Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Chạy Bộ? Lưu Ý Khi Tập Luyện
Thoái hóa khớp gối là tình trạng thường gặp ở một số bệnh nhân từ sau 40 tuổi. Căn bệnh này có thể gây ra những cơn đau nhức, sưng viêm tại vùng khớp, làm ảnh hưởng đến quá trình đi lại vận động của người bệnh. Vì vậy nhiều người thắc mắc không biết liệu thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không? Bài viết dưới đây Đỗ Minh Đường sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.
Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ?
Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh viêm khớp khá phổ biến hiện nay. Bệnh xuất phát bởi những tổn thương ở bên trong sụn khớp, làm ảnh hưởng đến quá trình vận động và sinh hoạt của người bệnh.
Những người bị thoái hóa khớp sẽ gặp phải tình trạng đau khớp, cứng khớp nghiêm trọng. Cơn đau sẽ trở nên nặng nề hơn mỗi khi người bệnh di chuyển. Nếu không được điều trị kịp thời, sụn ở quanh đầu gối sẽ mỏng dần và thô hơn. Lâu ngày sẽ gây thương tật vĩnh viễn, khiến người bệnh khó đi lại.
Chính vì vậy nhiều người thường cho rằng khi bị thoái hóa khớp nên hạn chế vận động, đi lại hoặc chạy bộ để giảm bớt đau đớn. Vậy thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không?
Các chuyên gia cho biết, người bị thoái hóa khớp gối vẫn có thể chạy bộ. Tuy nhiên cường độ vận động cần phải phù hợp với tình trạng xương khớp hiện tại. Bởi việc chạy bộ không phải là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Căn bệnh này chủ yếu là do tuổi tác, thừa cân béo phì, bị chấn thương ở đầu gối hoặc trong gia đình có người từng bị thoái hóa khớp.
Lười di chuyển, vận động sẽ khiến các khớp xương trở nên kém linh hoạt hơn, hạn chế lưu thông máu, khiến gân, cơ và dây chằng bị co cứng lại khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngược lại, việc vận động nhẹ nhàng, đi bộ đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe sụn khớp, giảm đau, hạn chế tình trạng cứng khớp và giúp khớp gối trở nên linh hoạt hơn.
Công dụng của việc chạy bộ đối với bệnh thoái hóa khớp
Đi bộ, chạy bộ là một hình thức vận động vô cùng nhẹ nhàng, đơn giản, không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp xương khớp trở nên linh hoạt hơn. Dưới đây là những lợi ích của việc vận động thường xuyên đối với bệnh thoái hóa khớp.
- Giúp giảm đau: Đi bộ có thể giúp cải thiện lưu thông máu, giảm đau nhức, co cứng, từ đó tăng khả năng vận động và tăng tính linh hoạt của khớp gối.
- Bảo vệ khớp đang bị tổn thương: Việc vận động đi lại thường xuyên có thể làm tăng tiết dịch khớp, giúp sụn khớp nhận được nhiều dinh dưỡng để duy trì sức khỏe, đồng thời bảo vệ khớp gối đang chịu tổn thương.
- Cải thiện cân nặng: Giữ cân nặng ở mức phù hợp sẽ làm giảm áp lực cho khớp gối. Vì vậy bạn cần tích cực chạy bộ để giúp đốt cháy mỡ thừa, duy trì cân nặng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tác dụng khác: Việc đi bộ còn giúp người bệnh ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc hơn, giảm lo âu, căng thẳng, hạn chế phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
Lưu ý khi chạy bộ cho người thoái hóa khớp gối
Đối với người bị thoái hóa khớp gối, việc chạy bộ cần được thực hiện một cách khoa học và bài bản. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để quá trình tập luyện đạt được hiệu quả tối đa, phòng ngừa rủi ro gây ảnh hưởng đến xương khớp.
- Nên chạy bộ trên tuyến đường an toàn, bằng phẳng, gần nhà, ít xe cộ đi lại.
- Lựa chọn thời gian chạy bộ vào buổi sáng và tối là tốt nhất. Việc vận động vào buổi sáng sẽ giúp khởi động xương khớp, giảm tần suất xảy ra những cơn đau. Còn khi tập luyện vào buổi tối sẽ giúp điều hòa cơ thể, cải thiện giấc ngủ, phòng ngừa đau cứng khớp.
- Chạy bộ với cường độ tập luyện từ thấp đến cao. Thời gian đầu người bệnh nên dành ra mỗi ngày 10 phút chạy bộ, sau đó tăng dần lên 30 phút, 60 phút.
- Mang loại giày và quần áo thoải mái khi chạy bộ để dễ vận động và tránh nguy cơ bị trật khớp khi chạy.
- Chia sẻ về lịch trình tập luyện của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm. Nếu có thể, hãy tập luyện cùng với họ để giúp bạn không cảm thấy bị nhàm chán. Đồng thời giúp tạo động lực để những buổi tập luyện sau trở nên thú vị hơn.
- Đếm số bước chân và kiểm soát tốc độ đi bộ bằng cách kiểm tra nhịp tim trong quá trình tập luyện.
- Cần khởi động kỹ từ 5-10 phút trước khi chạy bộ để hạn chế nguy cơ bị chấn thương trong lúc tập luyện.
- Khi cảm thấy đầu gối bị đau thì nên dừng lại nghỉ ngơi, xóa dịu cơ đau bằng cách chườm lạnh, chườm nóng hoặc nắn bóp đầu gối. Nếu có dấu hiệu dưng đỏ, đau buốt thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chủ động đi thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tình trạng khớp gối, đồng thời được nghe bác sĩ tư vấn thêm về vấn đề luyện tập.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!