Tìm Hiểu Phương Pháp Tập Vật Lý Trị Liệu Thoái Hóa Khớp Gối

Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh xương khớp phổ biến xảy ra do xương khớp bị lão hóa, thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Bệnh gây ra tình trạng đau nhức, sưng viêm tại vùng đầu gối. Điều này làm ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến chức năng vận động của người bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc đặc trị, rất nhiều người đã tìm đến các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối để cải thiện và ngăn ngừa các vấn đề về khớp gối tái phát trong tương lai.

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối bao gồm những gì?

Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi phần sụn chêm hoặc dây chằng ở khớp gối bị tổn thương. Từ đó người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, cứng khớp, khó vận động, đi lại, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có rất nhiều cách điều trị thoái hóa khớp gối trong đó tập vật lý trị liệu là phương pháp được nhiều người áp dụng. 

Mục đích của việc tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối đó là giúp tăng cường sức mạnh cho cơ đùi, cải thiện khả năng vận động của khớp gối. Chính vì vậy bài tập này rất cần thiết cho những người có khớp gối bị tổn thương do thoái hóa, chấn thương do tai nạn hoặc mới trải qua phẫu thuật khớp gối. Áp dụng các bài tập khoa học, đúng cách sẽ giúp thúc đẩy nhanh tốc độ hồi phục của khớp gối. 

vat ly tri lieu thoai hoa khop goi
Tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối giúp giảm đau xương khớp hiệu quả

Tập vật lý trị liệu khớp gối thường bao gồm các phương pháp sau: 

  • Sử dụng sóng ngắn

Sóng ngắn là phương pháp điều trị thoái hóa khớp khá phổ biến hiện nay. Ngoài ra những người bị viêm khớp gối, viêm khớp khuỷu cũng có thể áp dụng được. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng bước sóng từ 11m đến 22m tác động vào các vùng cơ xung quanh gối. Các cơ sẽ rung lên, tạo hiệu ứng nhiệt, giúp làm giãn cơ, giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết thương và tăng cường trao đổi chất.

Phương pháp sử dụng vật lý trị liệu bằng sóng ngắn  để điều trị thoái hóa khớp gối cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn, bạn không nên tự ý thực hiện theo. Trong quá trình điều trị sẽ có sự điều chỉnh công suất điện tùy theo sức chịu đựng của người bệnh. Những người bị thoái hóa khớp cấp tính sẽ điều trị 10 phút và thoái hóa khớp mãn tính sẽ điều trị 20 phút. 

  • Sóng xung kích trị liệu

Sóng xung kích trị liệu tác động vào sâu bên trong khớp gối có tác động giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình phục hồi các vết thương tại sụn khớp. Ngoài ra, phương pháp này còn có tác dụng giúp kháng viêm, giảm cơn đau ở khớp gối, điều chỉnh các vôi hóa và chữa lành các tổ chức bị tổn thương. Không chỉ đối với bệnh thoái hóa khớp gối mà bất cứ vấn đề nào về cơ hoặc khớp đều có thể sử dụng được loại sóng này.

Thời gian điều trị bằng sóng xung kích kéo dài từ 5-10 phút/buổi, mỗi buổi cách nhau từ 5-14 ngày. Một liệu trình sẽ diễn ra trong vòng 3-5 buổi. Quá trình điều trị này cần phải được thực hiện bởi những người có kỹ thuật. Do đó bạn nên lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín.

  • Dùng điện xung

Việc sử dụng dòng điện xung với nhiều tần số khác nhau sẽ giúp cải thiện được các triệu chứng khó chịu của khớp gối như: Đau nhức, sưng viêm, tăng cường tuần hoàn máu, tăng trương lực cơ, giúp cơ linh hoạt hơn.

Các bác sĩ sẽ tiến hành đưa dòng điện vào cơ thể và theo dõi phản ứng của người bệnh để đánh giá ngưỡng rung, ngưỡng co cơ, ngưỡng cảm giác, ngưỡng đau…

vat ly tri lieu thoai hoa khop goi
Dùng điện xung chữa thoái hóa khớp gối
  • Máy nén ép trị liệu

Phương pháp nén ép trị liệu được chỉ định dùng cho những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Bằng cách sử dụng áp dụng nén để bơm khí từ các túi khí đến các vòng bít, giúp xoa bóp khớp gối, thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất, giúp các nhóm cơ được thư giãn.

Máy nén ép trị liệu được thực hiện rất đơn giản, dễ dùng, người bệnh có thể tự điều chỉnh được áp suất và các chế độ trên máy. Thời gian tập luyện sẽ kéo dài từ 15-30 phút.

  • Sử dụng tia hồng ngoại

Phương pháp vật lý trị liệu cứng khớp gối bằng tia hồng ngoại có tác động tới các mao mạch, mô, dây thần kinh và các tổ chức dưới da, giúp tăng cường lưu thông máu, giãn mạch máu, giãn cơ, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng tới khớp và giúp giảm đau hiệu quả.

  • Tập bằng máy gập duỗi tự động

Việc tập luyện bằng thiết bị này có tác dụng giúp khớp gối được vận động một cách liên tục. Từ đó giúp phục hồi hiệu quả chức năng vận động của khớp. Bạn có thể mua máy về để tự tập tại nhà, vừa tiện lợi lại có thể chủ động tập luyện bất cứ lúc nào.

  • Các bài tập vật lý trị liệu

Người bệnh sẽ thực hiện các bài tập vật lý trị liệu do chuyên viên hướng dẫn. Việc tập luyện có thể tập tại nhà hoặc phòng tập của bệnh viện. Những bài tập này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện những tổn thương của khớp gối.

Các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất

Dưới đây là những bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối khá đơn giản và hiệu quả, bạn có thể áp dụng tại nhà tập sau:

Bài tập nâng chân một bên

Bài tập nâng một bên chân được thực hiện khá đơn giản. Tác dụng của bài tập này đó là tăng cường sự dẻo dai của khớp gối, giúp cơ đùi thêm khỏe mạnh và tăng khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.

Cách thực hiện: 

  • Người bệnh nằm nghiêng mình ở trên thảm tập.
  • Hai chân duỗi thẳng.
  • Từ từ nâng một chân lên cao và tạo thành một góc 60 độ.
  • Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây và dần dần hạ xuống.
  • Sau đó lại tiếp tục đưa lên.
  • Lặp lại động tác này thêm khoảng 10 lần sau đó đổi bên.
vat ly tri lieu thoai hoa khop goi
Bài tập nâng chân một bên

Bài tập giúp kéo giãn cơ tứ đầu đùi khi đứng

Đây là một bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối giúp giảm đau đầu gối nhanh chóng. Các động tác này có tác dụng làm căng cơ tứ đầu đùi khi đứng nên lúc đầu người bệnh sẽ cảm thấy hơi căng và đau ở vùng đùi. Tuy nhiên sau một lúc cơn đau sẽ thuyên giảm và các cơ sẽ được thả lỏng.

Cách thực hiện: 

  • Người bệnh đứng thẳng, nắm lấy lưng ghế hoặc tường để giữ thăng bằng. 
  • Gấp một đầu gối về phía sau.
  • Sử dụng một tay để giữ mắt cá chân, kéo từ từ chân về phía mông.
  • Giữ nguyên tư thế này thêm khoảng 30 giây.
  • Sau đó hạ chân xuống tư thế ban đầu và thư giãn.
  • Lặp lại động tác này thêm khoảng 2-3 lần nữa.
  • Tiếp tục đổi bên để tập luyện cho chân còn lại.

Bài tập căng gân gót

Tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối không thể bỏ qua bài tập căng gân gót. Động tác này có tác dụng làm giảm đau đầu gối và thả lỏng cơ bắp một cách nhanh chóng. Các động tác sẽ góp phần làm căng cơ ở gót chân và bắp chân. 

Cách thực hiện:

  • Người bệnh đứng thẳng, hướng mặt về phía tường.
  • Bước một bước về phía trước, đầu gối chùng xuống.
  • Một chân còn lại để ở phía sau, giữ thẳng chân.
  • Các ngón chân bạn hướng vào trong.
  • Giữ hai chân phẳng, di chuyển hông về phía trước, hướng vào phía tường.
  • Giữ nguyên tư thế này thêm khoảng 20 đến 30 giây.
  • Sau đó người bệnh quay lại tư thế ban đầu và thư giãn.
  • Lặp lại động tác này khoảng 5 lần nữa.
  • Chân còn lại bạn tập với động tác tương tự.

Bài tập squat trị liệu thoái hóa khớp gối

Đây là bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối phổ biến nhất được nhiều người thực hiện. Bài tập này có tác dụng làm tăng khả năng vận động cho cơ đùi, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu đến các khớp xương bị tổn thương, giúp cơ đùi và cơ bắp chân thêm khỏe mạnh.

Cách thực hiện: 

  • Đứng thẳng người, 2 chân song song rộng bằng vai.
  • Sau đó từ từ hạ thấp đầu gối xuống, hai tay đưa ra phía trước.
  • Điều chỉnh tư thế sao cho lưng hơi hướng về phía trước, đầu gối song song với mặt đất.
  • Giữ nguyên tư thế này thêm khoảng 10 giây. 
  • Sau đó người bệnh quay lại tư thế ban đầu.
  • Tiếp tục lặp lại động tác squat này thêm 10 nữa.
vat ly tri lieu thoai hoa khop goi
Bài tập squat trị liệu thoái hóa khớp gối

Bài tập nâng bắp chân

Bài tập nâng bắp chân có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện sự dẻo dai của khớp gối và tăng khả năng vận động, đi lại của người bệnh.

Cách thực hiện: 

  • Người bệnh lựa chọn địa điểm gần với cầu thang.
  • Lần lượt bước từng chân lên bậc thang như bình thường.
  • Thực hiện động tác này khoảng 10 bậc.
  • Tăng dần thời gian và cường độ để đạt được hiệu quả.

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối với bài tập nâng chân thẳng

Nâng chân là một động tác vật lý trị liệu khá đơn giản. Bài tập này có tác dụng tăng cường sức mạnh cho cơ đùi và cơ bắp chân, tăng cường lưu thông máu và giúp đầu gối thêm linh hoạt hơn.

Cách thực hiện: 

  • Người bệnh nằm ngửa trên sàn.
  • Co một chân lại, đặt bàn chân bằng phẳng trên sàn.
  • Chân còn lại giữ thẳng, nâng lên cao từ từ rồi hạ xuống.
  • Lặp lại động tác này thêm 10-15 lần nữa.
  • Thực hiện tập luyện tương tự với bên chân còn lại. 

Bài tập vật lý trị liệu kéo giãn vùng cơ đùi sau

Đây là bài tập giúp cải thiện sức mạnh cho cơ đùi và tăng tính linh hoạt cho vùng đầu gối. Động tác này được thực hiện khá đơn giản, bạn có thể thực hiện như sau: 

Cách thực hiện: 

  • Người bệnh đứng thẳng đối diện với tường.
  • Một chân đứng trước, một chân đứng sau, nhìn giống tư thế như đang bước đi.
  • Hai tay vịn vào tường, mắt nhìn thẳng.
  • Khuỷu gối chân trước, chân sau giữ thẳng.
  • Để nguyên tư thế này trong vòng 15 đến 20 giây.
  • Lặp lại động tác này thêm 2-5 lần nữa.
  • Tập luyện tương tự với bên chân còn lại.
vat ly tri lieu thoai hoa khop goi
Bài tập vật lý trị liệu kéo giãn vùng cơ đùi sau

Chữa thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu có tốt không?

Theo các chuyên gia cho biết, vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp nhằm duy trì, cải thiện và phục hồi tối đa khả năng vận động của khớp gối. Từ đó giúp khớp gối trở nên linh hoạt, cử động thoải mái hơn, giúp phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm như tàn tật vĩnh viễn. 

Chỉ cần bạn tập luyện chăm chỉ và đúng các, phương pháp vật lý trị liệu sẽ mang đến cho người bệnh thoái hóa khớp gối những lợi ích sau đây:

  • Giúp giảm đau, thích hợp điều trị cho những người bị đau khớp gối cấp tính.
  • Kháng viêm hiệu quả, kích thích khả năng tự phục hồi tại những vị trí vết thương.
  • Điều trị an toàn, không xâm lấn, ít biến chứng.
  • Phục hồi chức năng của khớp gối, giúp đi lại vận động dễ dàng hơn.
  • Tránh gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tây y điều trị.
  • Cách thực hiện an toàn, nhanh gọn, có thể tự tập luyện tại nhà.

Tuy nhiên việc tập luyện vật lý trị liệu cần áp dụng trong thời gian dài. Bệnh thoái hóa khớp gối sẽ không thuyên giảm ngay lập tức mà cần sự kiên trì tập luyện đều đặn. Hơn nữa, để đạt được hiệu quả người bệnh cần kết hợp với cả chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, hợp lý.

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối giá bao nhiêu? Thực hiện ở đâu?

Đối với những trường hợp tự tập luyện tại nhà, bạn không cần tốn bất cứ chi phí nào. Còn nếu bạn trị liệu có sử dụng máy móc, chi phí sẽ rơi vào khoảng 80.000đ – 700.000đ/lần bao gồm cả công thăm khám và chụp chiếu.

Dưới đây là bảng giá áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối bạn có thể tham khảo:

  • Chi phí thăm khám: 150.000 – 200.000đ.
  • Điện trị liệu: 80.000 – 120.000đ.
  • Siêu âm trị liệu: 120.000 – 250.000đ.
  • Sóng ngắn trị liệu: 100.000 – 150.000đ.
  • Sóng xung kích trị: liệu 600.000 – 650.000đ.
  • Nén áp trị liệu: 80.000 – 100.000đ.
vat ly tri lieu thoai hoa khop goi
Chi phí tập vật lý trị liệu không có quá đắt

Hiện nay việc điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu đã trở nên phổ biến. Vì vậy bạn có thể tập luyện tại các phòng khám hoặc bệnh viện lớn trên toàn quốc. Đặc biệt chú ý nên lựa chọn những đơn vị chuyên khoa xương khớp uy tín để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý trong quá trình tập vật lý trị liệu cho người bệnh

Mặc dù quá trình tập vật lý trị liệu diễn ra hết sức an toàn và đơn giản, tuy nhiên người bệnh vẫn cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau: 

  • Khi bắt đầu tập luyện, bạn nên nhờ các kỹ thuật viên hướng dẫn để đảm bảo an toàn, tập đúng cách và không bị sai động tác.
  • Tần suất và mức độ tập luyện cần được nâng lên từ dễ đến khó để giúp cơ thể có thể làm quen được với cường độ.
  • Mỗi ngày bạn nên tập từ 2-3 lần vào khoảng thời gian khác nhau. Không nên dồn vào một lúc sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
  • Nếu sau khi tập luyện bạn cảm thấy xương khớp có dấu hiệu sưng đau thì nên điều chỉnh lại cường độ và thời gian tập luyện.
  • Lựa chọn địa chỉ tập vật lý trị liệu uy tín, đáp ứng đầy đủ cả về chuyên môn và trang thiết bị hiện đại, giúp quá trình hồi phục vết thương nhanh hơn.
  • Nếu cảm thấy càng tập càng bị đau nhức khó chịu bạn nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra lại.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học bằng cách bổ sung thêm nhiều món ăn chứa các chất dinh dưỡng tốt cho khớp như glucosamine, vitamin D, canxi, omega-3, kali, photpho, magie, chất xơ…
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress trước trong và sau khi tập luyện vật lý trị liệu.
  • Nếu việc tập luyện không đạt hiệu quả bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn áp dụng một phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích. Từ đó giúp cho việc tập luyện của người bệnh đạt được hiệu quả tích cực hơn.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo