Đau vai gáy là các cơn đau nhức chạy khắp vùng cổ - vai - gáy khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong các cử động đơn giản hàng ngày. Bệnh lý này có thể tiến triển mạnh hơn và gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời.
- 05/11/2023 | Top 7 Thuốc Đau Vai Gáy Của Nhật Bản Hiệu Quả Cao
- 07/10/2023 | 7 Địa Chỉ Khám Đau Vai Gáy Ở Hà Nội Uy Tín Đừng Bỏ Qua
Định nghĩa đau vai gáy
Đau vai gáy là tình trạng đau nhức thường gặp, xuất hiện ở vùng vai gáy và khu vực cổ bởi nhiều yếu tố tác động. Mức độ đau cũng có sự khác biệt ở mỗi bệnh nhân, tuy nhiên có đặc điểm khá nổi bật là cơn đau rất dễ khởi phát vào buổi sáng.
Về lâu dài, đau vai gáy sẽ có xu hướng tăng mạnh, cơn đau ngày càng dữ dội hơn và số lần xuất hiện cũng nhiều hơn. Bệnh nhân bị hạn chế không ít trong các cử động cúi đầu, ngửa cổ, xoay cổ.
Có thể phân chia đau vai gáy thành dạng đau cấp tính và mãn tính:
- Đau cấp tính: bệnh nhân chủ yếu khởi phát cơn đau bởi chấn thương, mang vác đồ nặng, nằm ngủ kê gối quá cao, ngủ gục trên bàn,... Cơn đau xuất hiện khá nhanh chóng và cũng sớm biến mất.
- Đau mãn tính: Mức độ đau ngày càng tăng và có tính chu kỳ, lặp lại liên tục gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân đau vai gáy
Đau vai gáy có thể xảy ra bởi các nguyên nhân bệnh lý và yếu tố tác động từ bên ngoài tới cơ xương khớp. Cụ thể gồm:
Bệnh lý
Bệnh đau vai gáy có thể là hệ quả của các chứng bệnh khác liên quan tới cột sống, hệ thần kinh như:
- Rối loạn chức năng thần kinh: Đây là tình trạng tổn thương chức năng hoạt động ở các dây thần kinh khu vực cổ, vai gáy. Từ đó người bệnh luôn trong trạng thái đau mỏi, khó chịu, đôi lúc cảm giác tê bì, cứng cổ, rất khó để cử động.
- Viêm bao khớp vai: Bệnh xảy ra với các dấu hiệu đau vai gáy và tổn thương khớp vai tương đối nặng. Về lâu dài, cơn đau sẽ phát triển dữ dội hơn nếu không có biện pháp khắc phục nhanh chóng, thậm chí cử động cánh tay cũng gây ra nhiều đau nhức cho người bệnh.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Cơn đau vai gáy còn hình thành khi bệnh nhân gặp phải thoái hóa các đốt sống cổ C5-C6-C7. Ngoài cảm giác đau mỏi, tê bì, bệnh nhân cũng thường bị cứng cổ và phải massage một lúc để có thể cử động như bình thường, tình trạng này sẽ gặp nhiều nhất vào buổi sáng khi mới thức dậy.
- Rối loạn khớp bả vai: Thường gặp nhất với những người làm việc một chỗ liên tục, ít đi lại vận động khiến cho vùng khớp vai bị co cứng, dây chằng và cơ kéo căng hết mức để duy trì các hoạt động. Khi này, cơn đau vai gáy sẽ hình thành và thuyên giảm nhanh khi vận động, massage.
- Vôi hóa cột sống: Bệnh nhân bị vôi hóa cột sống sẽ bị các gai xương từ đốt sống cổ đâm vào hệ thống cơ, dây thần kinh và các mô bao quanh. Khi này, cơn đau thường sẽ biểu hiện đau nhói dữ dội, đặc biệt khi cử động hoặc mang vác nặng trên vai.
Cơ học
Đau vai gáy do các yếu tố cơ học không nghiêm trọng bằng bệnh lý nhưng nguy cơ xảy ra cũng khá cao với các trường hợp sau đây:
- Làm việc sai tư thế: Những người thường ngồi làm việc với tư thế cúi đầu quá thấp hay thường ngẩng cao đầu nhìn màn hình vi tính, ngồi cong lưng, ngồi ngủ gục đều gây ra các áp lực lớn lên vùng cột sống cổ, vai, gáy, khiến người bệnh thường đau mỏi cả ngày.
- Chấn thương: Nếu xảy ra các chấn thương ở cổ, vay gái, bệnh nhân khó tránh khỏi cơn đau. Mức độ cũng như thời gian cơn đau kéo dài còn tùy thuộc vào tình trạng tổn thương thực tế.
- Vận động cường độ cao: Những người tập luyện thể thao với cường độ cao vượt mức chịu đựng của cơ thể, thiếu kỹ thuật đều gây ra tổn thương cho vai gáy. Đặc biệt không có quá trình khởi động kỹ lưỡng trước các buổi tập sẽ gia tăng nguy cơ bị chấn thương.
- Cơ thể bị lạnh: Khi tiếp xúc với những môi trường có nhiệt độ quá thấp, bệnh nhân có thể bị tổn thương ở vai gáy và nhiều cơ quan khác như chân, tay. Mạch máu bị co rút mạnh, dây thần kinh tê liệt gây ra những cơn đau và tê bì, mất cảm giác, mất khả năng điều khiển.
- Sụt giảm canxi: Cơ thể bị thiếu canxi cùng nhiều loại dưỡng chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ, khớp xương và dây thần kinh. Bệnh nhân tăng nguy cơ đau mỏi vai gáy, đau xương khớp, thoái hóa và loãng xương sớm dù chưa tới tuổi lão hóa tự nhiên.
Đối tượng đau vai gáy
Bệnh đau vai gáy có thể xảy ra ở nhiều đối tượng sau đây:
- Người làm việc khuân vác nặng nhọc, ngồi văn phòng hoặc lái xe.
- Bệnh nhân bị có cơ địa dễ dị ứng với thời tiết lạnh, bị dị tật cấu trúc đốt sống cổ.
- Người mắc thoái hóa, thoát vị đốt sống cổ hoặc các bệnh lý liên quan.
- Các trường hợp vận động viên hoặc người chơi thể thao cường độ cao.
Triệu chứng đau vai gái
Đau vai gáy thường thể hiện bằng các triệu chứng tương đối dễ dàng nhận biết như sau:
- Bệnh nhân xuất hiện cơn đau bắt đầu từ mức độ âm ỉ tới dữ dội, càng về sau đau nhức càng nặng. Khi lao động nặng nhọc, ngồi một chỗ quá lâu hoặc đưa tay với lên cao đều sẽ bị đau.
- Một số trường hợp sẽ bị cơn đau lan rộng khắp vùng vai và kéo xuống tay khiến tay tê mỏi, khó cử động.
- Thời tiết thay đổi càng gia tăng cảm giác đau nhức, bệnh nhân còn có thể bị co cứng tay tạm thời.
- Đau vai gáy gây hạn chế việc nghỉ ngơi của bệnh nhân, khó khăn trong việc nằm nghiêng về một bên.
- Nếu bệnh chuyển nặng sẽ có thêm triệu chứng hoa mắt chóng mặt, ù tai.
Biến chứng đau vai gáy
Việc chậm trễ điều trị, chữa bệnh sai cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh gồm:
- Cột sống cổ bị biến dạng: Biến chứng này làm cột sống của bệnh nhân thay đổi cấu trúc, đặc biệt khi cơn đau mỏi làm người bệnh luôn muốn cúi đầu về đằng trước càng dễ làm cong vẹo cột sống cổ.
- Tê liệt tứ chi: Đau vai gáy về lâu dài sẽ có tác động lớn tới các dây thần kinh, khi này, bệnh nhân khó khăn trong quá trình cử động tay chân, về lâu dài có thể bị tê liệt, mất cảm giác.
- Giảm biên độ vận động của khớp: Các khớp xương ngày càng mất đi sự dẻo dai linh hoạt, khớp cứng, khó thực hiện mang vác hay khiêng đỡ các đồ vật nặng.
Chẩn đoán đau vai gáy
Tại các cơ sở y tế, khi tới thăm khám, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện những biện pháp kiểm tra như sau:
- Thu thập thông tin về thời điểm bắt đầu xuất hiện hơn cơn đau, diễn biến cũng như thời gian của mỗi đợt đau nhức. Bệnh nhân bị mỏi, tê cứng ở các khu vực nào, có yếu tố bệnh lý hay tính chất công việc, môi trường sống tác động hay không.
- Xét nghiệm máu với các kỹ thuật CRP, kiểm tra máu lắng và tổng phân tích tế bào máu để xác định yếu tố bệnh cơ học hay viêm nhiễm.
- Đo điện cơ nhằm đánh giá chức năng hoạt động ở hệ thần kinh, các mô cơ đang bị rối loạn hoạt động hoặc sự tổn thương ở dây thần kinh.
- Chụp X-quang nhằm nhận biết gai xương, độ hẹp ở lỗ liên hợp cũng như các áp lực đang chèn ép lên rễ thần kinh.
- Chụp MRI cho kết quả chi tiết về dây thần kinh, cơ và dây chằng trên vùng cổ vai gáy, nhận biết tổn thương ở những khu vực khó quan sát được bằng X-quang.
- Chụp CT thu về hình ảnh cắt ngang của tủy sống, tìm kiếm các khối u, gai xương và yếu tố gây áp lực làm rễ thần kinh bị biến dạng.
Điều trị đau vai gáy
Đau vai gáy điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, theo đó, cụ thể các cách được áp dụng như dưới đây:
Thuốc Tây chữa đau vai gáy
Đau vai gáy điều trị bằng thuốc Tây y sẽ có sự kết hợp giữa nhiều loại, trong đó phổ biến nhất vẫn là:
- Thuốc kháng viêm không Steroid: Giúp đẩy lùi cơn đau nhức ở vai gáy, kích thích sản sinh và tái tạo sụn khớp tổn thương.
- Thuốc giảm đau thông thường: Chủ yếu là Acetaminophen, Paracetamol với nhiều liều lượng khác nhau.
- Thuốc tiêm Corticoid: Bệnh nhân có các chuyển biến xấu, những loại thuốc uống thông thường không thể kiểm soát triệu chứng đau va gáy sẽ cần phải tiêm Corticoid.
- Thực phẩm chức năng: Bệnh nhân được hướng dẫn dùng thêm một số thực phẩm chức năng chứa các thành phần như: Vitamin D, Canxi, Glucosamine, vitamin K, Chondroitin.
Vật lý trị liệu
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng cho người bệnh, kết hợp các bài tập giãn cơ và giãn mô mềm như sau:
Bài tập số 1:
- Bệnh nhân chuẩn bị một chiếc ghế, ngồi với tư thế giữ lưng thẳng.
- Tay trái sẽ vòng ra đằng sau và nắm cố định vai, tay phải vòng qua ôm đầu và kéo đầu nghiêng sang bên phải cho tới khi cổ và vai bên trái cảm giác căng rõ rệt.
- Sau 10 giây thả lỏng từ từ và lặp lại với bên còn lại.
Bài tập số 2:
- Chuẩn bị bài tập ở tư thế đứng thẳng lưng.
- Vòng cả 2 tay ra đằng sau rồi đan vào nhau, sau đó đưa tay lên từ từ đến hết mức có thể và giữ trong 10 giây.
- Sau đó hạ tay xuống và lặp lại động tác liên tục 3 lần.
Bài tập số 3:
- Bệnh nhân ngồi trên ghế và đưa hai tay về phía trước theo tư thế đan vào nhau, lòng bàn tay mở ra ngoài.
- Sau đó nâng dần dần tay lên trên cao nhất có thể để kéo căng cơ ở bắp tay, mắt nhìn hướng theo tay.
- Sau 15 giây sẽ hạ tay xuống, thả lỏng và tiếp tục lặp lại động tác thêm 3 lần nữa.
Tuy các bài tập này đều cho tác dụng tốt đối với sức khỏe vùng vai gáy, cánh tay, nhưng bệnh nhân vẫn cần tham khảo sự tư vấn, hướng dẫn từ các bác sĩ trước khi áp dụng. Ngoài ra, thời gian đầu cũng nên có sự theo dõi từ các kỹ thuật viên để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, đúng động tác phù hợp với tình trạng sức khỏe thực tế.
Phẫu thuật
Sau một khoảng thời gian điều trị, bệnh nhân đã dùng qua nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không có khả năng đáp ứng, bệnh không thuyên giảm, thậm chí có chiều hướng chuyển xấu, các bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện phẫu thuật. Hiện nay, chủ yếu sẽ tiến hành mổ khi bệnh lý có yếu tố tác động bởi sự tổn thương của tủy sống hoặc rễ thần kinh.
Thuốc Đông y
Bên cạnh thuốc Tây, bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y điều trị bệnh đau vai gáy gồm:
Bài thuốc số 1:
- Dược liệu: Khương hoạt, quế chi, đương quy, xuyên khung, chích cam thảo, tần giao, nhũ hương, cành dâu, độc hoạt, mộc hương.
- Cách sử dụng: Bệnh nhân đem thuốc sắc 1 thang hàng ngày, uống 3 bữa sáng, trưa và buổi tối đều đặn cho tới khi bệnh khỏi hẳn.
Bài thuốc số 2:
- Dược liệu: Xuyên khung, quy đầu, uy linh tiên, hồng hoa, tang chi, khương hoàng, bạch giới tử, bạch chỉ, mộ thông.
- Cách sử dụng: Thuốc sắc chung với 4 - 5 bát nước đến khi cạn còn ⅓. Chia thuốc uống hết vào sáng, trưa, tối, khi các bữa thuốc còn lại trong ngày đã nguội, nên hâm ấm lại sẽ cho tác dụng cao hơn.
Bài thuốc số 3:
- Dược liệu: Ngưu tất, hồng hoa, phòng phong, đương quy, thanh bì, độc hoạt, đỗ trọng, ngũ gia bì, kinh giới, tục đoạn.
- Cách sử dụng: Sắc thuốc với lượng nước vừa phải để thu về 1 bát con. Uống thuốc khi còn ấm và có thể chia thành các bữa nhỏ trong ngày.
Mẹo dân gian
Với những người đau vai gáy bởi lý do cơ học, có thể áp dụng các mẹo trong dân gian giúp giảm cơn đau nhanh chóng, ví dụ như:
- Rượu gấc: Ngâm khoảng 100g hạt gấc đã nướng xém cạnh, giã nhỏ với 200ml rượu trắng trong khoảng 4 tuần. Sau đó hàng ngày lấy rượu ra và xoa bóp đều lên vùng vai gáy đang bị đau nhức.
- Gừng tươi: Chuẩn bị củ gừng tươi, rửa sạch và không cần cạo vỏ. Giã nát gừng cùng một chút muối, thêm vào nước lọc vừa đủ và đắp lên vai gáy. Cố định hỗn hợp bằng bông băng y tế, sau 30p sẽ vệ sinh lại vùng da sạch sẽ.
- Nước lá lốt: Dùng lá lốt đã rửa sạch, nấu chung 1 lít nước cho sôi đều khoảng 5 phút. Chắt phần nước cốt ra để uống thay cho nước lọc mỗi ngày.
Phòng tránh đau vai gáy
Có khá nhiều biện pháp có thể áp dụng nhằm hạn chế tối đa tình trạng đau vai gáy, bạn có thể áp dụng theo các cách sau:
- Khi nằm ngủ, cần lựa chọn loại gối có độ cao thích hợp, không dùng gối quá cao hoặc quá thấp.
- Ngồi làm việc và nghỉ ngơi đúng tư thế, khi khiêng vật nặng cần đảm bảo lực dồn đều lên các cơ, tránh cúi xuống nhấc vật nặng lên đột ngột sẽ dễ làm ảnh hưởng tới dây chằng.
- Khi thường xuyên phải khuân vác, nên có các biện pháp massage, xoa bóp đều đặn để giảm tải áp lực ở vai gáy.
- Tuyệt đối không thực hiện các hành vi lắc cổ, bẻ cổ, xoay cổ mạnh để tránh tác động tiêu cực tới dây chằng và đĩa đệm.
- Chế độ ăn uống nên có chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho xương khớp và sức khỏe tổng thể.
- Có thể dùng các loại sữa hoặc thực phẩm chức năng giúp duy trì sự dẻo dai, chắc khỏe cho xương khớp vai và cột sống.
- Tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày với những bài tập phù hợp thể trạng.
- Nếu mắc các bệnh lý xương khớp, cần nhanh chóng chữa trị sớm và triệt để.
Đau vai gáy là tình trạng bất cứ ai cũng có thể gặp phải, bệnh nhân cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ, áp dụng các chế độ sinh hoạt, ăn uống sao cho khoa học, hợp lý. Không tự ý mua thuốc về chữa tại nhà hoặc ngắt quãng thuốc khiến bệnh khó thuyên giảm, ngược lạ ngày càng trở nặng, gây mất thời gian, công sức và cả chi phí. Đồng thời, phải lựa chọn các cơ sở y tế để được hướng dẫn liệu trình tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!