Bệnh đau thần kinh tọa là một trong những bệnh xương khớp thường gặp đặc biệt là lứa tuổi trên 30. Bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh cũng như là ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để hiểu hơn về chứng bệnh này cũng như phương pháp điều trị hiệu quả, dưới đây là một vài thông tin, mời các bạn cùng tham khảo.
Bệnh đau thần kinh tọa là gì? Đối tượng dễ mắc bệnh?
Dây thần kinh tọa hay còn gọi với tên khác là dây thần kinh hông to chạy dọc từ sau lưng dưới tới phía sau của hai chân. Vai trò quan của rất thần kinh rất quan trọng trong việc chi phối cảm giác, khả năng vận động của lưng và chân.
Khi dây thần kinh này vì một nguyên nhân nào đó mà bị tổn thương, chèn ép khiến người bệnh cảm thấy đau nhói ở phần thắt lưng, lan tới hông, mông. Thuật ngữ y khoa gọi là đau thần kinh tọa.
Bệnh thường gặp ở nam giới từ 30 – 60 tuổi. Đối tượng hay mắc bệnh đau thần kinh tọa thường là :
- Người có đặc thù công việc phải mang vác nặng, nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều.
- Người cao tuổi gặp các bệnh lý cột sống như thoái hóa, thoát vị, gai cột sống,...
- Béo phì
- Người mắc bệnh đái tháo đường
Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa
Xác định rõ nguyên nhân gây đau thần kinh tọa do đâu sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng để định hướng được phương hướng điều trị phù hợp, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Một số nguyên nhân gây bệnh có thể kể tới như:
Nguyên nhân khách quan:
- Do tuổi tác: Tuổi cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới xương khớp bị lão hóa, thoái hóa dễ bị tổn thương trước những tác động gây ra hiện tượng đau lưng và thần kinh tọa.
- Do chấn thương: Nhiều người bệnh bị bệnh đau dây thần kinh tọa là do ảnh hưởng của chấn thương xương ở phần hông, nhiễm trùng nhưng không có cách xử lý kịp thời do vậy làm xuất hiện cơn đau thần kinh tọa.
- Do lao động quá sức, tư thế ngồi sai: Nhiều người bệnh do lao động nặng nhọc, ngồi sai tư thế trong thời gian dài cũng khiến cột sống bị chèn ép, tổn thương và làm xuất hiện những cơn đau nhức.
- Mang thai: Ngoài ra, bà bầu cũng là đối tượng hay mắc bệnh này rất cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do trọng lượng cơ thể phụ nữ mang thai ngày càng nặng, tử cung phát triển nhanh làm chèn ép dây thần kinh hông to, dẫn tới những cơn đau nhức dai dẳng. Tuy nhiên, các bạn không nên quá lo lắng vì bệnh sẽ tự mất đi sau khi sinh nở xong.
- Mô sẹo: Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau thần kinh tọa là các mô sẹo. Theo đó, tình trạng mô sẹo hay xơ hóa màng cứng gây áp lực lên các rễ thần kinh thắt lưng và dẫn đến hiện tượng này.
Nguyên nhân bệnh lý:
- Do thoát vị đĩa đệm: Bệnh nhân có tiền sử mắc thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến gây ra những tổn thương cho dây thần kinh tọa. Do tổn thương của đĩa đệm, khiến bao xơ bị rách và tràn nhân nhầy ra ngoài, khô cứng vô tình đã chèn ép lên rễ dây thần kinh tọa, dẫn tới tình trạng đau nhức, tê liệt.
- Do bệnh lý cột sống: Một số bệnh lý có liên quan tới cột sống cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau thần kinh hông như: Hẹp cột sống thắt lưng, u cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, trượt cột sống…
- Gai xương: Gai xương là các xương nhỏ hình thành dọc hai bên của xương, có xu hướng hình thành tại các điểm kết nối của xương, chính là các khớp. Tuy nhiên nếu các xương nhỏ này xuất hiện trên cột sống sẽ cản trở hoạt động, từ đó gây đau dây thần kinh tọa.
- Hội chứng cơ hình lê hay cơ tháp: Hồi chứng cơ hình lê hay cơ tháp gây kích thích lên dây thần kinh tọa vì các cơ này nằm ở phần dưới của cột sống, kết hợp với xương đùi và hỗ trợ vòng xoay hông. Khi mắc hội chứng cơ tháp, cơ bắp sẽ co thắt mạnh gây ra đau nhức.
Đối tượng hay bị đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể gặp ở mọi đối tượng trong độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao như:
- Người từ 30 - 50 tuổi.
- Phụ nữ có thai.
- Người bị béo phì.
- Bệnh nhân bị tiểu đường.
- Trường hợp bị bệnh xương khớp nền.
- Những đối tượng làm công việc nặng nhọc, hay bê vác hoặc phải ngồi – đứng liên tục trong nhiều giờ.
- Người lười vận động.
Nếu không may nằm trong số đối tượng này, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên cũng như có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp để phòng tránh hiệu quả bệnh lý này.
Triệu chứng đau dây thần kinh tọa thường gặp nhất
Một số dấu hiệu nhận biết khi bị thần thần kinh tọa điển hình gồm có:
- Người bệnh thường cảm thấy đau dọc thắt lưng xuống hai bên hông, mông và xuống cả gót chân. Tùy vào sự tổn thương của dây thần kinh tọa bên trái hay bên phải sẽ xuất hiện cơn đau ở bên đó.
- Cơn đau âm ỉ và tăng dần lên khi vận động.
- Cột sống cứng, rất khó khi vận động , nhất là khi có động tác cúi hay nghiêng người về một phía.
- Bệnh chuyển nặng, người bệnh khó vận động, các khớp ở hông, ngón chân khó linh hoạt.
- Bệnh để lâu ngày sẽ có triệu chứng teo cơ đùi, mông, chân. Không chỉ vậy mà còn xuất hiện các dấu hiệu tê bì chân tay, rối loạn đại tiểu tiện,..
Vậy bệnh đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? Người mắc bệnh nếu không điều trị ngay, lâu dần sẽ tiến triển thành mãn tính, khó có thể chữa trị dứt điểm. Các cơn đau sẽ tăng dần gấp nhiều lần khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Nghiêm trọng hơn nếu để bệnh nặng sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: Biến dạng xương, dây thần kinh thực vật bị rối loạn, teo cơ,… Điều đó cho thấy rằng, đau dây thần kinh tọa rất nguy hiểm tới sức khỏe. Do vậy, khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, người bệnh cần tới cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt để thăm khám và có phương pháp trị liệu kịp thời.
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Trên thực tế, đau thần kinh tọa không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, các biến chứng do đau thần kinh tọa gây ra sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời làm suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động của cơ thể.
Chưa kể, nếu rơi vào tình trạng đau thần kinh tọa mãn tính, những cơn đau này có thể kéo dài và khiến chất lượng cuộc sống bạn trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, khi dây thần kinh bị chèn ép có thể tác động xấu đến hệ cơ, gây yếu hoặc teo cơ. Lúc này người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác bị tê và không thể đi lại như bình thường.
Nguy hiểm hơn, chúng có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn. Từ đó dẫn tới nguy cơ làm mất cảm giác ở chân. Vậy nên nếu thấy các dấu hiệu đau nhức kéo dài ở vùng hông, hai chân thì bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán bệnh thần kinh tọa
Khi thấy mình có những dấu hiệu nghi ngờ về bệnh đau thần kinh tọa, người bệnh nên sớm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Để đưa ra phác đồ chữa bệnh phù hợp với tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cần phải thực hiện nhiều khâu khám xét, chụp chiếu kỹ càng. Tuy nhiên, bước đầu tiên luôn là khám lâm sàng, thăm hỏi về các triệu chứng, tiền sử mắc bệnh… của bệnh nhân.
Sau đó, người bệnh sẽ có thể được thực hiện một bài test kiểm tra phản ứng của dây thần kinh tọa. Trên cơ sở những thông tin thu thập ban đầu, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định bệnh nhân làm những xét nghiệm, chụp chiếu phù hợp. Kết quả của giai đoạn này sẽ cho ra những kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh của từng người. Các hình thức chẩn đoán đau dây thần kinh tọa sẽ bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Nhằm xác định xem tình trạng đau nhức có xảy ra do các bệnh lý như viêm nhiễm, để có chỉ định dùng thuốc phù hợp.
- Chọc dò dịch não tủy: Phương pháp này dùng để đo hàm lượng protein trong não tủy. Nếu hàm lượng này tăng thì người bệnh đang bị tổn thương rễ thần kinh. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dây thần tọa.
- Chụp X quang: Được chỉ định thực hiện để loại trừ các trường hợp bị đau nhức xương sống, khớp xương do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp sử dụng nam châm và sóng vô tuyến mạnh để thu được hình ảnh cắt ngang của lưng. Hình ảnh này sẽ giúp cho các bác sĩ thấy rõ các xương và các mô mềm của các vùng có dây thần kinh tọa chạy qua. Từ đó xác định được cụ thể các dạng tổn thương, vị trí, mức độ của bệnh.
- Chụp cắt lớp vi tính (CTscan): Do chụp MRI thường có chi phí cao nên với một số trường hợp bệnh nhân không có điều kiện, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT để thay thể cho MRI. Chi phí tiết kiệm hơn nên giá trị chẩn đoán sẽ kém hơn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc cản quang vào tủy sống, sau đó phóng tia X để ghi lại hình ảnh của tủy sống và dây thần kinh cột sống.
- Đo điện cơ: Phương pháp này được thực hiện để đo lường các xung điện do các dây thân kinh và phản ứng của cơ bắp tạo ra. Chúng sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra các hoạt động bất thường của cơ và đánh giá mức độ tổn thương của các rễ thần kinh.
Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa
Tùy vào tổn thương của bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị riêng, tuy nhiên, tốt nhất cần kết hợp đồng thời các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Dưới đây là 2 phương pháp phổ biến nhất được dùng để điều trị:
Chữa đau thần kinh tọa theo Tây y
Với sự phát triển hiện đại của y học hiện nay, để điều trị bệnh đau thần kinh tọa không còn là điều quá khó. Sau khi người bệnh được thăm khám sẽ được bác sĩ tư vấn về cách chữa phù hợp với tình trạng bệnh như sau:
Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp cần áp dụng trong điều trị đặc trị và duy trì. Mục đích của phương pháp này là giảm đau, giảm co cứng cơ. Các biện pháp được thực hiện gồm chườm nóng, từ trường, chiếu tia hồng ngoại, diễn dẫn thuốc, tắm bùn, tắm suối khoáng….
Dùng thuốc: Đối với bệnh nhân mới mắc bệnh, các triệu chứng mới ở giai đoạn đầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc chữa đau dây thần kinh tọa. Các loại thuốc được dùng chủ yếu là thuốc giảm đau và giãn cơ, chống viêm có vai trò khôi phục lại chức năng dây thần kinh, giúp người bệnh có thể hoạt động lại như bình thường. Thuốc tây dễ sử dụng, tiện lợi và có thể cho hiệu quả rất tốt.
Một thuốc trị đau thần kinh tọa được dùng phổ biến như:
- Thuốc chống viêm không steroid như Mobic, Voltarel, Tilcotil…
- Thuốc giảm đau như Paracetamol, Di-antalvic, Efferal – gancodein…
Lưu ý: Thuốc Tây điều trị đau thần kinh tọa chỉ có tác dụng tạm thời giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Do đó, bệnh nhân chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, tránh việc lạm dụng bởi dễ phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn như nhờn thuốc, ảnh hưởng đến dạ dày,...
Phẫu thuật: Phương pháp này chỉ được thực hiện khi bệnh nhân điều trị nội khoa sau 6 tháng không có kết quả. Hoặc có dấu hiệu biến chứng như teo cơ, rối loạn cơ tròn, đau dữ dội hoặc tái phát nhiều lần.
Cách chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y
Chữa bệnh đau thần kinh tọa theo đông y là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng. Nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền là thông kinh hoạt lạc, khu phong, trừ thấp. Theo đó, Đông y có 2 phương pháp gồm dùng thuốc và không dùng thuốc như sau:
- Uống thuốc sắc: Thuốc Đông y phần lớn đều là thảo dược thiên nhiên, không có tác dụng phụ. Kiên trì áp dụng trong thời gian dài sẽ giúp người bệnh giảm đau hiệu quả đồng thời ngăn ngừa triệu chứng bệnh quay lại. Có rất nhiều bài thuốc được áp dụng trong điều trị bệnh, tùy vào từng thể trạng, mức độ bệnh thầy thuốc sẽ kê đơn và sử dụng thuốc phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Không dùng thuốc: Để giúp khí huyết lưu thông, giảm đau, giảm co cứng cơ y học cổ truyền dùng các phương pháp sau: Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, bài tập dưỡng sinh.
Hiện nay, nhiều bệnh nhân có tâm lý e ngại sử dụng thuốc Đông y do phải mất công sắc thuốc. Hiểu được điều này, nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu và bào chế bài thuốc điều trị đau thần kinh tọa dưới dạng cao đặc với phác đồ 4 trong 1:
Xuất phát từ nguyên do đó, bài thuốc Nam Đỗ Minh Đường chú trọng kết hợp cùng lúc 4 phương thuốc nhỏ trong 1 liệu trình, theo tỷ lệ vàng bí truyền dòng họ, mang lại tính tổng hòa nhiều tác dụng triệt để. Cụ thể:
- Thuốc đặc trị đau thần kinh tọa: Đẩy lùi phong hàn, thấp nhiệt ra khỏi cơ thể giúp thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông khí huyết.
- Thuốc bổ gan giải độc: Phục hồi chức năng của tạng gan, giải độc, hạn chế viêm nhiễm tại dây thần kinh tọa.
- Thuốc bổ thận dưỡng huyết: Phục hồi chức năng tạng thận, bồi bổ sức khỏe.
- Thuốc kiện tỳ ích tràng: Nâng cao khả năng hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Lưu ý: Bệnh nhân có thể được kết hợp song song giữa y học hiện đại và cổ truyền để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, chỉ kết hợp khi được hướng dẫn bởi các bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn, tuyệt đối không tự ý.
Thuốc Đông y được đánh giá cao về độ an toàn, lành tính và hiệu quả bền vững. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc thường chậm hơn so với các phương pháp khác nên đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì để có thể đạt được tác dụng như mong muốn.
Những lưu ý quan trọng cho người bệnh
Câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Để ngăn ngừa tình trạng đau thần kinh tọa ngay từ bây giờ bạn nên có biện pháp phòng ngừa hơn là đợi bệnh xuất hiện mới đi điều trị. Một số cách giúp bạn phòng tránh bệnh như:
- Làm việc và lao động đúng tư thế. Không mang vác quá nặng hay hoạt động quá sức.
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng với những thực phẩm tốt cho xương khớp. Ăn uống đủ chất sẽ giúp xương khớp được chắc khỏe hơn từ đó tăng đề kháng với các chứng bệnh về xương. Đồng thời, người bệnh cần tránh những đồ ăn thức uống được xem là yếu tố khiến bệnh trầm trọng hơn như: rượu, bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
- Thường xuyên tập thể dục tăng cường sức khỏe hệ thống xương khớp, giúp các khớp được dẻo dai hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!