Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Khô khớp là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay, không phân biệt đối tượng và giới hạn độ tuổi. Bệnh lý này có khả năng gây ra nhiều biến chứng xấu liên quan đến việc vận động và sức khỏe tổng thể. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, đối tượng, triệu chứng và cách điều trị bệnh trong bài viết dưới đây.

    Định nghĩa bệnh khô khớp

    Khô khớp là tình trạng không sản sinh hoặc giảm tiết dịch khớp, làm ảnh hưởng đến chức năng bôi trơn, hạn chế việc ma sát và nuôi dưỡng sụn khớp. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến các khớp bị căng cứng, phát ra tiếng lạo xạo, đau nhức, giảm khả năng vận động,...

    Tình trạng khô khớp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và lứa tuổi nào. Mặc dù người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, nhưng thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ này có xu hướng trẻ hóa. Bên cạnh đó, khớp có nguy cơ cao bị khô dịch nhất thường là các khớp chủ chốt, liên quan đến những cử động quan trọng của cơ thể như:

    • Khô khớp vai: Xảy ra khi thường xuyên phải khuân vác vật nặng, thói quen gồng vai làm tổn thương, khô khớp. Trong quá trình cử động, nắn bóp và uốn vai sẽ thấy đau nhức, phát ra các âm thanh lục cục.
    • Khô khớp tay: Khi dịch nhờn ở các khớp tay giảm sút sẽ dẫn đến tình trạng khớp bị căng cứng, bào mòn và tổn thương. Tình trạng này xảy ra ở 3 dạng là khô khớp ngón tay, khô khớp khuỷu tay và khô khớp cổ tay, kéo dài nguy cơ cao dẫn đến thoái hóa.
    • Khô khớp háng: Tại vị trí này nếu giảm tiết dịch nhờn sẽ khiến các xương ma sát với nhau, dẫn đến đau nhức, căng cơ và khó mở rộng khớp háng.
    • Khô khớp gối: Tình trạng này có thể xảy ra ở cả 2 bên đầu gối, do không sản sinh đủ lượng dịch để bôi trơn khớp. Vào lúc này, khi cử động sẽ tạo ra âm thanh lục cục, răng rắc kèm theo các cơn đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ khớp làm ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt.

    Khô khớp là tình trạng không sản sinh hoặc giảm tiết dịch khớp
    Khô khớp là tình trạng không sản sinh hoặc giảm tiết dịch khớp

    Nguyên nhân khô khớp

    Tình trạng khô cứng khớp gối do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân sau đây:

    • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, chức năng sản sinh dịch khớp càng suy giảm, tỷ lệ thuận với độ lão hóa tự nhiên của cơ thể.
    • Công việc: Những người làm việc văn phòng ngồi nhiều, ngồi lâu một chỗ hoặc vận động quá sức, thường xuyên mang vác vật nặng,... sẽ có nguy cơ bị khô khớp cao hơn các đội tượng khác.
    • Thói quen ăn uống: Thường xuyên ăn uống qua loa, sử dụng các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn nhiều chất bảo quản, hay đồ chiên xào dầu mỡ,... kéo dài khiến cơ thể không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là sắt, kali, canxi, magie,... Khi cơ thể bị thiếu hụt các chất này sẽ gây ra tổn thương, làm khô dịch khớp và là tiền đề phát sinh nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm khác.
    • Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như lười vận động, thức khuya, nghiện rượu bia, thuốc lá, thực hiện tư thế hoạt động sai, lặp lại liên tục,... đều vô cùng độc hại với sức khỏe và là nguyên nhân dẫn đến khô khớp.
    • Béo phì - thừa cân: Việc tăng cân quá mức sẽ gây áp lực lớn với xương khớp. Kéo dài sẽ làm các khớp mất dần sự ổn định, trở nên lỏng lẻo, dễ tổn thương và ít sản sinh dịch khớp, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
    • Các bệnh lý xương khớp: Các bệnh lý xương khớp như viêm khớp, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, xơ khớp, viêm khớp sau chấn thương, xương hoại tử, gout mãn tính,... đều làm chức năng khớp suy giảm, từ đó dẫn đến giảm tiết dịch và gây khô khớp.
    • Nguyên nhân khác: Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm di truyền, chấn thương xương, sụn, khớp, hay tác dụng phụ của thuốc,... đều có thể dẫn đến khô khớp.

    Đối tượng khô khớp

    Tình trạng khô khớp trước đây thường xảy ra phổ biến ở nhóm người cao tuổi, tuy nhiên gần đây ngày càng có nhiều trẻ tuổi gặp phải tình trạng này. Cụ thể đối tượng mắc bệnh gồm:

    • Người trung niên và người già, đặc biệt là người trên 60 tuổi do lão hóa.
    • Người làm việc văn phòng ngồi nhiều, rất ít vận động.
    • Những người thường xuyên lao động nặng, mang vác và kéo các vật nặng.
    • Người đang gặp phải các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
    • Người bị béo phì, thừa cân gây áp lực lên hệ xương khớp và mất cân bằng về dinh dưỡng.

    Người trung niên và người già là đối tượng bệnh lý
    Người trung niên và người già là đối tượng bệnh lý

    Triệu chứng khô khớp

    Ngoài các cơn đau khi bạn xoay khớp, gập khớp hoặc co duỗi, ở giai đoạn đầu bệnh khô khớp không có triệu chứng quá rõ ràng. Tuy nhiên, nếu đã diễn ra trong một thời gian dài, bệnh sẽ có các biểu hiện như sau:

    • Khớp bị cứng: Dịch nhờn ít đi không đủ để bôi trơn cho các khớp, tất yếu sẽ xảy ra tình trạng cứng khớp. Hiện tượng này thường xảy ra vào thời điểm buổi sáng, ngay khi vừa thức dậy.
    • Khớp bị đau nhức: Đây là tình trạng chung khi gặp phải các bệnh lý xương khớp, dù bạn bị khô khớp gối hay bất kỳ vị trí nào khác đều không thể tránh khỏi các cơn đau. Đầu tiên chỉ là các cơn đau mức độ nhẹ và thoáng qua, sau đó ngày càng đau nhiều hơn, mức độ cũng nặng hơn.
    • Khớp có tiếng kêu khi cử động: Triệu chứng này khá dễ nhận biết ở những người bị khô khớp. Trong trường hợp, lượng dịch bôi trơn không đủ sẽ khiến cho phần đầu xương ma sát liên tục vào nhau. Bởi vậy, khi vận động sẽ khiến các khớp phát ra tiếng kêu.
    • Vận động bị hạn chế: Đối với những người có khớp bị tổn thương, bị khô thì các hoạt động thường ngày đều bị hạn chế. Thậm chí khi cơn đau tái phát, khớp và cơ suy yếu, người bệnh thậm chí không thể cử động nhẹ.

    Biến chứng khô khớp

    Khô khớp không phải bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp có thể dẫn đến nhiều biến chứng xấu như:

    • Kéo dài cơn đau nhức: Khi bị khô khớp, phần sụn ở giữa các khớp xương bị bào mòn một cách nhanh chóng, làm lộ ra phần đầu xương. Điều này khiến 2 đầu xương ma sát vào nhau và gây ra những cơn đau nhức trong quá trình vận động của bệnh nhân.
    • Khả năng vận động suy giảm: Đây là biến chứng phổ biến nhất khi gặp phải tình trạng khô khớp. Người bệnh gặp khó khăn với việc di chuyển, kể cả khi đi lại nhẹ nhàng, leo cầu thang hay đứng lên ngồi xuống. Thậm chí khớp còn có thể mất cảm giác tạm thời và thường xuyên nhức mỏi.
    • Tổn thương dây thần kinh: Một biến chứng khác người bệnh có thể gặp phải là làm tổn thương dây thần kinh. Được biết dây thần kinh tọa chạy từ sống lưng xuống đến gót chân là nơi chịu nhiều tác động xấu nhất, làm người bệnh không chỉ bị đau nhức ở phần khớp bị khô mà cả cơ thể đều phải chịu đau nhức. Điều này cũng gây khó khăn và khiến quá trình điều trị phức tạp hơn.
    • Teo cơ, biến dạng: Các cơ xung quanh khớp bị teo, đặc biệt nếu xảy ra ở khu vực khớp gối sẽ làm bệnh nhân bị cong vẹo chân qua bên phải hoặc trái. Từ đó, việc đi đứng gặp nhiều khó khăn, bạn có thể bị khập khiễng, dễ bị ngã.
    • Khớp bị liệt: Nếu không chữa trị kịp thời, biến chứng tiếp theo chính là tình trạng liệt khớp. Đầu tiên, khả năng vận động sẽ gặp khó khăn hơn do khớp bị cứng, tiếp theo là là bại liệt, lúc này gần như không có khả năng phục hồi.

      Khô khớp gây đau nhức, khó chịu
      Khô khớp gây đau nhức, khó chịu

    Chẩn đoán khô khớp

    Một số kỹ thuật y tế thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh khô khớp gồm có: 

    • Thăm khám lâm sàng: Các bác sĩ tiến hành kiểm tra biểu hiện bên ngoài khớp, sau đó yêu cầu người bệnh thực hiện một vài động tác để kiểm tra khả năng vận động, phạm vi mở rộng của khớp. Đồng thời hỏi người bệnh các vấn đề liên quan đến tiền sử bệnh, những khớp bị ảnh hưởng, tình trạng đau nhức,... để đánh giá chính xác mức độ của bệnh.
    • Xét nghiệm hình ảnh: Gồm có chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) và cả chụp cộng hưởng từ (MRI). Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng của người bệnh như có gai xương, hay tổn thương dưới sụn không, đồng thời đánh giá mức độ tổn thương mô mềm, tình trạng hao mòn sụn và những vấn đề thường khác khiến quá trình tiết dịch khớp diễn ra không suôn sẻ.
    • Xét nghiệm máu: Nếu nghi ngờ khô khớp là triệu chứng của bệnh lý viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp,... bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm xét nghiệm máu để kiểm tra vi khuẩn đang hoạt động, protein phản ứng C, tốc độ lắng máu,... Từ đó mới có thể xác định chính xác nguyên nhân làm giảm dịch nhầy và có chỉ định phù hợp.

    Điều trị khô khớp

    Phác đồ điều trị khô khớp của từng người sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh cụ thể. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp dưới đây:

    Điều trị bằng thuốc

    Sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng đang là phương pháp được áp dụng nhiều nhất. Đồng thời kết hợp cùng các loại thuốc kích thích sản sinh dịch khớp để ngăn chặn tiến triển bệnh.

    Các loại thuốc trị khô khớp thường dùng là:

    • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Gồm có Naproxen, Ibuprofen, Aspirin,... mang lại tác dụng chống viêm, giảm sưng đau mức độ trung bình. Tuy nhiên có thể gây tác dụng phụ, vì vậy chỉ nên dùng điều trị ngắn hạn trong 3 - 5 ngày và tối đa 7 ngày.
    • Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc điển hình được chỉ định là Acetaminophen mang đến tác dụng giảm đau mức độ nhẹ và trung bình, kèm theo hạ sốt. Liều dùng khuyến cáo với loại thuốc này là 500mg, cách 4 - 6 tiếng/lần.
    • Thuốc Corticosteroid dạng tiêm: Bác sĩ chỉ định loại thuốc này trong trường hợp bị khô khớp do bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,... Tiêm trực tiếp thuốc vào khớp để giảm đau, chống viêm mang lại hiệu quả nhanh hơn thuốc uống. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như mất ngủ, vã mồ hôi, đái tháo đường, tăng đường huyết, teo gân cơ,...

    Một số loại sản phẩm bổ sung chất nhờn dịch khớp người bệnh có thể sử dụng là:

    • Collagen Type 2: Hỗ trợ quá trình tăng sinh dịch khớp và tái tạo tế bào sụn khớp. Collagen Type 2 thường được bào chế dưới dạng viên uống, với liều dùng khuyến cáo là 40g/ngày, duy trì đều đặn trong khoảng 6 tháng.
    • Acid Hyaluronic: Mang đến tác dụng bổ sung dịch nhờn, bôi trơn ổ khớp và kích thích cơ thể tái tạo, phục hồi sụn khớp. Loại thuốc này thường được dùng dưới dạng tiêm, liều lượng cụ thể theo chỉ định từ bác sĩ.
    • Glucosamine: Bổ sung dịch nhờn thiếu hụt trong khớp, từ đó ngăn nguy cơ thoái hóa khớp. Liều dùng được khuyến cáo là 1200 - 1500mg/ngày, sử dụng đều đặn trong 1 - 2 tháng, tối đa không quá 6 tháng.
    • Chondroitin: Thúc đẩy cơ thể sản sinh dịch nhờn, cải thiện tình trạng khô khớp và tổn thương liên quan. Liều dùng được khuyến cáo khi sử dụng sản phẩm này là 1000 - 1200mg/ngày.

    Sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng
    Sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng

    Vật lý trị liệu

    Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh có thể tham khảo một số bài tập vật lý trị liệu để giảm đau cứng khớp, tăng cường vận động khớp gối và phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

    • Trị liệu với sóng xung kích Shockwave: Thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi collagen ở những mô sâu và giúp khôi phục sụn khớp.
    • Trị liệu thần kinh cột sống: Đây là phương pháp trị liệu bảo tồn, giúp nắn chỉnh những xương khớp bị lệch về đúng vị trí của nó.
    • Trị liệu với laser thế hệ IV: Phương pháp này sử dụng laser cường độ cao để giảm chứng sưng viêm gây khô khớp. Đồng thời kích thích sâu đến các mô xương, giảm đau và tái tạo tế bào cho người bệnh.

    Phẫu thuật

    Phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp việc điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả. Phương pháp này có khả năng giải phóng dây chằng, khớp, phù hợp với trường hợp bị khô khớp do thoái hóa hoặc các bệnh lý xương khớp khác.

    Một số phương pháp phẫu thuật bao gồm nắn chỉnh khớp xương hoặc ghép sụn nhân tạo để phục hồi cấu trúc và chức năng cơ xương khớp, nhanh chóng lấy lại khả năng vận động linh hoạt. Tuy nhiên, trong quá trình này có thể xảy ra một số biến chứng hư huyết khối, nhiễm trùng, xuất huyết, dị ứng, tổn thương dây thần kinh, dị ứng, cản trở hô hấp,...

    Phòng tránh khô khớp

    Khô khớp gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sinh hoạt hàng ngày, vì vậy cùng với việc điều trị, các bạn cần tuân thủ các biện pháp phòng tránh dưới đây:

    • Hạn chế thực hiện những môn thể thao đòi hỏi sức mạnh, chạy, nhảy liên tục để giảm nguy cơ chấn thương.
    • Những bệnh nhân có tiền sử bệnh, tốt nhất không nên thực hiện những tư thế như ngồi xổm, ngồi xếp bằng, đi cầu thang quá nhiều,... để giảm tổn thương đến xương khớp.
    • Ngồi làm việc đúng tư thế, sinh hoạt đúng giờ, tránh để stress, căng thẳng kéo dài.
    • Duy trì thói quen tập thể dục, vận động đều đặn, khoa học thông qua các bộ môn nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ, bơi lội, yoga,...
    • Điều chỉnh thực đơn ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ chất, đặc biệt nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng sinh chất nhờn dịch khớp tự nhiên.
    • Ngoài ra, người bệnh chú ý tái khám đúng lịch hẹn hoặc chủ động đi thăm khá

    Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh khô khớp. Mong rằng qua đây bạn đọc đã nắm rõ các kiến thức cơ bản về bệnh để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nhìn chung, khô khớp không phải bệnh lý nguy hiểm với tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng đến chức năng vận động, vì vậy gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống.

    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *