Đau khớp gối là tình trạng bất cứ ai cũng từng gặp phải một vài lần. Tuy nhiên, các cơn đau có thể xuất phát từ các tác động bên ngoài hoặc do bệnh lý gây ra, không thể chủ quan xem nhẹ khi diễn ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng. Người bị nên tìm hiểu kỹ các nguyên nhân gây đau nhức, biện pháp khắc phục và bảo vệ sức khỏe khớp gối một cách tốt nhất.
Định nghĩa đau khớp gối
Đau khớp gối là tình trạng chỉ trung các cơn đau xảy ra ở gối do các tác động từ bên trong hoặc yếu tố môi trường ngoài ảnh hưởng. Bệnh nhân có thể đau nhức bởi tổn thương sụn, đầu xương, dây chằng, dịch bôi trơn hay mô mềm,... tùy vào nguyên nhân khởi phát. Đầu gối cũng là nơi nâng đỡ trọng lượng cơ thể và luôn phải hoạt động hàng ngày, từ đó cũng có nguy cơ bị đau nhức cao hơn những vị trí xương khớp khác.
Hiện nay, đau đầu gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả người cao tuổi và người trẻ, không có sự phân chia rõ ràng về giới tính.
Nguyên nhân đau khớp gối
Đau khớp gối là vấn đề xảy ra bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sự tác động bởi các chấn thương, bệnh lý hoặc do sự thay đổi của phần cơ xương ở từng người.
Cơ xương khớp
Khi hệ thống cơ xương khớp xảy ra bất thường, bệnh nhân sẽ xuất hiện các cơn đau nhức ở đầu gối, cụ thể gồm:
- Vụn xương: Các mảnh xương, mảnh sụn sinh ra từ quá trình lão hóa hoặc chấn thương bị lọt vào bao hoạt dịch, làm hạn chế quá trình khớp nối đầu xương cử động dẫn tới đau nhức, khớp gối bị cứng và người bị khó vận động.
- Trật xương bánh chè: Xương bánh chè bị chệch khỏi trục cố định ban đầu kéo theo các sai lệch khác trong hệ thống khớp gối, từ đó hình thành cơn đau nhức vô cùng khó chịu.
- Dải chậu chày: Là một hội chứng gây đau khớp gối do các mô liên kết ở đầu gối và đùi phát triển và hoạt động mất kiểm soát. Thậm chí cơn đau có thể lan rộng ra khắp vùng xung quanh đầu gối.
- Dáng đi: Khi dáng đi bị thay đổi do các cơn đau ở vùng hông hoặc đau cẳng chân, khớp gối sẽ bị tác động gây ra đau nhức vì đang không được hoạt động đúng với tư thế chuẩn.
Chấn thương va chạm
Chấn thương, va chạm cũng là một trong những nguyên do gây đau khớp gối, bao gồm đau cả dây chằng, gân, mô cơ, xương và sụn. Có những trường hợp phổ biến nhất gồm:
- Gãy xương: Là tổn thương nặng nề ở đầu gối và mất nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân bị vỡ bánh chè, gãy đầu xương, vỡ sụn khớp. Đặc biệt nếu không chữa trị sớm có thể gây ra dị tật ở đầu gối.
- Viêm gân bánh chè: Nếu bánh chè bị tác động gây vỡ, mòn hay các dạng tổn thương khác, phần gân ở vị trí này cũng chịu tác động tiêu cực và dẫn tới các cơn đau nhức.
- Rách sụn chêm: Ở đầu gối có một lớp sụn chêm với vai trò tương tự một đệm giảm xóc khi chúng ta thực hiện các vận động. Tuy nhiên, vì một nguyên do nào đó làm lớp sụn bị rách sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng hoạt động ở gối, người bệnh đau nhức dù chỉ đứng một chỗ.
- Tổn thương ALC: ALC là dây chằng chéo trước, nếu bị giãn hoặc đứt, bệnh nhân lập tức xuất hiện các cơn đau đớn, co rút nặng nề.
- Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch bị viêm nhiễm, bị vỡ sẽ làm dịch khớp tràn ra các cơ quan xung quanh. Khi này, bệnh nhân khó tránh khỏi các đợt đau nhức.
Bệnh lý tại khớp
Đau khớp gối cũng xảy ra khi bệnh nhân mắc phải một trong những bệnh lý sau đây:
- Viêm khớp dạng thấp: Khớp gối bị viêm do hoạt động của hệ miễn dịch quá mạnh, gây nhầm lẫn trong việc xác định các yếu tố gây bệnh tại khớp gối.
- Nhiễm trùng khớp: Khớp gối bị nhiễm trùng và hình thành viêm khớp, đầu gối nhanh chóng sưng đau, ửng đỏ và nóng rát. Đây là thể đau khớp gối tương đối nghiêm trọng.
- Thoái hóa khớp: Khớp gối bị thoái hóa do tuổi tác, lao động, vận động sai cách hay cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Bệnh nhân bị đau đầu gối và giảm khả năng vận động rõ rệt.
- Gout và giả gout: Bệnh lý gout hoặc tình trạng giả gout tạo ra các gai xương, đâm trực tiếp vào sụn, mô mềm, đầu xương chân và sẽ kéo cơn đau lên tới cả đầu gối.
Đối tượng đau khớp gối
Những đối tượng có nguy cơ bị đau khớp gối nhất gồm:
- Trường hợp bị thừa cân, béo phì lâu năm.
- Bệnh nhân bị các chấn thương hoặc bệnh lý tại khớp gối.
- Những người làm việc văn phòng hoặc lao động nặng nhọc, vận động viên thể thao.
- Người trung niên, cao tuổi.
Triệu chứng đau khớp gối
Đau khớp gối sẽ có nhiều biểu hiện mức độ đau khác nhau, trong đó những triệu chứng thường gặp nhất là:
- Đau toàn bộ đầu gối: Phần đầu gối bị đau nhức ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, ngay cả khi không vận động hay bê vác đồ vật nặng. Đặc biệt các cơn đau dễ xuất hiện hơn khi thời tiết thay đổi thất thường. Cũng có những trường hợp người bệnh khi thư giãn sẽ thấy đau nhức giảm đi rõ rệt.
- Chỉ bị đau một bên: Có không ít bệnh nhân chỉ bị đau ở một bên khớp gối, cơn đau thậm chí chạy dọc theo cẳng chân, lan xuống bàn chân khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ngại di chuyển, vận động. Mức độ đau cũng dần tăng cao và có thể xuất hiện thêm triệu chứng nóng đỏ và sưng phù ở đầu gối.
- Cứng khớp: Ngoài cảm giác đau nhức, khớp gối còn bị co cứng, khó thực hiện các động tác co duỗi, đặc biệt khi trong nhiều giờ liên tục bệnh nhân không cử động đầu gối. Đồng thời, tình trạng này cũng dễ xuất hiện hơn vào buổi sáng khi bệnh nhân mới ngủ dậy, phải mất một lúc xoa bóp để có thể đi lại bình thường.
- Tê mỏi gối: Trường hợp tê mỏi thường xảy ra khi ngồi một chỗ lâu, bệnh nhân sẽ lập tức bị tê mỏi không thể giữ thăng bằng khi đứng dậy. Các trường hợp này xảy ra ở cả người già và người trẻ tuổi.
- Đau nhức khi cử động co duỗi: Một số bệnh nhân bị đau nhức khi thực hiện các thao tác co hoặc duỗi đầu gối. Các cơn đau nhói và đến bất chợt khiến người bệnh rất ngại vận động, chỉ muốn ngồi hoặc nằm yên một chỗ.
- Đau bất chợt về đêm: Bệnh nhân có thể bị đau khớp gối đột ngột giữa đêm, làm gián đoạn giấc ngủ và trằn trọc không dứt. Các cơn đau có thể diễn ra trong vài phút hoặc kéo dài tới nhiều giờ dù đầu gối không có thêm triệu chứng bất thường nào khác.
Biến chứng đau khớp gối
Tình trạng đau khớp gối có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy không phải trường hợp nào cũng có nguy cơ gây ra biến chứng nhưng không thể chủ quan xem nhẹ. Đặc biệt nếu cơn đau khởi phát từ các chấn thương, bệnh lý tại khớp, bệnh nhân có thể bị hư hỏng nặng khớp gối, sụn, đầu khớp và các dây chằng, gân bao quanh có thể mất chức năng hoàn toàn, gây ra bại liệt, biến dạng khớp gối. Khi này, bệnh nhân trực tiếp mất khả năng vận động và lao động.
Chẩn đoán đau khớp gối
Đau khớp đầu gối sẽ được chẩn đoán bằng các biện pháp lâm sàng, chụp chiếu và xét nghiệm như sau:
Thăm khám lâm sàng: Các bác sĩ ghi lại những dấu hiệu lâm sàng của người bệnh, đánh giá một số yếu tố đi kèm gồm:
- Vị trí đau nhức, mức độ đau, thời gian diễn biến của mỗi đợt đau nhức.
- Tầm vận động của khớp gối.
- Mức độ sưng đỏ quanh đầu gối.
Chiếu chụp:
- Siêu âm: Nhằm lấy hình ảnh của các khe khớp, lớp màng hoạt dịch, sụn khớp có bề dày thế nào, có dấu hiệu của gai xương hay tràn vỡ dịch hay không.
- Chụp X-quang: Nhận biết gai xương và các vết gãy xương, rạn nứt xương.
- Chụp CT: Cũng có tác dụng thu về hình ảnh quan sát chi tiết tại khớp gối để phát hiện những bất thường.
- Chụp MRI: Đánh giá chi tiết hơn những tổn thương xuất hiện ở dây chằng, gân, sụn và bao hoạt dịch.
Xét nghiệm: Bệnh nhân được chỉ định thực xét nghiệm máu để loại trừ nguyên nhân đau khớp gối do viêm nhiễm. Trong đó các chỉ số được quan tâm nhất gồm: Công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C.
Kiểm tra dịch khớp: Dịch khớp gối sẽ được hút ra kiểm tra để có kết quả phân tích chi tiết nhất, nhằm xác định nguyên nhân gây ra đau khớp gối.
Điều trị đau khớp gối
Đau khớp gối được chữa trị bởi nhiều biện pháp và liệu trình khác nhau, bên cạnh đó cũng còn phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát. Hiện nay, những hướng điều trị có thể áp dụng gồm:
Thuốc Tây
Chữa đau khớp gối bằng thuốc Tây có vô số loại khác nhau, chủ yếu sẽ là thuốc giảm đau, giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa biến chứng. Trong đó gồm có:
- Nhóm thuốc giảm đau chống viêm khớp gối NSAIDs: Cho tác dụng đẩy lùi cơn đau, ngừa viêm nhiễm khớp gối và viêm dịch khớp. Tác dụng tương đối nhanh và rõ rệt.
- Thuốc kháng sinh, chống thấp khớp: Kê đơn tùy theo tình trạng thực tế của bệnh nhân để tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng khớp.
- Thuốc tiêm: Sử dụng chủ yếu cho trường hợp đau nhức nghiêm trọng. Thuốc được tiêm trực tiếp vào khớp gối để người bệnh có thể cảm thấy dễ chịu hơn, cải thiện khả năng vận động ở khớp. Thuốc tiêm thường dùng có Axit Hyaluronic, Corticoid và PRP.
Vật lý trị liệu
Biện pháp vật lý trị liệu hỗ trợ tốt cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị, giúp giảm tải áp lực tại khớp gối, thư giãn dây chằng và gân cốt. Phương pháp này cần thực hiện với sự hướng dẫn và giám sát của các bác sĩ, kỹ thuật viên theo từng phác đồ tập luyện riêng.
Thông thường, người bệnh sẽ thực hiện vật lý trị liệu thụ động và trị liệu tích cực để có thể đạt kết quả tốt nhất.
Phẫu thuật trị đau khớp gối
Phẫu thuật là giải pháp điều trị khi các loại thuốc không cho tác dụng tốt và khớp gối đã tổn thương quá nghiêm trọng, không còn khả năng phục hồi.
- Phẫu thuật nội soi: Sử dụng thiết bị có gắn đầu camera siêu nhỏ để đi vào khu vực tổn thương ở đầu gối, tiến hành khắc phục các tổn thương và loại bỏ các yếu tố gây hại ở khớp. Các phần mô, gân, dây chằng và sụn khớp sẽ phục hồi chức năng về như ban đầu.
- Thay toàn bộ gối: Áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân đã bị hư hỏng toàn bộ gần gối, cắt bỏ đi những phần xương khớp mất chức năng và thay thế bằng vật liệu nhựa hoặc kim loại tùy theo tình hình thực tế.
- Thay một phần khớp gối: Một phần nhỏ ở khớp gối sẽ được thay thế nhân tạo tương tự như kỹ thuật thay toàn bộ khớp gối. Tuy nhiên diện tích xâm lấn ở phương pháp này sẽ ít hơn.
- Cắt bỏ xương: Khi xương khớp gối có dấu hiệu cong vẹo, thay đổi cấu trúc sẽ được chỉ định cắt bỏ một phần để đưa các phần về đúng với trục ban đầu.
Thuốc Đông y
Đông y điều trị đau khớp gối với nhiều liệu trình thuốc từ các dược liệu quý, có thể kể tới như:
Bài thuốc số 1:
- Vị thuốc: Tri mẫu, Hải đồng bì, Quế chi, Nhẫn đông đằng, tang chi, Phòng phong, Bạch thược.
- Cách dùng: Thuốc rửa sạch rồi đem đi sắc cho tới khi cạn còn khoảng 1 bát con. Nước thuốc chia 2 - 3 bữa uống đều đặn mỗi ngày.
Bài thuốc số 2:
- Vị thuốc: Xuyên khung, Thục địa, Phòng phong, Hoàng kỳ, Khương hoạt, Phụ tử, Bạch thược, Đỗ trọng, Đảng sâm, Ngưu tất.
- Cách dùng: Thuốc sắc cùng 1 lít nước, khi cạn còn ⅓ sẽ chắt ra uống lúc thuốc còn ấm để có hiệu quả cao.
Bài thuốc số 3:
- Vị thuốc: Tang ký sinh, Sinh địa, Xuyên khung, Vân quy, Tần giao, Phòng phong, Cỏ xước, Phục linh, Mộc miên, Nhân sâm, Tang ký sinh, Chích thảo, Nhục quế, Tế tân.
- Cách dùng: Cho thuốc vào ấm sắc chung 1 lít nước và thu về 1 bát con. Uống thuốc đều đặn 3 bữa mỗi ngày.
Mẹo dân gian
Có một số mẹo giảm đau nhức khớp gối hiệu quả trong dân gian với cách thực hiện tương đối đơn giản như:
- Gừng: Rửa sạch 1 củ gừng, thái thành miếng và đem giã nát. Ngâm gừng với rượu trong bình thủy tinh đậy kín nắp, sau 1 tháng sẽ lấy rượu ra để xoa bóp đầu gối mỗi ngày 2 lần.
- Nghệ: Dùng 1 thìa tinh bột nghệ, thêm vào 1 thìa dầu dừa và 1 lòng đỏ trứng gà, trộn đều và ăn trực tiếp mỗi ngày 1 lần.
- Ngải cứu: Rửa một nắm ngải cứu, giã nát hoặc xay nhuyễn rồi ép nước cốt, thêm vào 1 thìa mật ong để uống 2 lần trong ngày.
Phòng tránh đau khớp gối
Để hạn chế tình trạng đau khớp gối, nên có các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ. Có thể tham khảo một số cách chống bệnh sau:
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B, E, C, D, các khoáng chất canxi, magie, kali và nhiều dưỡng chất quan trọng khác cho sức khỏe của xương khớp.
- Có tư thế ngồi làm việc hợp lý, nên đứng dậy vận động thường xuyên với các thao tác thư giãn gân cốt để giảm đau mỏi xương khớp.
- Tập luyện thể dục thể thao phù hợp với khả năng của bản thân, khởi động kỹ càng trước lúc tập luyện.
- Có thể đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga để tăng cường sự chắc khỏe, dẻo dai cho khớp xương.
- Duy trì cân nặng phù hợp để không xảy ra béo phì hoặc tăng cân quá nhanh.
- Nếu xảy ra các chấn thương ở xương khớp, cần nhanh chóng điều trị dứt điểm giúp hạn chế tối đa biến chứng.
- Nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế dùng chất kích thích hay các đồ uống có cồn vì đây là yếu tố dễ gây thiếu hụt canxi trong xương.
Đau khớp gối là chứng bệnh có thể gây ra nhiều cản trở trong các hoạt động sinh hoạt và lao động hàng ngày của bệnh nhân. Do đó, cần sớm có các biện pháp điều trị triệt để, tuân thủ đúng phác đồ và sự hướng dẫn chăm sóc cơ thể từ bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc về chữa tại nhà dễ gây ra tác dụng phụ hoặc làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!