Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Phong tê thấp là bệnh lý xương khớp có sự liên quan tới rối loạn miễn dịch, gây ra nhiều cơn đau nhức và có thể để lại di chứng. Bệnh nhân cần nắm rõ các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe một cách an toàn nhất.

Định nghĩa phong tê thấp

Phong tê thấp là bệnh lý hình thành bởi hệ thống miễn dịch xảy ra các rối loạn, nhầm lẫn giữa các tế bào khỏe mạnh với những yếu tố gây bệnh, từ đó bùng phát phản ứng gây ra viêm đau khớp xương. Bệnh nhân thường sẽ bị đau nhức ở nhiều khớp, khớp tê bì và hạn chế khả năng cũng như biên độ vận động.

Về lâu dài, phong tê thấp không được chữa trị đúng cách sẽ dễ gây ra các tổn thương nghiêm trọng tại khớp xương, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

phong te thap
Phong tê thấp là bệnh lý ngày càng xảy ra phổ biến

Nguyên nhân bị phong tê thấp

Phong tê thấp là chứng bệnh xảy ra bởi các rối loạn trong hoạt động của hệ thống miễn dịch, đồng thời sẽ chịu tác động nhiều bởi các yếu tố gồm:

Suy giảm Estrogen

Estrogen là nội tiết tố rất quan trọng với nữ giới, tuy nhiên, khi tuổi tác càng cao, hormone này càng giảm khả năng tự sản sinh. Cũng bởi vậy nên sức khỏe tổng thể sẽ có sự yếu đi rõ rệt. Về lâu dài, nội tiết giảm mạnh sẽ gia tăng nguy cơ mắc phong tê thấp cùng nhiều bệnh lý xương khớp khác.

Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố gây bệnh phong tê thấp rất khó tránh. Khi cơ thể càng lớn tuổi, xương khớp càng lão hóa, sức đề kháng và khả năng hoạt động của hệ miễn dịch giảm đi đáng kể. Lúc này, bệnh phong tê thấp sẽ hình thành và kéo theo nhiều tổn thương khác tại khớp xương.

Di truyền

Phong tê thấp có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái, bệnh sẽ xuất hiện ngay từ khi bệnh nhân còn ở độ tuổi trẻ, nếu gặp các yếu tố tác động như tính chất nghề nghiệp hay thói quen ăn uống, bệnh càng xuất hiện sớm hơn.

Dinh dưỡng

Chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt là các khoáng chất và vitamin cần thiết cho sức khỏe xương khớp sẽ gây tổn thương nặng cho xương. Khớp dễ bị viêm, thoái hóa, ngày càng giòn yếu. Bệnh nhân dễ mắc phong tê thấp và nhiều dạng bệnh khác về xương.

Chế độ ăn uống không cân bằng dưỡng chất dễ gây bệnh phong tê thấp

Thời tiết

Thời tiết có thể làm tăng nguy cơ mắc phong tê thấp khi bạn có cơ địa mẫn cảm, gặp phải các môi trường quá lạnh giá. Điều này gây cản trở cho lượng dịch lưu chuyển bôi trơn trong khớp, khiến các đầu xương ma sát nhiều, giảm lưu thông máu.

Tính chất công việc

Với các công việc phải đứng nhiều, tiếp xúc với các môi trường nước hoặc có độ ẩm cao hơn bình thường, về lâu dài cơ thể sẽ dễ nhiễm lạnh, nhiễm khí hại dẫn tới tổn thương khớp xương. Không chỉ phong tê thấp, bệnh nhân còn dễ mắc nhiều chứng bệnh khác.

Nguyên nhân khác

Phong tê thấp còn có thể xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm một số loại khuẩn, virus cúm, Epstein- Barr hoặc Parvovirus B19. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ tạo nên áp lực gia tăng tại các khớp xương, lúc này khớp dễ tổn thương hơn bình thường.

Đối tượng phong tê thấp

Phong tê thấp là bệnh lý có thể xảy ra ở các đối tượng, trong đó những người có nguy cơ mắc cao nhất gồm:

  • Người cao tuổi.
  • Nữ giới suy giảm nội tiết tố.
  • Người làm việc ở môi trường ẩm ướt, phải đứng liên tục.
  • Các trường hợp thừa cân béo phì hoặc có chế độ ăn uống thiếu chất, cơ thể suy nhược.

Triệu chứng phong tê thấp

Bệnh phong tê thấp thường có các triệu chứng tương đối rõ rệt như sau:

  • Bệnh nhân bị đau nhức tại các khớp xương, khớp dễ sưng, đỏ, khi chạm vào càng đau nhức. Cơn đau có thể bắt đầu từ mức độ âm ỉ tới dữ dội kéo dài.
  • Khi cử động, có thể nghe tiếng khớp kêu lục cục, đặc biệt nếu đang ngồi lâu và đứng dậy đột ngột sẽ bị tê bì chân.
  • Các khớp ngày càng giảm khả năng vận động, giảm linh hoạt, yếu cơ.
  • Bệnh nhân có thể xuất hiện thêm tình trạng sốt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi khó chịu.

Các khớp xương dễ biến dạng và sưng đau

Biến chứng phong tê thấp

Phong tê thấp là bệnh lý có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị từ sớm. Theo đó, bệnh nhân ngày càng tổn thương nghiêm trọng ở sụn, đầu xương, ổ khớp yếu và dễ bị vỡ cấu trúc. Các cơ bao quanh khớp lâu ngày teo cơ và mất hết sức lực.

Khi này, bệnh nhân không chỉ bị hạn chế vận động, khớp hoàn toàn có nguy cơ bị biến dạng, đặc biệt tại các vị trí bàn tay và bàn chân, các ngón sẽ chồng lên nhau, khó đưa trở về vị trí như ban đầu.

Ngoài ra, phong tê thấp kéo theo tổn thương tới tim, phổi, thính lực và thị lực, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân bị suy giảm rất nhiều. Vì vậy, cần phải sớm có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Chẩn đoán phong tê thấp

Bệnh phong tê thấp khi chẩn đoán sẽ tiến hành các quy trình thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng như sau:

Thăm khám lâm sàng: Các bác sĩ tìm hiểu các thông tin về mức độ cơn đau, diễn biến tái phát, ghi nhận các thói quen sinh hoạt, điều kiện sống và làm việc. Tiếp đó sẽ làm một số kiểm tra để quan sát mức độ phản xạ của khớp, tình trạng sưng đỏ tại khớp.

Xét nghiệm và chụp chiếu:

  • Xét nghiệm RF: Là kỹ thuật tìm ra các yếu tố thấp khớp, nếu chỉ số RF tăng cao tức là bạn đang bị rối loạn tự miễn.
  • Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng phản ứng trong khớp khi có dấu hiệu viêm nhiễm và tìm các kháng thể.
  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân: Kỹ thuật này giúp các bác sĩ đánh tìm ra các kháng thể trong hệ thống miễn dịch.
  • Đánh giá ERS: Là xác định tốc độ lắng hồng cầu để biết được mức độ viêm cụ thể của bệnh nhân.
  • Chiếu chụp: Các phương pháp chụp X-quang, CT, MRI sẽ được thực hiện để quan sát chi tiết tổn thương tại khớp xương.

Điều trị phong tê thấp

Bệnh phong tê thấp sẽ thuyên giảm tốt khi áp dụng các biện pháp điều trị từ sớm, bệnh nhân tham khảo cách sau:

Thuốc Tây y

Với phong tê thấp, Tây y có khá nhiều phương thuốc giảm đau, chống viêm và ức chế hệ miễn dịch gồm:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm nhóm không chứa Steroid: Thuốc phát huy công dụng nhanh sau khi vào cơ thể, kiểm soát các cơn đau nhức, sưng tấy và ngăn chặn viêm nhiễm phát triển rộng.
  • Nhóm DMARDs: Là nhóm thuốc chống thấp khớp giúp khớp xương có thể tái tạo tốt, hạn chế các tổn thương ở sụn, kìm hãm sự phát triển của phong tê thấp.
  • Thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch: Nhằm kiểm soát hoạt động ở hệ miễn dịch, ngăn chặn rối loạn nặng hơn, qua đó giúp các cơn đau nhức giảm đi đáng kể.

Thuốc Tây y là lựa chọn của nhiều bệnh nhân

Phẫu thuật chữa phong tê thấp

Phong tê thấp có thể điều trị bằng các biện pháp phẫu thuật là:

  • Sửa gân: Nhằm loại bỏ các tổn thương ở gân và khớp ví dụ như đứt, lỏng gân, viêm nhiễm khớp.
  • Thay thế khớp: Nếu khớp đã hỏng toàn toàn, mất toàn bộ chức năng, bệnh nhân cần phải thay thế khớp bằng vật liệu nhân tạo.
  • Chỉnh trục: Nếu trục khớp bị lệch, lỏng trục do các biến chứng gây ra, bác sĩ sẽ tiến hành mổ trục khớp.

Thuốc Đông y

Bệnh nhân phong tê thấp khi muốn điều trị bằng các bài thuốc Đông y có thể tham khảo liệu trình dưới đây:

Bài thuốc 1:

  • Vị thuốc: Quế chi, thương nhĩ tử, bạch linh, tần giao, phòng phong, đương quy, thổ phục linh, ý dĩ, bạch thược, ma hoàng, uy linh tiên.
  • Cách dùng: Thuốc sắc cùng 6 bát nước, đợi cạn còn ⅓ sẽ chắt ra uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2:

  • Vị thuốc: Thiên niên kiện, hoàng kỳ, thương nhĩ tử, ma hoàng, uy linh tiên, quế chi, can khương, ngưu tất, xuyên khung.
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 800ml nước, đợi nước thuốc sôi cạn còn khoảng 300ml sẽ lấy ra uống hết trong ngày.

Thuốc Đông y an toàn với cơ thể

Mẹo dân gian

Với những người mắc phong tê thấp thể nhẹ, có thể tham khảo một số mẹo chữa trị đơn giản của dân gian như:

  • Cây lá lốt: Dùng 1 nắm lá lốt, đem rửa sạch rồi sắc nước. Phần nước thu được sẽ uống hết trong ngày thay cho nước lọc.
  • Gừng và hành: Chuẩn bị gừng và hành khô với lượng vừa đủ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ rồi giã nát để trộn cùng bã rượu. Sau đó đem sang cho nóng đều, bọc hỗn hợp bằng khăn vải sạch và chườm lên vùng bị đau.

Phòng tránh phong tê thấp

Hiện nay, có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh phong tê thấp hiệu quả gồm:

  • Luôn bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là canxi.
  • Phân chia thời gian nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài.
  • Nên tránh dùng các loại cà phê, bia, rượu gây hại cho cơ thể.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày để xương khớp luôn chắc khỏe.
  • Nếu có các bệnh lý về xương khớp cần điều trị sớm để hạn chế xảy ra biến chứng gây tổn thương khớp, dễ gia tăng nguy cơ phong tê thấp.

Phong tê thấp hiện nay không còn là bệnh xa lạ, người bị cần chủ động trong thăm khám, chữa trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Tuân thủ mọi hướng dẫn, ăn uống nghỉ ngơi phù hợp giúp bệnh nhanh thuyên giảm nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *