Thoái Hóa Khớp Cổ Chân: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Theo thống kê, bệnh thoái hóa có tỷ lệ người mắc khá cao do nhiều nguyên nhân, tiềm ẩn nguy hại nếu không được xử lý từ sớm. Trong đó cổ chân cũng có nguy cơ gặp vấn đề bởi thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Vậy thoái hóa khớp cổ chân là bệnh gì, biểu hiện ra sao và cách điều trị thế nào đạt hiệu quả cao nhất. Bạn đọc có thể tìm hiểu những nội dung này ở bài viết dưới đây. 

Thoái hóa khớp cổ chân là bệnh lý gì?

Cổ chân là bộ phận có cấu tạo khá phức tạp, gồm nhiều xương có kích thước nhỏ xếp thành 2 hàng ở giữa xương cẳng. Khi cổ chân bị thoái hóa, phần sụn, xương, khớp ở cổ chân bị tổn thương, bào mòn nên người bệnh cảm nhận rõ những cơn đau nhức kéo dài, đồng thời khả năng vận động bị hạn chế.

Thoái hóa khớp cổ chân ban đầu tiến triển khá chậm và khó để nhận ra, tuy nhiên khi đã ở giai đoạn nghiêm trọng sẽ rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được chữa trị kịp thời.

thoai hoa khop co chan
Bệnh thoái hóa khớp cổ chân là bệnh xương khớp thường gặp ở nhiều đối tượng

Để dễ dàng phát hiện bệnh thoái hóa khớp cổ chân, bạn có thể dựa vào những đặc điểm nhận biết nên:

  • Mắt cá chân bị sưng: Khi sụn ở cổ chân bị mòn đi, các xương thường xuyên cọ xát vào nhau gây ra hiện tượng kích ứng. Khi đó bao hoạt dịch cần sản sinh nhiều dịch khớp nhằm mục đích bôi trơn, giảm ma sát nhưng có thể bị thừa dịch và mắc kẹt ở các mô của cơ thể, dẫn đến tình trạng sưng tấy, phù nề ở mắt cá chân.
  • Đau ở mắt cá chân: Người bệnh thoái hóa khớp cổ chân có cảm giác đau ở xương chày, giữa bàn chân hoặc mặt sau của bàn chân. Những cơn đau này xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội tùy mức độ bệnh, thậm chí nhiều trường hợp còn đau buốt quanh vị trí khớp cổ chân. Nếu bệnh tiến triển nặng, bạn còn đau cả vào ban đêm hoặc lúc nghỉ ngơi.
  • Cổ chân bị cứng: Tình trạng khớp bị sưng, ma sát xảy ra liên tục nên cổ chân bị cứng, làm hạn chế khả năng vận động, từ đó bạn sẽ gặp khó khăn mỗi khi co, duỗi, đi lại. Hiện tượng này xảy ra nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy vì sau một đêm nghỉ ngơi không vận động nên các khớp dễ co cứng.
  • Khớp cổ chân phát ra tiếng kêu: Trong quá trình di chuyển, người bệnh có thể nghe tiếng kêu lạo xạo xuất hiện ở khớp cổ chân. Tiếng kêu này chính là cảnh báo sụn bị bào mòn, đầu xương không được bảo vệ, tăng ma sát vào nhau.
  • Dáng đi thay đổi: Thoái hóa khớp cổ chân cũng khiến dáng đi của bệnh nhân thay đổi, trở nên khập khiễng, thường nghiêng hẳn về một bên. Bên cạnh đó, phạm vi chuyển động cũng giảm đáng kể, lực bước không chắc như trước.
thoai hoa khop co chan
Bệnh nhân thoái hóa khớp cổ chân thường thấy bị cứng khớp rất khó để di chuyển

Nguyên nhân bị thoái hóa khớp cổ chân

Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều yếu tố tác động gây ra tình trạng thoái hóa khớp cổ chân. Xác định các yếu tố gây bệnh sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị và phòng ngừa.

  • Tuổi tác: Thóa hóa khớp cổ chân xuất hiện nhiều ở đối tượng trung niên, cao tuổi. Khi đó tất cả các bộ phận trên cơ thể đều dần lão hóa, suy giảm chức năng, sụn khớp bị bào mòn, mỏng hơn và kém linh hoạt.
  • Chấn thương: Cổ chân rất dễ bị chấn thương như bong gân, gãy xương trong quá trình làm việc, sinh hoạt, chơi thể thao. Thông thường các tổn thương này sẽ lành lại sau một thời gian, đồng thời chức năng khớp chân được phục hồi, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể dẫn đến nhiều thay đổi ở khớp, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp cổ chân.
  • Bệnh lý xương khớp: Nếu bạn bị khuyết tật bẩm sinh như bàn chân khoèo, dẹt, mắc bệnh xương khớp như gout, đau thần kinh tọa, nhiễm trùng khớp cũng dẫn đến tình trạng khớp cổ chân bị thoái hóa.
  • Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh thoái hóa khớp cổ chân có thể hình thành do di truyền. Tức là trong gia đình có bố mẹ, người thân từng bị thoái hóa thì bạn cũng có tỷ lệ cao mắc bệnh hơn bình thường.
  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân béo phì cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Lúc này trọng lượng cơ thể quá nặng nên ép lực xuống các khớp, nhất là khớp chân, gối. Về lâu dài sụn khớp bị tác động, trở nên sưng viêm, đau nhức và dần thoái hóa.
  • Nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân được liệt kê ở trên, còn một số yếu tố tác động gây bệnh có thể kể đến như lao động quá sức, thường xuyên mang vác vật nặng, di chuyển chân quá nhiều, lạm dụng thuốc tân dược hoặc chế độ dinh dưỡng không phù hợp.
thoai hoa khop co chan
Vận động quá mức gây tổn thương khớp cổ chân rất dễ dẫn tới bị thoái hóa

Thoái hóa khớp cổ chân gây nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp cổ chân là bệnh lý thường gặp, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, do vậy người bệnh thường thắc mắc hiện tượng này có nguy hiểm hay không. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh nếu được phát hiện và có biện pháp xử lý từ sớm sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên khi thoái hóa khớp cổ chân chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng như:

  • Hình thành các gai xương chèn ép dây thần kinh và gân cơ xung quanh, từ đó khiến các cơn đau nhức lan sang vùng lân cận.
  • Bệnh nhân có thể bị trật khớp, biến dạng khớp, dáng đi thay đổi hoàn toàn, cản trở quá trình vận động, di chuyển.
  • Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mòn xương, teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí tăng nguy cơ tàn phế hoàn toàn.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán, tìm hướng xử lý phù hợp.

Biện pháp chẩn đoán

Chỉ với một vài dấu hiệu ban đầu khó có thể chắc chắn bạn có đang bị thoái hóa khớp cổ chân hay không, thậm chí còn bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Do đó tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán. Tùy từng tình trạng, có thể áp dụng một trong các phương pháp như:

  • Chụp X-quang: Thông qua hình ảnh chụp X-quang, bác sĩ sẽ phát hiện vị trí khớp bị hẹp hay sụn khớp bị mài mòn, ngoài ra, nhiều trường hợp còn thấy sự xuất hiện của gai xương nhỏ sau khi chụp X-quang.
  • Siêu âm: Phương pháp này giúp ghi nhận hiện tượng tràn dịch khớp và hẹp khe khớp.
  • Chụp MRI: Chụp MRI hiện đại hơn so với chụp X-quang, hiển thị hình ảnh không gian 3 chiều, từ đó bác sĩ dễ dàng phát hiện những tổn thương chưa thể tìm thấy khi chụp X-quang và siêu âm.
  • Nội soi khớp: Chính là kỹ thuật chẩn đoán thoái hóa khớp cổ chân có độ chính xác cao, được các chuyên gia khuyến khích áp dụng. Thông qua kết quả nội soi, bác sĩ sẽ đánh giá được những bất thường ở cổ chân, định vị tổn thương bao hoạt dịch, tổn thương sụn, dây chằng,…

Nhiều trường hợp sau khi đã thực hiện một trong số các phương pháp xét nghiệm kể trên, hoặc đã kết hợp nhiều phương pháp nhưng vẫn được chỉ định xét nghiệm máu, xét nghiệm sinh hóa hoặc xét nghiệm dịch khớp để có kết luận chắc chắn và giúp bác sĩ dễ dàng lên kế hoạch điều trị.

Cách điều trị hiệu quả

Có rất nhiều cách điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Tùy vào mức độ, tình trạng bệnh bạn có thể lựa chọn mẹo dân gian, phương pháp Tây y hoặc Đông y. Tuy nhiên trước đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

thoai hoa khop co chan
Có rất nhiều cách điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Mẹo dân gian

Dân gian mách nhau nhiều mẹo hay có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh xương khớp, ngăn ngừa cơn đau nhức, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Dù khá lành tính nhưng việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên chỉ thích hợp cho đối tượng bị bệnh nhẹ, mới khởi phát, các biểu hiện chưa nghiêm trọng.

  • Dùng lá lốt: Lá lốt có tính ấm, vị cay nồng, giúp hạ khí, tán hàn, ôn trung, chỉ thống, tiêu viêm, hoạt huyết. Đặc biệt loại lá này có chứa nhiều hoạt chất tốt có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm phù nề, đau nhức xương khớp cấp hoặc mãn tính, cải thiện tình trạng thoái hóa khớp rất hiệu quả. Khi thực hiện, bạn lấy 100g lá lốt tươi phơi khô, cho vào ấm sắc cùng 2 bát nước đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp, người bệnh lấy ra chia thành 2 lần trong ngày, uống trực tiếp khi còn ấm.
  • Rau cần: Có thể bạn chưa biết, rau cần cũng có khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh thoái hóa khớp cổ chân rất tốt. Người ta đã nghiên cứu những thành phần trong rau cần có thể kháng viêm, tiêu sưng, giảm đau và ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Bạn lấy 200g rau cần rửa sạch, chờ ráo rồi cho vào máy ép để lấy nước cốt, sau đó chắt ra cốc và uống trực tiếp, có thể cho thêm một ít đường để dễ uống hơn. Mỗi ngày bạn nên uống 1 cốc nước ép rau cần, kiên trì cho đến khi các triệu chứng được loại bỏ.
  • Cây đinh lăng: Đinh lăng được biết đến là cây thuốc Nam với vô vàn những lợi ích cho sức khỏe nhờ tính mát, hỗ trợ bồi bổ, lưu thông khí huyết, giải độc, thanh nhiệt. Với những thành phần như vitamin, acid amin, nguyên tố vi lượng, cây đinh lăng giúp đả thông huyết mạch, giảm đau, chống viêm do thoái hóa khớp gây ra. Bạn chuẩn bị 30g thân và lá đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô, sau đó mang đi sao vàng. Cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng 300ml nước cho đến khi còn một nửa thì tắt bếp, chia nước thuốc thành 2 lần uống hết trong ngày.
thoai hoa khop co chan
Uống nước sắc lá lốt chữa thoái hóa khớp cổ chân, bệnh xương khớp

Phương pháp Tây y

Phương pháp Tây y được bác sĩ chỉ định phổ biến cho các trường hợp bị thoái hóa khớp cổ chân. Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh, các biện pháp như dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật sẽ được áp dụng.

Dùng thuốc

Những loại thuốc được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp cổ chân đó là thuốc chống viêm, giảm đau: Cụ thể:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol cho tác dụng nhanh chóng.
  • Thuốc chống viêm: Diclofenac, Coxib, Meloxicam hỗ trợ chống viêm, giảm tình trạng sưng tấy.
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm có thể hạn chế tình trạng co cứng cơ, từ đó giảm đau nhanh.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể được thực hiện cùng với quá trình dùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị, phục hồi. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser, tia hồng ngoại để chiếu lên vị trí bị thoái hóa với cường độ lớn để giảm đau nhức, sưng viêm. Ngoài ra, một số biện pháp vật lý trị liệu khác cũng được áp dụng như massage, châm cứu, bấm huyệt sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa biến chứng.

Phẫu thuật

Khi các phương pháp như dùng thuốc, vật lý trị liệu không cho kết quả như mong đợi, bệnh nhân thoái hóa khớp cổ chân được chỉ định phẫu thuật.

  • Phẫu thuật nội soi: Ưu điểm của phương pháp này là được thực hiện nhanh chóng, ít xâm lấn, tránh gây đau nhức hay để lại sẹo và vẫn mang đến hiệu quả cao cho hầu hết các trường hợp.
  • Phẫu thuật tạo hình khớp: Bác sĩ sẽ thay thế toàn bộ khớp cổ chân, xương, sụn không thể phục hồi bằng vật liệu nhân tạo để đảm bảo khả năng vận động linh hoạt như bình thường.
  • Phẫu thuật hợp nhất khớp: Đây là phương pháp cố định xương ở cổ chân để giảm đau, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Phương pháp Đông y

Dùng thuốc Đông y cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi bị thoái hóa khớp cổ chân. Thuốc Đông y thường an toàn, lành tính nhờ chứa các dược liệu tự nhiên, ít gây tác dụng phụ như thuốc Tây y. Đặc biệt, các bài thuốc này không chỉ tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, loại bỏ các triệu chứng mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tùy vào tình hình sức khỏe của người bệnh, lương y sẽ chỉ định bài thuốc, gia giảm các vị thuốc phù hợp, đồng thời hướng dẫn cách đun sắc, sử dụng tại nhà. Cần chú ý thuốc Đông y cho hiệu quả chậm nên bạn phải kiên trì thời gian dài mới đạt được kết quả như mong muốn.

thoai hoa khop co chan
Dùng thuốc Đông y cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân thế nào?

Để có thể phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không để xảy ra tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Không nên mang vác vật nặng thường xuyên, lao động quá sức.
  • Sử dụng giày dép đúng kích thước, không nên mang giày cao gót quá lâu.
  • Dành thời gian tập thể dục thể thao hàng ngày với các bài tập vừa sức để nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt.
  • Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Tránh xa những thói quen xấu như uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích, thức khuya,…
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường nếu có và tìm biện pháp xử lý phù hợp.

Thoái hóa khớp cổ chân có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được phát hiện, xử lý từ sớm. Để phòng ngừa và đẩy nhanh quá trình điều trị, bạn nên tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và thăm khám ngay khi có những biểu hiện bất thường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến thói quen sinh hoạt, lao động, chế độ dinh dưỡng hàng ngày để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo