Thông Tin Về Các Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Thoái Hóa Khớp Gối 

Thoái hóa khớp gối là tình trạng bệnh thường gặp ở người cao tuổi, không do sưng viêm nhưng dễ bị chẩn đoán nhầm thành viêm khớp gối. Chính vì vậy khi chẩn đoán có những tiêu chuẩn nhất định được quy định nhằm giúp bác sĩ phán đoán đúng tình trạng bệnh, đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Bài viết dưới đây chuyên trang sẽ cung cấp một số thông tin về tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối đang được áp dụng hiện nay. 

Bệnh thoái hóa khớp gối và những thông tin tổng quan

Trước khi đi vào những tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối bạn cần hiểu một số thông tin tổng quan về bệnh này. Thoái hóa khớp gối là bệnh lý nguyên nhân không phải do viêm, không xác định được nguyên nhân cụ thể. Bệnh khởi phát với những đặc trưng như tổn thương sụn và hình thành gai xương.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng nhiều người mắc hiện nay
Thoái hóa khớp gối là tình trạng nhiều người mắc hiện nay

Thoái hóa khớp gối có thể xảy ra do những tổn thương bên trong khớp hoặc khớp bị thoái hóa trong các trường hợp như:

  • Tuổi tác: Tuổi tác chính là yếu tố gia tăng nguy cơ thoái hóa, tuổi càng cao, sụn khớp và khớp gối ngày càng suy giảm, không tự sản sinh dịch khớp dẫn đến thoái hóa khớp gối.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới, một phần nguyên nhân đến từ việc mang thai, áp lực thai nhi khiến cho đầu gối phải chịu lực mạnh hơn, chống đỡ trong một thời gian dài khiến cho khớp gối dễ bị thoái hóa.
  • Béo phì: Những người có cân nặng lớn thường dễ mắc thoái hóa khớp gối nhất. Trọng lượng vượt quá mức gây căng thẳng, áp lực cho đầu gối. Ngoài ra những mô mỡ còn tạo ra protein gây tổn thương xung quanh khớp.
  • Tổn thương khớp: Các chấn thương, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, khi va chạm thì đầu gối chính là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất. Các chấn thương sẽ lành dần theo thời gian nhưng sẽ khiến khớp gối yếu dần đi và dẫn đến thoái hóa khớp.
  • Di truyền: Một vài trường hợp bị thoái hóa khớp gối do di truyền từ người thân trong gia đình.
  • Biến chứng từ bệnh khác: Mãn kinh, đái tháo đường, gout,… có thể xuất hiện biến chứng mất cân bằng tổng hợp xương sụn và dẫn đến thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp gối gây ra tình trạng đau nhức, cứng khớp, da mềm, khớp gối mất tính linh hoạt, sưng tấy và hình thành gai xương. Điều này dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, ảnh hưởng đến việc đi lại cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống, công việc.

Người bệnh khi gặp những biểu hiện bất thường, đau nhức thường xuyên hãy đi thăm khám. Phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm để phục hồi chức năng của xương, khớp đầu gối, tránh những hệ quả nặng nề xảy đến.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ tuổi tác, giới tính, tổn thương sụn khớp trong quá khứ
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ tuổi tác, giới tính, tổn thương sụn khớp trong quá khứ

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối đã được công nhận

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối sẽ dựa trên: Một, tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Mỹ American College of Rheumatology viết tắt là ACR vào năm 1991; Hai, là tiêu chuẩn của Kellgren và Lawrence cũng về chẩn đoán thoái hóa khớp.

Cơ sở chẩn đoán theo tiêu chuẩn Hội thấp khớp học Mỹ –  ACR

Thông tin về tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR – Hội thấp khớp học Mỹ ACR có 5 triệu chứng cơ bản sau:

  • (1) Hình thành gai xương ở rìa khớp (nhìn thấy trên hình chụp X-quang).
  • (2) Chất dịch và dịch khớp có biểu hiện thoái hóa.
  • (3) Người bệnh có độ tuổi trên 38.
  • (4) Triệu chứng cứng khớp ở người bệnh không quá 30 phút.
  • (5) Tiếng kêu lục cục trong ổ khớp khi gập duỗi đầu gối, vận động.

Một số triệu chứng khác cũng có thể gặp ở người bị thoái hóa khớp gối:

  • (6) Tràn dịch khớp.
  • (7) Đầu gối bị biến dạng do các gai xương hình thành gây ra, trường hợp khác do trục khớp bị lệch.

Theo chuẩn của Hộp thấp khớp học Mỹ ACR, người bị mắc thoái hóa khớp khi có những biểu hiện (1), (2), (3), (4); (1), (2), (5) hoặc (1), (4), (5).

Cơ sở tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối của ACR theo các biểu hiện của người bệnh
Cơ sở tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối của ACR theo các biểu hiện của người bệnh

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối của Kellgren và Lawrence

Cơ sở về tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối của Kellgren và Lawrence dựa trên những hình ảnh được chụp chiếu và xét nghiệm liên quan. Qua đó bác sĩ sẽ dễ dàng đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối phù hợp nhất với từng bệnh nhân.

Chụp X-quang:

Hình chụp phim X-quang sẽ cho thấy rất rõ tình trạng thoái hóa khớp đã phát triển đến đâu. Thoái hóa khớp gối sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ bắt đầu xuất hiện.
  • Giai đoạn 2: Hình ảnh rõ hơn về gai xương ở khớp gối.
  • Giai đoạn 3: Khe khớp hẹp dần.
  • Giai đoạn 4: Xương dưới sụn bị xơ và khe khớp hẹp đi rất nhiều.

Siêu âm khớp: Phương pháp này đánh giá tình trạng gai xương, hẹp khe khớp, tràn dịch khớp và đo độ dày của sụn khớp, có phát hiện mảnh sụn bị thoái hóa trong trong ổ khớp hay không.

Nội soi khớp: Phương pháp được thực hiện để quan sát trực tiếp tình trạng tổn thương sụn khớp theo các mức độ khác nhau (chia thành 4 cấp độ). Bác sĩ có thể chỉ định nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để xét thực nghiệm tế bào. Mục đích chính là phân biệt thoái hóa khớp với các bệnh lý tương tự khác.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này có thể thấy được hình ảnh sụn khớp trong không gian 3 chiều một cách rõ ràng và đầy đủ nhất. Hình ảnh MRI cũng có thể phát hiện được những tổn thương sụn khớp, màng hoạt dịch hoặc dây chằng.

Các xét nghiệm khác: Ngoài những phương pháp chẩn đoán kể trên, người bệnh còn được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm sinh hóa và máu (đo tốc độ máu lắng theo bình thường).
  • Dịch khớp: Phương pháp đếm số lượng tế bào ở dịch khớp <1000 tế bào trên 1mm3.
Người bệnh sẽ phải thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau trước khi khẳng định tình trạng bệnh
Người bệnh sẽ phải thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau trước khi khẳng định tình trạng bệnh

Cách điều trị thoái hóa khớp được áp dụng phổ biến

Với những tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối kể trên, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh từ việc dùng thuốc, phẫu thuật cho đến những lưu ý về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Mục đích là kết quả cuối cùng sau khi điều trị là tốt nhất.

  • Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ với nhóm thuốc không chứa steroid hoặc NSAID, dùng cho đường uống. Khi sử dụng thuốc tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn và liều lượng đã được bác sĩ chỉ định trước đó, tránh tình trạng xuất hiện tác dụng phụ khi dùng thuốc.
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu hoặc tiêm steroid cải thiện các cơn đau khớp.
  • Kết hợp dùng thuốc với vật lý trị liệu: Chườm nóng, ngâm suối khoáng, tác động bằng sóng siêu âm hoặc sóng hồng ngoại.
  • Tùy vào từng trường hợp sẽ được chỉ định phương pháp cấy ghép tế bào gốc, giúp tình trạng thoái hóa khớp gối được cải thiện hiệu quả. Tế bào gốc này được chiết xuất từ mô mỡ hoặc tế bào có nguồn gốc từ tủy xương của người bệnh.
  • Phương pháp điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật nội soi khớp, rửa khớp, cắt, lọc lại khớp. Đồng thời cấy ghép tế bào sụn hoặc thực hiện khoan kích thích tạo xương. Với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân trên 60 tuổi không thể đi lại, dùng thuốc không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định thay khớp gối nhân tạo để ổn định vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh từ việc ăn uống hằng ngày, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi cũng như tăng cường vận động nhẹ nhàng tốt cho xương khớp.

Trên đây là những thông tin chính về tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối đang được áp dụng chính hiện nay. Bạn đọc tham khảo, khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn cho người bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin, chuyên trang sẽ hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo