phương pháp cuối cùng bác sĩ sẽ chỉ định nếu không điều trị bằng những cách khác. Mổ lấy gai thông thường được chỉ định cho những trường hợp nặng, gai đã chèn ép tủy, dây thần kinh, làm hẹp ống tủy.
Ngoài ra, những trường hợp khác có thể được đề xuất mổ gai cột sống là:
- Xương gai chèn ép mô mềm khiến vùng da ngoài sưng viêm đau đớn.
- Gai khiến rối loạn thần kinh thực vật, mất kiểm soát đại tiểu tiện.
- Điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu trong suốt 6 tháng nhưng không khỏi.
Dù là phương pháp nào đi nữa, để kết quả điều trị đạt được cao nhất, người bệnh cần thực hiện đúng phác đồ đã đề ra, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống. Giữ lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục phù hợp với cơ thể, có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Những điều này sẽ tác động rất nhiều đến kết quả và quá trình phục hồi của cột sống.
Để hạn chế những mắc bệnh gai cột sống, người bệnh cần chủ động trong việc phòng tránh. Có thể kể đến những phương pháp sau:
- Chú ý điều chỉnh tư thế ngồi, ngủ, không đứng quá lâu ở những tư thế gây hại cho cột sống.
- Quan tâm đến cân nặng. Nếu đang bị béo phì hãy tìm cách giảm cân từ từ, hạn chế tối đa áp lực lên cột sống.
- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn. Lựa chọn những hoạt động có lợi cho xương khớp, tránh những động tác quá sức gây tổn thương hệ thống xương khớp.
- Lựa chọn đệm nằm ngủ mềm vừa phải, không quá cứng, không ngủ trên bàn, không nằm võng.
- Hạn chế những công việc nặng nhọc quá sức gây tổn thương cột sống.
- Có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Đi khám định kỳ 6 tháng/1 lần
Bên cạnh những phương pháp điều trị kể trên, người bệnh cần kết hợp với một chất độ ăn uống hợp lý, để tăng cường hiệu quả của thuốc, hạn chế cơn đau:
Những thực phẩm cần kiêng
Thịt đỏ, nội tạng động vật: Đây là một trong những nguyên nhân gây sưng viêm và suy giảm hàm lượng canxi ở khớp xương. Vì thế, người bệnh bị gai cột sống nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này.
Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn nhiều dầu mỡ: Những loại thức ăn này chứa nhiều cholesterol và đạm, gây tình trạng khó tiêu, khiến thận làm việc quá tải và ảnh hưởng cấu trúc xương, kích thích gai cột sống hình thành.
Đồ có ga, cồn: Lượng acid uric máu sẽ tăng cao nếu người bệnh sử dụng quá mức và thường xuyên nhóm thực phẩm này. Đẩy nhanh quá trình hình thành gai và gia tăng mức độ đau đớn.
Đồ ăn mặn, nhiều ngọt: Muối khiến cơ thể tích nước, tăng trọng lượng cơ thể, gây áp lực lên cột sống, gây sưng viêm. Đồ ngọt khiến thừa cân béo phì, tác động tương tự như muối.
Những thực phẩm nên sử dụng
Thực phẩm giàu canxi: Mặc dù sự lắng đọng canxi là nguyên nhân gây bệnh gai cột sống, Tuy nhiên đây và việc cơ thể đào thải tự nhiên, bệnh nhân vẫn cần bổ sung canxi cho cơ thể. Canxi là chất giúp hệ thống xương trở nên chắc khỏe, hỗ trợ làm lành những thương tổn, sụt lún do gai cột sống gây nên. Nhóm thực phẩm giàu canxi có thể kể đến: Hải sản (cua, tôm, cá, ghẹ,...), sữa, phomai, các loại hạt,...
Bổ sung vitamin C: Vitamin C được đánh giá có tác dụng trong việc giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, nhóm chất này còn thúc đẩy quá trình tổng hợp và sản sinh collagen, tái tạo liên kết bền chặt cho xương khớp.
Bổ sung vitamin D: Vitamin D sẽ như chất xúc tác, tăng cường chuyển hóa canxi trong cơ thể. Chất này có nhiều trong trứng, nấm, cá hồi, lòng đỏ trứng,....
Thực phẩm giàu omega 3: Tương tự vitamin C, Omega 3 giúp giảm đau tiêu viêm cho những bị gai cột sống, đồng thời nâng cao sức khỏe, tái tạo lại sụn khớp. Người bệnh có thể bổ sung qua các thực phẩm như: quả bơ, hạt óc chó, cá hồi, các loại cá,....
Gai cột sống không phải là căn bệnh của tuổi già. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng, độ tuổi, ngành nghề nào. Bệnh thông thường chỉ được phát hiện khi người bệnh đã xuất hiện những cơn đau, khả năng vận động bị ảnh hưởng. Để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, tránh tác động xấu đến cơ thể, mỗi người cần chú trọng vào sức khỏe bản thân, đi khám định kỳ tối thiểu 1 năm/1 lần.
Người bệnh có thể liên hệ tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được khám bệnh, tư vấn MIỄN PHÍ.
Thông tin nhà thuốc Đỗ Minh Đường:
- Hotline: 0963 302 349 – 0938 449 768
- Website: dominhduong.com hoặc dominhduong.org
- Fanpage: nhathuocdominhduong
- Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình
- Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!