Bệnh thoái hóa khớp gối là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Thoái hóa khớp gối là gì? Ai dễ mắc phải
Thoái hóa khớp gối là tình trạng phần sụn khớp và cả phần xương dưới sụn ở đầu gối bị tổn thương kèm theo đó là các phản ứng như viêm, dịch khớp bị giảm thiểu, khớp rơi vào hiện tượng khô, thiếu chất nhờn… Hiện tượng này khiến cho mỗi khi di chuyển bạn sẽ có cảm giác đau nhức, buốt, nhói, vận động càng mạnh thì cơn đau càng nghiêm trọng hơn.
Thoái hóa khớp và bệnh xương khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng do các tác động chủ quan và khác quan. Tuy nhiên, những người dễ mắc bệnh nhất là:
- Người già do xương khớp suy thoái gây yếu nên dễ tổn thương.
- Đối tượng bị chấn thương do vận động trong sinh hoạt hàng ngày.
- Phụ nữ trên 35 tuổi do rối loạn hormone sinh dục khi sinh nở và thời kỳ mãn kinh.
- Người có trong lượng cơ thể béo phì.
- Những người thường xuyên phải ngồi nhiều, ít vận động,…
- Thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi do lười vận động, sử dụng rượu bia, thuốc lá,…
Triệu chứng thoái hóa khớp gối
Các dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp là rất dễ nhận biết. Căn bệnh nguy hiểm này nếu không được giải quyết sớm người bệnh có nguy cơ sẽ phải chống nạng cả đời, thậm chí phải nằm liệt một chỗ, do đó các triệu chứng bệnh mọi người cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Thoái hóa sụn khớp gối gây đau nhức
Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối chính là những cơn đau. Đau khi di chuyển, tăng nặng khi vận động mạnh và giảm thiểu khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh.
Các điều kiện như khí hậu lạnh lẽo, thời tiết thay đổi đột ngột, làm việc và sinh sống ở những nơi ẩm thấp lạnh lẽo sẽ khiến cơn đau do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra thêm nghiêm trọng hơn.
Hạn chế vận động
Do các cơn đau do bệnh gây ra nên bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sẽ ngại cũng như sợ phải vận động. Mỗi lần bạn bước chân lên cầu thang, đứng lên ngồi xuống là cơn đau lại tái phát. Theo thời gian người bệnh sẽ không thể vận động như bình thường, các vận động như đi lại sẽ bị hạn chế.
Biến dạng khớp
Hiện tượng biến dạng khớp là hiện tượng bệnh đã chuyển biến đến giai đoạn vô cùng nguy hiểm, lúc này nếu vẫn không đến bệnh viện khám chữa bệnh nhân sẽ phải đối mặt với hậu quả không thế cứu vãn được đó là bại liệt vĩnh viễn
Các dấu hiệu khác của bệnh
Bên cạnh các triệu chứng thoái hóa khớp gối trên, bệnh nhân còn thấy một số biểu hiện khác như:
- Đầu gối kêu răng rắc, lạo xạo mỗi lần cử động
- Vùng khớp gối bị nóng đỏ, nhiều khi sưng to
- Cứng khớp khi dậy vào buổi sáng hay khi ngồi lâu hoặc đứng lâu
Ngoài ra, khi chụp x quang thoái hóa khớp gối bác sĩ sẽ dễ dàng nhận ra bệnh vì kẽ hở giữa các sụn khớp. Kẽ hở càng rộng tức tình trạng bệnh càng nặng. Khi gặp bất cứ dấu hiệu thoái hóa khớp nào, mọi người cũng cần phải chú ý và thận trọng nên đến bệnh viên kiểm tra ngay.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối thường gặp
Có rất nhiều các nguyên nhân cũng như tác nhân gây ra căn bệnh thoái hóa đầu gối bao gồm:
Do tuổi tác
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thoái hóa khớp gối. Những người trên độ tuổi 40, 45 đều nằm trong danh sách đối tượng có khả năng cao mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Tuổi càng cao khả năng bị sẽ tăng lên.
Thừa cân, béo phì
Béo phì là nguyên nhân gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe tiêu biểu như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa khớp gối…
Bởi hàng ngày hệ xương khớp của bạn đặc biệt là khớp gối phải chịu đựng toàn bộ trọng lượng của cơ thể đè nén lên, cân nặng càng cao thì khớp gối sẽ phải làm việc càng vất vả. Và theo thời gian tuổi thọ của khớp gối cũng như hệ xương khớp sẽ bị giảm thiểu.
Chấn thương
Chấn thương khi hoạt động quá sức, chơi các trò thể thao mạo hiểm, tai nạn… sẽ gây ra các tình trạng như bong gân, viêm khớp, sưng khớp, trật khớp gối… Nếu các chấn thương này không được chữa trị đến nơi đến chốn, không trị triệt để, khớp gối sẽ dần bị viêm và bị thoái hóa.
Bẩm sinh
Có những đứa trẻ khi sinh ra đã không được may mắn như những đứa trẻ khác, các khớp xương trở nên bất thường và không được phát triển như những đứa bình thường. Với các bệnh bẩm sinh thì việc chữa trị là vô cùng khó khăn.
Bệnh loãng xương
Loãng xương khiến cấu trúc và mật độ xương suy yếu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hậu quả thoái hóa khớp. Do vậy, người bị loãng xương nên chủ động trị bệnh dứt điểm để bảo vệ sức khỏe.
Thoái hóa khớp gối do di truyền
Gen di truyền cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối mà nhiều người không để ý. Với các bệnh xương khớp như thoái hóa, loãng xương hay viêm khớp… là những bệnh lý có khả năng di truyền cao.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến xương khớp ở đầu gối bị tổn thường, thoái hóa như:
- Cơ thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng.
- Lười vận động.
- Do đặc thù nghề nghiệp.
Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
Có nhiều biện pháp chữa trị đau khớp gối như dùng thuốc tây y, đông y, thực phẩm chức năng,… Dưới đây là các biện pháp chữa bệnh cụ thể.
Mẹo dân gian
Một số mẹo, bài thuốc dân gian được đánh giá là có khả năng điều trị thoái khóa khớp gối hiệu quả, giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường như:
- Dùng lá lốt sao vàng rồi sắc nước uống hàng ngày.
- Hạt mè ngâm với rượu trắng rồi uống mỗi ngày 1 – 2 ly nhỏ.
- Xoa bóp đầu gối bằng rượu tỏi.
XEM NGAY: Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh – Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả, an toàn
Thuốc dân gian có ưu điểm an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền. Nhưng nó chỉ có tác dụng hiệu quả hơn với những trường hợp bệnh nhẹ, và hợp với cơ địa.
Điều trị theo y học cổ truyền
Cũng như thuốc dân gian, liệu pháp y học cổ truyền có ưu điểm lành tính rất an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, thuốc Đông y được kê đơn, bách mạch và điều trị bởi bác sĩ Đông y có chuyên môn về bệnh do vậy đảm bảo mang lại hiệu quả cao. Trong đông y, có hai phương pháp chữa bệnh chính là:
- Dùng thuốc sắc: Bác sĩ Đông y có thể kê cho người bệnh sử dụng các loại thảo dược với các bài thuốc như Độc hoạt tang ký sinh thang, Bài thuốc PT5, …
- Chấm cứu, xoa bóp, bấm huyệt: Đây là phương pháp chữa bệnh theo y học dân tộc có từ rất lâu đời. Cách điều trị này có tác dụng kích thích lưu thông máu, thông kinh hoạt lạc, trừ tà khí, giảm sưng, giảm viêm, giảm đau. Điều trị bệnh xương khớp bằng châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp được cả y học cổ truyền và y học hiện đại đánh giá cao. Có thể đây là phương pháp cần thiết, không thể bỏ qua trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối.
Chi tiết xem tại đây:
Lưu ý: Người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.
Chữa bệnh xương khớp theo y học hiện đại
Y học hiện đại phát triển, việc điều trị bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng không còn quá khó khăn. Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định phác độ điều trị khác nhau, như:
- Dùng thuốc: Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối như Paracetamol, Acetaminophen, Myonal 50mg, Varafil, Diclofenac, Aspirin,…
- Phẫu thuật: Nếu trong trường hợp tất cả các phương pháp chữa trị thoái hóa khớp gối trên không mang lại kết quả khả quan, bệnh nhân có nguy cơ bị bại liệt vĩnh viễn thì phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định. Đây là phương pháp bất đắc dĩ, tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng nên bệnh nhân cần phải tham khảo kỹ các ý kiến lời khuyên của bác sĩ để có thể đưa ra quyết định chính xác.
Cách phòng ngừa và hỗ trợ bệnh hiệu quả
Để giúp phòng ngừa thoái hóa khớp xuất hiện, tái phát lại và hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả nhanh, các bạn cần lưu ý:
- Kiểm soát cân nặng phù hợp, phòng ngừa béo phì bằng cách luyện tập thể dục điều đặn, vừa sức.
- Bổ sung canxi và các thực phẩm giàu canxi như thịt, tôm, cua… Đồng thời, bổ sung vitamin D, C, acid folic trong các loại rau, củ.
- Sử dụng dầu có chứa acid béo không no và omega-3 có trong sữa đậu nành, hạnh nhân, dầu oliu.
- Tăng cường ăn các loại trái cây như chanh, cam, đu đủ, bưởi…
- Nên tránh ăn thực phẩm nhiều mỡ, bơ, xúc xích, nước ngọt, kiêng sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia) và thuốc lá.
- Cần lưu ý tư thế làm việc và khiêng vác vật nặng, chỉnh tư thế cho thẳng. Nếu mang vác vật gì không được nghiêng qua nghiêng lại nhiều sẽ ảnh hưởng đến khớp gối, cột sống lưng.
- Tránh ngồi, đứng ở 1 tư thế quá lâu. Khi lao động, tập luyện, nếu thấy đau ở khớp gối thì ngừng, thư giãn, không được gắng sức.
- Đến thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy có những triệu chứng bất thường.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh thoái hóa khớp gối bạn cần biết. Đây là căn bệnh thường gặp nhưng nếu không điều trị sớm sẽ gây biến chứng. Cho nên, khi có dấu hiệu của bệnh hãy nhanh chóng đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!