Thoái Hóa Khớp Gối Nên Uống Thuốc Gì? Lưu Ý Từ Bác Sĩ

Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn bảo vệ ở đầu xương khớp bị phá hủy, khiến các đầu xương va chạm với nhau gây ra những cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh. Việc sử dụng các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối đều cần phải có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Vậy người bệnh bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc thường có mặt trong đơn thuốc của người bệnh.

Thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?

Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh mạn tính xảy ra do quá trình lão hóa khớp và do những tác động bên ngoài như: Lao động nặng, dinh dưỡng nghèo canxi, chấn thương, tai nạn,…. Đến nay, Y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối triệt để, tận gốc. Các phương pháp được áp dụng chủ yếu tập trung vào việc làm giảm triệu chứng và ngăn không cho bệnh tiến triển nghiêm trọng. 

Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh mạn tính gây đau nhức nghiêm trọng
Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh mạn tính gây đau nhức nghiêm trọng

Nguyên tắc điều trị bệnh thoái hóa khớp gối đó là sử dụng các loại thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm trong thời gian bệnh đang tiến triển. Sau đó bổ sung thêm các loại collagen tuýp 1,2, MSM, glucosamine… để tăng cường dưỡng chất cho sụn khớp và dây chằng, giúp làm chậm quá trình thoái hóa, phục hồi tổn thương tại sụn khớp. 

Vậy những người bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc điều trị thường có mặt trong các đơn thuốc của bác sĩ.

Thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? Thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau luôn có mặt trong đơn thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp gối của bác sĩ. Thuốc giảm đau có tác dụng loại bỏ các cơn đau do thoái hóa khớp gối một cách nhanh chóng. Chúng thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị đau ở mức độ nhẹ và trung bình.

Những loại thuốc này khá an toàn nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Tuy nhiên bạn không nên tự ý mua thuốc về điều trị mà cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc giảm đau có thể kể đến như: Paracetamol, codein, opioid, indomethacin, diacerein, dextropropoxyphen, naproxen, ibuprofen, diclofenac….

Thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ được bác sĩ chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị căng cơ, co cứng, giúp tăng khả năng vận động cho người bệnh. Thuốc được được dùng ở liều thấp và có hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân cao tuổi, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, hạ huyết áp, nhức đầu, nhược cơ,… Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như decontractyl, mydocalm, mephenesin, eperisone…

Thuốc bổ sung dịch nội khớp

Ở những đối tượng bị thoái hóa khớp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thêm loại thuốc bổ sung dịch nội khớp. Loại thuốc này có chứa thành phần chủ yếu là Acid hyaluronic – một hợp chất quan trọng trong việc cấu thành nên dịch khớp. Acid hyaluronic có tác dụng giảm đau, làm tăng độ đàn hồi, bôi trơn và bảo vệ khớp cho người bệnh. 

Thuốc chống viêm trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì chắc chắc chắn không thể bỏ qua các loại thuốc kháng viêm không chứa Steroid (NSAIDs). Loại thuốc này bao gồm meloxicam, piroxicam, celecoxib, meloxicam, diclofenac, etoricoxia, naproxenibuprofen,…. có tác dụng giảm đau nhức khớp, ngừa viêm. Thuốc được áp dụng cho những bệnh nhân bị viêm khớp mức độ trung bình và nặng, không đáp ứng với những thuốc giảm đau thông thường.

Các bác sĩ cho biết, nhóm thuốc này có hiệu quả nhanh và mạnh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn để tránh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như: Viêm loét dạ dày, nóng gan, xuất huyết tiêu hóa,…. 

Thuốc chống viêm trị thoái hóa khớp gối
Thuốc chống viêm trị thoái hóa khớp gối

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng cũng là một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh thoái hóa khớp. Thuốc được dùng phổ biến trong trường hợp này là Amitriptyline và Nortriptyline. Cơ chế hoạt động của thuốc đó là ức chế tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh gây ra phản ứng đau ở khớp. Từ đó giúp làm giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.

Tuy nhiên thuốc cần được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng để tránh các tác dụng phụ như: Táo bón, hạ huyết áp, giảm trí nhớ, rối loạn khả năng tình dục,…

Thuốc trị thoái hóa khớp có tác dụng chậm

Một số loại thuốc điều trị thoái hóa khớp có tác dụng chậm được sử dụng phổ biến đo là Glucosamine, Chondroitin, Diacerein. Nhóm thuốc này có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp như sưng viêm, đau nhức, cứng khớp,… Đồng thời thuốc cũng hỗ trợ phục hồi các mô sụn bị hư hỏng, ức chế tác nhân gây phá hủy sụn khớp, nâng cao khả năng hấp thu của xương, chống thoái hóa và giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da cũng được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối. Những loại thuốc này có tác dụng ức chế cảm thụ cơn đau của người bệnh, giúp làm giảm đau nhanh chóng. Người bệnh có thể sử dụng mỗi khi xương khớp bị đau, tuy nhiên liều lượng vẫn phải đảm bảo. Bởi những loại thuốc như thế này thường có tính mát hoặc nóng, nếu bôi quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng bỏng nóng hoặc bỏng lạnh nghiêm trọng. 

Loại thuốc được dùng phổ biến trong trường hợp này đó là Voltaren Emulgel và Capsaicin. Người bệnh bôi tối đa mỗi ngày 4 lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Chú ý không dùng thuốc bôi lên những vùng da bị viêm nhiễm, có vết thương hở.

Thuốc tiêm khớp

Đối với những trường hợp bị đau khớp gối ở mức độ nghiêm trọng, việc dùng thuốc uống không mang lại hiệu quả tích cực, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc tiêm nội khớp. Một số loại thuốc tiêm được dùng phổ biến như: 

  • Tiêm steroid: Người bệnh sẽ được chỉ định tiêm glucocorticoid hoặc corticosteroid trực tiếp vào khớp gối để giảm đau nhức, sưng viêm, cứng khớp. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp giúp giảm đau tạm thời. Chưa kể nếu tiêm steroid vào cơ thể quá nhiều có thể khiến lớp sụn của khớp gối bị bào mòn.
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP: PRP được lấy từ máu của người bệnh có lượng tiểu cầu cao gấp nhiều lần so với máu bình thường. Tiêm PRP vào khớp sẽ giúp kích thích quá trình chữa lành tổn thương ở khớp, giúp giảm đau và tăng cường chức năng vận động của khớp.
  • Tiêm axit hyaluronic: Phương pháp này có tác dụng giúp cung cấp dịch bôi trơn cho khớp. Từ đó tăng cường khả năng vận động cho người bệnh và giúp giảm đau hiệu quả.
  • Tiêm tế bào gốc: Bác sĩ sẽ tiêm các tế bào gốc từ tủy xương hoặc mô mỡ vào khớp để kích thích mô mới phát triển. Mục đích là để thay thế các mô khớp đã bị tổn thương.
Thuốc tiêm khớp
Thuốc tiêm khớp

Lưu ý khi điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối, để đạt được hiệu quả và đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên sử dụng thuốc thoái hóa khớp gối theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Không tùy tiện kết hợp các loại thuốc với nhau, không tự ý tăng giảm liều lượng kể cả khi những cơn đau đã thuyên giảm. Việc ngưng thuốc đột ngột sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc khiến quá trình điều trị sau này gặp khó khăn hơn.
  • Người bệnh trong quá trình dùng các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối nếu gặp phải những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
  • Chú ý không sử dụng các loại thuốc đã hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng, mốc, chảy nước, có mùi lạ…
  • Nên bảo quản thuốc ở đúng nơi quy định, tránh tầm tay của trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà, tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào, tránh những nơi có độ ẩm cao. Nhiệt độ bảo quản thuốc phù hợp là từ 25-30 độ.
  • Người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc với chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie, kali, photpho,… để giúp xương sụn khớp luôn khỏe mạnh.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để giúp xương khớp được linh hoạt, dẻo dai. Tuy nhiên người bệnh nên lựa chọn những bộ môn phù hợp như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, tránh vận động mạnh, tránh luyện tập quá sức sẽ khiến “lợi bất cập hại”.
  • Nên xoa bóp khớp gối mỗi ngày 20 phút để tăng cường lưu thông máu, tránh cơ và khớp bị mỏi.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị, người bệnh cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ và luôn tìm hiểu kiến thức về bệnh lý xương khớp để có thể tự mình cải thiện bệnh tại nhà. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo