Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Đau khớp háng là cơn đau xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả bệnh lý và sinh lý. Việc xác định chính xác các yếu tố gây khởi phát bệnh sẽ giúp người bị có thể điều trị đúng hướng, phục hồi và bảo vệ sức khỏe xương khớp tốt hơn.

Định nghĩa đau khớp háng

Đau khớp hàng tình trạng đau nhức ở khu vực khớp háng khi bộ phận này xảy ra các tổn thương tại sụn, khớp, xương đầu sụn, bao hoạt dịch,... Mức độ và diễn biến cơn đau sẽ có sự khác biệt giữa từng người do nguyên nhân khởi phát. Bệnh nhân có thể đau rất dữ dội nhưng cũng có khi chỉ là các cơn đau âm ỉ kéo dài.

Đau khớp háng có thể xảy ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau
Đau khớp háng có thể xảy ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau

Nguyên nhân đau khớp háng

Đau khớp háng được xác định có nguyên nhân khởi phát từ cả bệnh lý và sinh lý như sau:

Nguyên nhân bệnh lý

Bao gồm các bệnh xương khớp thường gặp như:

  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh nhân bị viêm khớp ở 1 hoặc cả 2 bên khớp với các cơn đau âm ỉ tăng dần thành dữ dội. Bệnh thuộc nhóm tự miễn có các triệu chứng tương đối phức tạp. Ngoài các cơn đau, viêm khớp dạng thấp còn có nguy cơ làm bệnh nhân bị tàn phế vĩnh viễn.
  • Khớp háng thoái hóa: Khớp xương vì một nguyên do nào đó bị bào mòn, thoái hóa, làm tổn thương phần sụn khớp và khiến các đầu xương cọ vào nhau. Lúc này, người bệnh sẽ bị đau khớp háng, giảm khả năng vận động, khớp thường xuyên co cứng và có triệu chứng sưng đỏ. Thậm chí khớp mất chức năng hoàn toàn và cần phải tiến hành phẫu thuật thay khớp để có thể đi lại bình thường.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Bệnh cũng khá thường gặp, xảy ra do các loại vi khuẩn tấn công khớp, làm khớp xương bị tổn thương dẫn tới thoái hóa, mài mòn, khớp mất chức năng hoạt động. Những ca bệnh này sẽ có các cơn đau rất dữ dội, khớp sưng tấy, viêm đỏ kéo dài khiến bệnh nhân không thể cử động.
  • Lao khớp háng: Cũng là một dạng viêm nhiễm xảy ra tại khớp háng với các biểu hiện khá phổ biến gồm: Đau nhức, tê mỏi, giảm cảm giác ở vùng bẹn và háng, cơ thể dễ sốt cao, nôn mửa, ớn lạnh. Đau không phân biệt ngày đều và có tình trạng ngày càng xấu đi.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp: Khớp háng có thể bị đau nhức nếu bao hoạt dịch viêm nhiễm, dịch khớp tràn ra ngoài gây thiếu dịch bôi trơn khớp xương. Về lâu dài xảy ra khô khớp, vùng mô quanh khớp bị sưng viêm tương đối nặng. Bệnh nhân sẽ rất đau đớn khi thực hiện các thao tác cử động.
  • Loãng xương: Khi tuổi tác càng cao, xương càng dễ mất canxi, giảm mật độ xương gây ra loãng xương. Bệnh nhân bị đau khớp háng, hạn chế các hoạt động đi đứng, khó lên xuống cầu thang và có nguy cơ gãy xương rất cao khi xảy ra các va đập mạnh.
  • Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi: Là loại bệnh hoại tử ở khớp xương vì bị thiếu hụt máu nghiêm trọng. Bệnh nhân nhanh chóng xuất hiện những cơn đau nhức vô cùng, khả năng hoạt động bị cản trở, không thể lao động hoặc đứng một chỗ quá lâu.
  • Viêm nhiễm dây chằng: Dây chằng xảy ra viêm nhiễm khi có các vi khuẩn tấn công hoặc bệnh nhân hoạt động cường độ mạnh khiến giãn dây chằng. Triệu chứng phổ biến nhất chính là các cơn đau và khớp bị sưng viêm rõ rệt, bệnh sẽ càng nặng hơn nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân sinh lý

Các nguyên nhân sinh lý dẫn tới bệnh đau khớp háng thường là:

  • Lao động nặng nhọc: Bệnh nhân phải làm các công việc khuân vác nặng nhọc, khớp háng và vùng lưng phải chống đỡ lực lớn, về lâu dài gây ra các tổn thương thoái hóa ở khớp. Khớp xương bị sưng, đau, viêm nhiễm, ngay cả khi nghỉ ngơi cũng có thể xảy ra đau nhức.
  • Chơi thể thao cường độ cao: Những vận động viên hoặc người chơi thể thao với cường độ cao, quá sức chịu đựng của cơ thể đều có nguy cơ đau khớp háng khá cao. Lúc này chủ yếu do khớp đã bị thoái hóa, viêm hoặc giãn dây chằng, xương khớp suy yếu vì áp lực dồn lên quá lớn.
  • Làm việc sai tư thế: Thường gặp ở những người làm việc văn phòng, tư thế ngồi sai dẫn tới sự biến dạng ở cột sống cũng như thoái hóa khớp nhanh chóng. Ngoài ra còn tăng nguy cơ xảy ra nhiều tổn thương xương khớp khác.
  • Mang thai: Phụ nữ khi mang thai khó tránh khỏi đau khớp háng. Đây là biểu hiện sinh lý tự nhiên của cơ thể. Càng về các tháng cuối, tử cung càng giãn nở rộng sẽ nhanh gây áp lực lên các cơ quan xương chậu và khớp háng. Sau khi sinh nở xong, cơn đau cũng lập tức biến mất.
  • Chấn thương: Trong quá trình lao động, tham gia giao thông hoặc chơi thể thao hay các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân có thể bị ngã, va chạm mạnh gây tổn thương khớp háng. Với những trường hợp này, điều trị sớm và đúng cách sẽ không để lại di chứng đau nhức về sau.

Lao động nặng nhọc dễ gây tổn thương khớp
Lao động nặng nhọc dễ gây tổn thương khớp

Đối tượng đau khớp háng

Qua các nguyên nhân ở trên, có thể xác định dễ dàng nhóm đối tượng cơ nguy cơ bị đau khớp háng nhất gồm:

  • Người lớn tuổi.
  • Bệnh nhân có các bệnh nền về xương khớp.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người bị thừa cân béo phì.
  • Các vận động viên, nhân viên văn phòng, người làm công việc nặng nhọc.

Triệu chứng đau khớp háng

Có thể phân chia các dấu hiệu đau nhức khớp háng thành 3 giai đoạn cụ thể sau đây:

  • Giai đoạn 1: Bệnh nhân chỉ mới chớm khởi phát các cơn đau. Gần như khá mờ nhạt, cơn đau chưa có mức độ thể hiện rõ ràng, mỗi lần chỉ đau âm ỉ nhẹ và nhanh chóng chấm dứt. Thi thoảng, bệnh nhân sẽ thấy hơi đau nhẹ ở bắp đùi.
  • Giai đoạn 2: Các cơn đau dần thể hiện rõ hơn, đau hơn và mức độ xuất hiện cũng tăng dần. Khi bệnh nhân vận động mạnh sẽ có cảm giác đua khá nhiều, phần chân dễ bị tê mỏi khiến việc đi lại gặp cản trở. Lúc này, các bệnh lý gây ra đau khớp háng có thể đã bước sang giai đoạn trung bình.
  • Giai đoạn 3: Các đợt đau khớp háng nghiêm trọng hơn rất nhiều, có thể đau nửa đêm, đau vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Ngoài triệu chứng đau ở vùng bẹn, háng, bệnh nhân sẽ đau mỏi cả cẳng chân, các hoạt động đi lại, đứng lên ngồi xuống đều khó khăn hơn rất nhiều. Nếu ít vận động, cơ còn có dấu hiệu teo đi. Đây cũng chính là giai đoạn dễ có biến chứng nếu bệnh nhân không được áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp.

Bệnh nhân đau nhức thường xuyên
Bệnh nhân đau nhức thường xuyên

Biến chứng đau khớp háng

Đau khớp háng là tình trạng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là các bệnh xương khớp, do đó có thể gặp phải các biến chứng gồm:

  • Suy nhược cơ thể: Bệnh nhân bị các cơn đau gây mệt mỏi, mất ngủ, ăn uống kém ngon miệng. Đặc biệt khi đau nhức về đêm sẽ làm cơ thể suy nhược nhanh chóng, tinh thần sa sút. Bệnh càng chuyển biến xấu càng khiến tình trạng này trở nên đáng lo ngại hơn.
  • Háng phù nề: Đau khớp háng có thể gây phù nề vùng háng, sưng viêm và thường xuyên ửng đỏ. Việc mặc các bộ đồ bó sẽ rất khó chịu, bệnh nhân ngay cả ngồi làm việc cũng cảm thấy đau nhức.
  • Hạn chế biên độ vận động: Đau khớp háng gây giảm tầm vận động của khớp, khó khăn trong các hoạt động bước chân lớn, leo trèo hoặc ngồi xổm.
  • Tàn phế: Là biến chứng nguy hiểm nhất khi chữa trị các bệnh lý sai cách hoặc chậm trễ trong điều trị. Khớp xương tổn thương nghiêm trọng, làm hư hỏng mạch máu, dây thần kinh, mô xương mất lượng lớn sẽ gây ra tàn phế, bệnh nhân không còn khả năng đi lại.

Chẩn đoán đau khớp háng

Quá trình chẩn đoán đau khớp háng sẽ được thực hiện với những phương thức sau đây:

  • Đánh giá thể chất: Bệnh nhân được bác sĩ thăm hỏi chi tiết về cơn đau, sau đó kiểm tra khả năng vận động ở khớp háng và cẳng chân bằng một số thao tác đi lại, đứng lên ngồi xuống.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm loại trừ nguyên nhân đau khớp háng bởi các bệnh lý nhiễm khuẩn.
  • Chụp X-quang: Quan sát cấu trúc hiện tại của khớp háng, cho kết quả về tình trạng tổn thương ở khớp đang thuộc giai đoạn nào và nên khắc phục ra sao.
  • Chụp MRI: Với tác dụng cho kết quả chụp chiếu chi tiết hơn về các tổn thương đang xảy ra tại khớp háng. Qua đó các bác sĩ sẽ có được phương án điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Một lượng nhỏ dịch khớp sẽ được lấy ra để kiểm tra nhằm xác định bệnh nhân có đang bị gout, nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp,...

Điều trị đau khớp háng

Đau khớp háng có thể chữa trị bằng các phương pháp dùng thuốc kết hợp vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Thuốc Tây chữa đau khớp háng

Tây y có nhiều loại thuốc điều trị đau khớp háng gồm:

  • Thuốc giảm đau tại chỗ: Cho tác dụng đẩy lùi cơn đau nhanh, bệnh nhân giảm cảm giác tê cứng khó chịu, khả năng vận động cũng được cải thiện.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Dùng giảm đau cũng như giảm các biểu hiện viêm nhiễm ở khớp, khớp xương không bị tổn thương nặng hơn, giúp quá trình hồi phục khớp diễn ra thuận lợi.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thường dùng cho những bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp.

Thuốc Tây giúp giảm đau khớp háng nhanh
Thuốc Tây giúp giảm đau khớp háng nhanh

Vật lý trị liệu

Bệnh nhân được hướng dẫn tập các bài tập vật lý trị liệu, đồng thời kết hợp thêm sự hỗ trợ từ một số máy móc thiết bị tác động lên khớp háng. Qua đó làm giảm cơn đau, cải thiện khả năng tuần hoàn máu, hạn chế tình trạng viêm sưng và co cứng khớp, người bệnh không còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình cử động, đi lại.

Phẫu thuật

Nếu khớp xương không còn khả năng phục hồi, bệnh nhân không đáp ứng thuốc, đã trải qua các đợt trị liệu nhưng không tiến triển sẽ cần thực hiện phẫu thuật như sau:

  • Thay khớp háng toàn phần: Là loại phẫu thuật phức tạp, thay thế toàn bộ khớp háng bị hư hỏng nặng bằng khớp nhân tạo. Bệnh nhân sẽ cần ở lại viện theo dõi một thời gian để đánh giá tình trạng bình phục cũng như tập vật lý trị liệu giúp bệnh nhân dễ dàng đi lại sau khi lắp khớp mới.
  • Ghép xương, đục xương hoặc sửa trục xương: Nếu khớp háng vẫn còn khả năng phục hồi, bệnh nhân không cần thay khớp mà sẽ được áp dụng các kỹ thuật sửa chữa, phục hồi một phần khớp.

Cần phẫu thuật khi tổn thương quá nghiêm trọng
Cần phẫu thuật khi tổn thương quá nghiêm trọng

Thuốc Đông y

Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc điều trị của Đông y như sau:

Bài thuốc 1:

  • Vị thuốc: Hy thiêm, ma hoàng, đào nhân, liên kiều, bạch thược, cam thảo, ngân hoa, tri mẫu, xuyên sơn giáp, tỳ giải, quế chi.
  • Cách dùng: Rửa thuốc rồi cho vào ấm sắc với lượng vừa đủ đến khi sôi cạn còn 1 bát con nước. Uống thuốc khi ấm để có kết quả cao.

Bài thuốc 2:

  • Vị thuốc: Ngọc ti bì, phòng phong, bạch linh, chích thảo, bạch thược, sâm nam, đẳng sâm, ngải thảo, độc hoạt, ngưu tất, xuyên khung, kim bồn thảo, thục địa, quế chi.
  • Cách dùng: Thuốc sắc với 1 lít nước, thu về ⅓ và uống theo 2 bữa trong ngày.

Bài thuốc 3:

  • Vị thuốc: Tục cốt đằng, xuyên khung, thục địa, vân quy, xuyên độc hoạt, tang ký sinh, ngọc thụ, tế tân, cỏ xước.
  • Cách dùng: Bệnh nhân cho thuốc vào ấm sắc với 2 lít nước, sau khi nước thuốc cạn còn khoảng 2 bát sẽ lấy ra uống theo 3 bữa mỗi ngày.

Mẹo dân gian

Trong dân gian có một số mẹo giảm đau khớp háng khá hữu ích với cách làm đơn giản như dưới đây:

  • Cây ngũ gia bì: Dùng thân cây cạo hết lớp vỏ rồi đem rửa sạch, thái thân cây thành từng khúc ngắn để đi phơi hoặc sấy khô. Tiếp đó sao vào và tán bột mịn, ngâm bột cùng rượu trắng. Sau 10 ngày lấy ra uống 1 ly/ngày.
  • Lá lốt: Chuẩn bị lá lốt đã rửa sạch, giã nát và sao nóng với muối trắng. Bọc hỗn hợp trong khăn bông sạch và chườm lên vùng khớp háng.
  • Chườm lạnh: Sử dụng đá viêm bọc lại bằng khăn hoặc túi chườm lạnh chuyên dụng để chườm lên vùng khớp đang sưng đau.

Nhiều bệnh nhân dùng lá lốt giảm viêm đau
Nhiều bệnh nhân dùng lá lốt giảm viêm đau

Phòng tránh đau khớp háng

Đau khớp háng có thể phòng ngừa nếu áp dụng tốt những biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, luôn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể hàng ngày thông qua các thực phẩm lành mạnh. Đảm bảo đan xen các món ăn hợp lý, không lạm dụng đồ ăn gây dư thừa dưỡng chất cũng không tốt cho cơ thể.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp, thừa cân béo phì sẽ dễ gây ra đau khớp háng, thoái hóa khớp cùng các bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn vì dễ gây giảm canxi, hạn chế khả năng hấp thụ các dưỡng chất vào xương, làm xương khớp trở nên giòn yếu, dễ bị gãy hơn.
  • Phân chia thời gian lao động và nghỉ ngơi cân bằng hợp lý. Ngồi làm việc đúng tư thế để tránh gây ảnh hưởng tới cấu trúc xương khớp.
  • Với người làm công việc nặng nhọc nên xoa bóp, massage xương khớp cuối mỗi ngày để thư giãn và giảm tải áp lực tại các khớp xương.
  • Nếu đang mắc các bệnh về xương khớp, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tiến hành điều trị dứt điểm. Tránh tâm lý chủ quan để bệnh tự khỏi hay áp dụng tùy ý các phương pháp chữa bệnh sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của khớp xương.
  • Nên tập thể dục, thể thao với các bộ môn phù hợp. Có thể tập yoga, đi bộ, đạp xe, tập bơi lội. Không thực hiện các môn thể thao có cường độ mạnh, vượt xa khả năng chịu đựng của cơ thể, điều này dễ làm xương khớp thoái hóa nhanh.
  • Cần đều đặn thăm khám sức khỏe mỗi năm 2 lần để sớm phát hiện những triệu chứng bất thường của cơ thể, từ đó có cách khắc phục kịp thời nhất.

Đau khớp háng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên do khác nhau, bệnh nhân phải tới bệnh viện thăm khám chi tiết để biết cơn đau khởi phát do đâu, từ đó có cách điều trị kịp thời, thực hiện nghiêm túc phác đồ được bác sĩ chỉ định, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp, khoa học.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *