Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Thoái Hóa Khớp Tại Nhà

Thoái hóa khớp là tình trạng khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng khiến lớp sụn mỏng dần, hình thành các gai xương và gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Song song với việc điều trị tại bệnh viện, người nhà cũng cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp tại nhà để giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp

Để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp, người nhà cần nắm rõ những thông tin về căn bệnh này.

Thoái hóa khớp là hiện tượng lớp sụn ở giữa các khớp bị mài mòn. Khi người bệnh vận động, các khớp xương cọ xát vào nhau gây ra hiện tượng sưng đau, cứng khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ giảm khả năng di chuyển và hình thành các gai xương ở vùng đầu gối.

Đánh giá nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan.

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, khả năng tự chữa lành của sụn cũng sẽ giảm dần. Vì vậy khi bước vào độ tuổi ngoài 60, hầu hết mọi người đều gặp phải tình trạng thoái hóa khớp.
  • Cân nặng: Những người bị thừa cân béo phì sẽ làm tăng áp lực lên tất cả các khớp xương, đặc biệt là đầu gối. Vì vậy mỗi khi bạn tăng 0,45kg đồng nghĩa với việc sẽ làm tăng 1,35-1,8kg trọng lượng lên đầu gối.
  • Di truyền: Một số người có thể bị di truyền bệnh thoái hóa khớp từ ông bà cha mẹ khiến người bệnh bị viêm xương khớp từ khi còn trẻ. 
  • Giới tính: Trung bình phụ nữ có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới.
  • Yếu tố công việc: Những người thường xuyên phải bê vác vật nặng hoặc có thói quen ngồi xổm, quỳ gối,… sẽ dễ bị thoái hóa khớp hơn những người khác.
  • Vận động viên thể thao: Người tham gia các bộ môn thể thao đòi hỏi sự vận động nhiều như bóng đá, điền kinh, quần vợt,… thường dễ khiến khớp gối bị suy yếu.
  • Do mắc các bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp, thừa sắt hoặc thừa hormon tăng trưởng cũng dễ bị thoái hóa khớp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp

Đánh giá biến chứng

Nếu không điều trị kịp thời và tích cực, bệnh có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tăng nguy cơ chấn thương khớp gối gây ra những cơn đau dữ dội, làm giảm khả năng vận động hàng ngày.
  • Trong trường hợp bị thoái hóa nặng, người bệnh có thể bị mất sụn và mất xương.
  • Mất ổn định khớp do đứt gân hoặc đứt dây chằng xung quanh khớp.
  • Dây thần kinh xung quanh xương sụn bị chèn ép gây ra những cơn đau nghiêm trọng.
  • Hình thành u nang sau đầu gối, gây áp lực lên các mạch máu và làm suy giảm lưu lượng máu đến xương khớp.
  • Tăng nguy cơ bị gout do nồng độ axit uric trong máu tăng cao.
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như béo phì, tiểu đường, tim mạch, ung thư.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp

Các chuyên gia cho biết, việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp cần phải được tiến hành nhanh chóng, khoa học. Trong quá trình thực hiện người nhà và bệnh nhân cần chú ý đến những vấn đề sau:

Trao đổi giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe

Cần trao đổi thẳng thắn với bệnh nhân về tình hình sức khỏe của họ. Đặc biệt, cần giúp người bệnh biết được nguyên nhân và các biến chứng có thể gặp phải nếu bệnh không được chữa trị tốt. Mục đích của việc làm này đó là giúp người bệnh có ý thức tự chăm sóc và cải thiện sức khỏe của mình.

Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với người bị thoái hóa khớp. Vì vậy trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp, bạn cần chú ý cho người bệnh ăn và không nên ăn những loại thực phẩm sau:

Thực phẩm nên sử dụng: 

  • Thực phẩm chống viêm: Tỏi, hành, gừng, nghệ, mật ong.
  • Thực phẩm giàu omega 3: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, hàu, trứng cá, hạt chia, đậu nành, óc chó, hạnh nhân, macca, dầu oliu…
  • Rau xanh: Bông cải xanh, cà chua, cà rốt, bí, nấm hương, cải xoăn, cần tây…
  • Trái cây: Cam, bưởi, quýt, quả dâu, chuối, kiwi, mâm xôi, dưa lưới, đu đủ, ổi, dứa,..
  • Thực phẩm tăng cường sức đề kháng: Cà chua, dâu tây, mâm xôi, anh đào,…
  • Sữa: Sữa tươi, sữa bột, sữa chua, yakult, phomai,…
Nên cho người bệnh sử dụng thực phẩm giàu omega 3
Nên cho người bệnh sử dụng thực phẩm giàu omega 3

Thực phẩm không nên sử dụng:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Bánh, kẹo, quả sấy khô, mứt,…
  • Thực phẩm chứa nhiều muối: Dưa muối, cà muối, mắm, cá khô ướp muối,…
  • Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt trâu, thịt chó, thịt dê, thịt cừu…
  • Thức ăn chứa gluten: Lúa mì, lúa mạch, yến mạch,…
  • Đồ ăn nhanh: Cá hộp, thịt hộp, mì tôm, xúc xích, thịt xông khói,…
  • Các chất kích thích: Cà phê, rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas,…
  • Thực phẩm giàu omega 6: Dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương, trứng gà, mỡ… 
  • Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ: Khoai tây chiên, thịt rán, gà rán, pizza, hành tây chiên, phô mai que, bánh rán,…

Tăng cường vận động với bài tập phù hợp

Việc tập luyện đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp rất quan trọng. Bởi nó có thể giúp làm giảm đau nhức xương khớp, tăng cường sức khỏe cơ bắp, duy trì tính linh hoạt cho khớp và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Các bài tập thể dục chủ yếu tập trung vào vùng đùi, mông và đầu gối, nhằm duy trì chức năng khớp đồng thời ngăn ngừa chấn thương xảy ra. 

Dưới đây là một số bài tập vận động người bệnh bị thoái hóa khớp có thể tham khảo áp dụng:

  • Bài tập cơ tứ đầu đùi: Bài tập này có tác dụng giúp ổn định đầu gối, thích hợp với bệnh nhân bị thoái hóa khớp.
  • Bài tập giãn cơ gân kheo: Bài này này giúp khắc phục tình trạng căng cơ gân kheo, đồng thời góp phần cải thiện tính linh hoạt của khớp gối.
  • Bài tập cơ mông: Mục đích của bài tập này là rèn luyện cơ mông nhằm hỗ trợ kiểm soát phần thân, giúp ổn định chân để người bệnh đi đứng được thăng bằng.
  • Bài tập giãn cơ bắp chân: Tác dụng của bài tập này đó là giúp duy trì tính linh hoạt của vùng cẳng chân và mắt cá chân, đồng thời giúp người bệnh giữ thăng bằng khi di chuyển.
  • Bài tập Squat một nửa: Bài tập này có tác dụng tăng cường sức mạnh cho cả 3 nhóm cơ tứ đầu đùi, cơ gân kheo và cơ mông.

Người bệnh chú ý nên tập luyện các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, thời gian luyện tập mỗi ngày chỉ cần khoảng 30 phút là đủ. Không nên tập gắng sức có thể khiến khớp gối bị ảnh hưởng. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn các bài tập phù hợp.

Sử dụng các phương pháp giúp giảm đau

Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp không thể bỏ qua phác đồ điều trị bằng thuốc, châm cứu, xoa bóp hay các liệu pháp giảm đau khác. Khi những cơn đau khớp diễn ra đột ngột, người nhà có thể cho bệnh nhân sử dụng các phương pháp giảm đau như sau:

Sử dụng thuốc giảm đau cho người bệnh
Sử dụng thuốc giảm đau cho người bệnh
  • Dùng thuốc giảm đau: Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin hoặc Naproxen Sodium để cải thiện cơn đau nhức tại khớp một cách nhanh chóng. Tuy nhiên cần dùng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
  • Dùng thực phẩm chức năng: Để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc Tây y, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số loại thực phẩm chức năng để có chứa các thành phần của sụn khớp như glucosamine, chondroitin hay collagen type – II không biến tính (UC-II) để giảm đau. Tuy nhiên, trước khi cho người bệnh sử dụng bất cứ sản phẩm nào bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
  • Sử dụng thảo dược tự nhiên: Một số loại thảo dược tự nhiên hiện nay như lá lốt, gừng tươi, ngải cứu,… đều có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh thoái hóa khớp. Người nhà có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng những mẹo dân gian này cho bệnh nhân để giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
  • Chườm nóng/lạnh: Chườm nóng lạnh lên vùng khớp bị đau là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Tác dụng chính của chườm lạnh đó là làm tê các dây thần kinh, giúp giảm đau. Còn đối với việc chườm nóng sẽ có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giúp giảm sưng viêm hiệu quả.
  • Châm cứu: Y học cổ truyền cho biết, việc châm cứu tại vùng khớp gối sẽ giúp đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông máu. Từ đó hỗ trợ làm giảm đau và tăng chức năng vận động cho người bệnh. Tuy nhiên người nhà cần lưu bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để thực hiện châm cứu an toàn.
  • Xoa bóp, massage: Người thân nên thường xuyên xoa bóp massage vùng khớp gối cho người bệnh bằng các loại tinh dầu chuyên dụng. Việc xoa bóp này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, hạn chế việc tê cứng khớp, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Vật lý trị liệu: Trong trường hợp bệnh thoái hóa khớp gối gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, người bệnh có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu. Chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập để tăng cường cơ bắp và tăng tính linh hoạt cho khớp. Ngoài ra, họ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách làm việc nhà, nghỉ ngơi, đi lại sao cho ít gây đau khớp nhất.

Động viên, giúp người bệnh không bị căng thẳng, stress

Tạo tâm lý thoải mái và vui vẻ cho người bệnh. Việc hạn chế căng thẳng stress cũng góp phần tăng cường sức đề kháng cơ thể, giúp bệnh thoái hóa khớp gối nhanh chóng được cải thiện. Người nhà hãy đồng hành cùng bệnh nhân để giúp họ vượt qua được những trở ngại tâm lý do bệnh tật. Từ đó có được cuộc sống vui vẻ, tích cực, lạc quan hơn.

Nghỉ ngơi ngay khi cơn đau khớp xuất hiện

Người bệnh bị thoái hóa khớp cần được nghỉ ngơi thường xuyên, tránh vận động mạnh. Vì vậy khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp người nhà cần chú ý về giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ của người bệnh.

Đặc biệt, khi cơn đau xuất hiện, người bệnh cần hạn chế tác động vật lý và tác động cơ học đến vị trí khớp bị tổn thương. Đồng thời bạn cần hướng dẫn người bệnh nằm nghỉ ở tư thế dễ chịu nhất. Khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh có thể đi lại vận động nhẹ nhàng.

Hỗ trợ bệnh nhân trong vấn đề vệ sinh cá nhân

Hầu hết bệnh nhân cao tuổi bị thoái hóa khớp đều gặp khó khăn trong việc đi lại. Vì vậy người nhà cần chăm sóc giúp đỡ bệnh nhân trong quá trình vệ sinh hàng ngày. Việc vệ sinh cá nhân cho người bệnh thoái hóa khớp bao gồm các công việc như: Chăm sóc răng miệng, gội đầu, tắm, làm sạch chân tay, thay quần áo hàng ngày và thường xuyên giặt giũ chăn ga gối đệm.

Hỗ trợ bệnh nhân trong vấn đề vệ sinh cá nhân
Hỗ trợ bệnh nhân trong vấn đề vệ sinh cá nhân

Theo dõi quá trình dùng thuốc để kịp thời phát hiện tác dụng phụ

Dựa trên phác đồ điều trị thoái hóa khớp, bệnh nhân sẽ phải sử dụng rất nhiều loại thuốc Tây y để cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh. Vì vậy trong quá trình uống thuốc sẽ không tránh khỏi việc phát sinh tác dụng phụ. Lúc này người nhà cần trao đổi thông tin với bác sĩ để hạn chế những rủi ro phát sinh. 

Sau đó cần thông báo điều này với bệnh nhân để họ tự theo dõi những thay đổi bất thường của sức khỏe. Bạn hãy nhắc nhở người bệnh nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường về sức khỏe thì hãy thông báo lại ngay để được xử lý kịp thời.

Giúp người bệnh duy trì thói quen sinh hoạt tốt

Để giúp bệnh không biến chứng nghiêm trọng đồng thời ngăn ngừa những cơn đau tái phát, người chăm sóc cần hỗ trợ bệnh nhân điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt lành mạnh. Một số vấn đề quan trọng bạn cần chú ý như sau:

  • Nhắc nhở người bệnh nên ăn uống đúng giờ và sử dụng những loại thực phẩm hỗ trợ cải thiện sức khỏe xương khớp.
  • Tránh thức khuya, cần đi ngủ sớm trong khoảng thời gian từ 22-23 giờ và đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
  • Không để người bệnh vận động nhiều hoặc bê vác các vật nặng.
  • Khuyên người bệnh từ bỏ thói quen ăn những loại thực phẩm nhiều đạm, dầu mỡ, chất béo, nhiều đường, muối và các chất kích thích.
  • Duy trì các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm ngủ một cách khoa học để không làm tổn thương đến vùng khớp gối.

Đưa người bệnh đi thăm khám sức khỏe định kỳ

Việc điều trị thoái hóa là một quá trình lâu dài. Vì vậy để nhằm kiểm soát sự phát triển và biến chứng của bệnh thoái hóa khớp, người nhà cần đưa bệnh nhân đi tái khám từ 3-6 tháng một lần.  Thông qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và đưa ra những lời khuyên về phù hợp để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

Việc thăm khám định kỳ sẽ bao gồm các hình thức sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Kiểm tra các dấu hiệu của xương khớp như: Đau nhức, sưng viêm, biến dạng.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang quy ước, siêu âm khớp, chụp cộng hưởng từ, nội soi khớp, làm xét nghiệm máu và hóa sinh, kiểm tra dịch khớp.

Việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh hạn chế được những biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động, rạn xương, nứt gãy xương, tàn tật suốt đời,…. Những triệu chứng này đều vô cùng nghiêm trọng và gây đau đớn cho người bệnh. Do đó người nhà cần chủ động đưa bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường. Từ đó giảm nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp một cách chi tiết nhất. Tuy nhiên những thông tin trên đây của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo. Đối với từng trường hợp cụ thể sẽ có những phác đồ chăm sóc và điều trị riêng biệt. Vì vậy bạn cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách phòng ngừa và cải thiện bệnh thoái hóa khớp tại nhà.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo