Bấm Huyệt Trị Phong Thấp Có Tốt Không? Cách Thực Hiện Đúng
Cơ chế tác động của việc bấm huyệt đối với người bị phong thấp
Theo y học hiện đại, phong thấp là chứng bệnh xuất hiện do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Hiện tượng này gây ra tình trạng viêm nhiễm không đặc hiệu ở một số bộ phận của khớp như sụn khớp, màng dịch khớp.
Ngoài biện pháp điều trị bằng Tây y, Đông y và thuốc Nam thì hiện nay nhiều người còn biết đến một biện pháp chữa bệnh mới đó là bấm huyệt chữa bệnh phong thấp. Biện pháp này tuy chưa được sử dụng rộng rãi nhưng những ai biết đến nó đều rất tin tưởng vì nó mang lại hiệu quả khá cao.
Tác dụng của biện pháp bấm huyệt chữa phong thấp này là giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh mà điển hình là những cơn đau nhức. Ngoài ra, do những tác dụng từ bên ngoài da khiến các cơ được giãn ra, làm giảm tình trạng co cứng cơ và chống viêm nhiễm hiệu quả.
Nhờ sự kích thích vật lý vào da, cơ, không ảnh hưởng đến hệ thần kinh và mạch máu nên bấm huyệt trị phong thấp không làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác như tim, mạch, dạ dày, thận,… Vì thế, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng biện pháp bấm huyệt chữa bệnh phong thấp này.
Những vị trí huyệt đạo có thể tác động để chữa phong thấp
Bấm huyệt trị phong thấp thường được áp dụng trong Đông y, dù chưa thực sự phổ biến những phương pháp này cho hiệu quả tích cực nên được nhiều người lựa chọn. Trước khi tìm hiểu về cách thực hiện cụ thể, bạn nên xác định vị trí các huyệt đạo có thể tác động để đẩy lùi chứng phong thấp, bao gồm:
- Huyệt Phong trì: Đây là huyệt thứ 20 của Đởm kinh, được xác định là nơi tụ gió khiến khí huyết ứ trệ, gây ra tình trạng đau nhức, mỏi khớp. Huyệt Phong trì nằm ở phía sau tai, chỗ lõm chân tóc. Khi tác động đúng cách vào vị trí này sẽ giúp giảm mệt mỏi, đau cứng cổ hay đau vai gáy.
- Huyệt Phong môn: Huyệt Phong môn cũng được xem là cửa để gió (phong hàn) xâm nhập khiến cơ thể gặp chứng tý (phong thấp). Huyệt đạo này được xác định ở dưới đốt sống thứ 2, đo ngang khoảng 1,5 tấc. Tương tự như huyệt Phong trì, bấm huyệt Phong môn cũng có khả năng giảm đau đầu, đau mỏi lưng.
- A thị Huyệt: A thị huyệt còn được gọi là bất định huyết vì nó không cố định. Để xác định vị trí, bạn ấn ngón tay vào các điểm ở khu vực bị đau, điểm đau nhất chính là A thị huyệt. Bấm huyệt A thị giúp thúc đẩy khí huyết lưu thông, cải thiện tình trạng đau nhức khó chịu.
- Huyệt Huyết hải: Đây là huyệt thứ 10 thuộc Tỳ kinh, do nó kiểm soát quá trình lưu thông máu nên khi phong hàn xâm nhập dễ bị ứ trệ. Huyệt Huyết hải nằm ở mé trong đầu xương bánh chè, cách vai khoảng 2 tấc. Khi tác động vào huyệt sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu đến khu vực đau, giảm hiện tượng sưng, viêm.
- Huyệt Phong long: Bấm huyệt phong long trị phong thấp có thể cải thiện tình trạng tê liệt chi dưới, ngực trướng, mệt mỏi hay hóa đờm thấp. Huyệt đạo này được xác định nằm ở chỗ cơ nhục đầy đủ, cách 8 thốn khi đo từ đỉnh mắt cá nhân lên.
- Huyệt Khúc trì: Là huyệt đạo thứ 11 thuộc kinh Đại Trường, nếu bạn co khuỷu tay hướng vào ngực sẽ thấy huyệt Khúc trì nằm ở vị trí lõm nhất chỗ nếp gấp khuỷu tay. Bấm huyệt đạo này đúng cách có tác dụng dưỡng huyết, trừ thấp, thanh nhiệt, khu phong, giải biểu, hỗ trợ điều trị liệt chi dưới, đau cánh tay, bàn tay.
- Tam âm giao: Tam âm giao là điểm hội tụ 3 kinh của chân – Thận, Can, Tỳ, thuộc huyệt đạo thứ 6 của kinh Tỳ. Để xác định huyệt này, bạn đo từ đỉnh cao nhất của mắt cá nhân lên sau bờ xương chày khoảng 3 tấc. Tác động huyệt Tam âm giao giúp thúc đẩy khí huyết lưu thông, ích thận, khu phong trừ thấp.
- Huyệt Đại chùy: Đây là huyệt thứ 14 của Mạch Đốc, được xác định vị trí nằm ở chỗ lõm nhất ngay dưới đốt sống cổ thứ 7. Bấm Huyệt Đại chùy có tác dụng giảm đau lưng, đau sườn, cứng cổ và gáy.
- Huyệt Hợp cốc: Huyệt Hợp cốc là huyệt thứ 4 của Kinh Đại Trường, có vị trí nằm ở mu bàn tay, trên ngón tay trỏ, thuộc trung điểm của đường nối giữa huyệt Dương khê vè Tam gian. Tác động huyệt đạo này có khả năng trị đau nhức, tê bì ngón tay.
- Huyệt Túc tam lý: Là Huyệt vị thứ 36 của kinh Vị, nằm cách đầu gối 3 thốn khi đo xuống. Bấm huyệt Túc tam lý giúp đả thông kinh lạc, khu phong hóa thấp, điều khí huyết, chủ trị yếu liệt chi dưới.
Chi tiết các thủ thuật bấm huyệt trị phong thấp
Theo ThS. BS Trần Thái Hà, để việc lưu thông khí huyết đạt hiệu quả cao và giúp máu nuôi dưỡng đầy đủ tại gân, khớp và làm giảm đau nhanh chóng thì người bệnh khi tiến hành bấm huyệt trị phong thấp cần thực hiện đầy đủ các thủ thuật sau:
Thủ thuật ấn huyệt
Ấn huyệt là hoạt động dùng lực từ ngón tay cái hoặc tay trỏ để tác động trực tiếp đến huyệt vị ở khu vực bị đau nhức, có tác dụng giải phóng mạch, kích thích máu lưu thông, giãn xương khớp. Ấn huyệt là kỹ thuật không thể thiếu khi muốn trị phong thấp theo Đông y vì tác động sâu đến huyệt đạo, cho hiệu quả nhanh.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên người bệnh ngồi hoặc nằm, thả lỏng cơ thể.
- Người thực hiện sẽ dùng ngón cái ấn nhẹ vào vị trí bị đau nhức, sau đó tăng dần lực để người bệnh kịp thời thích nghi.
- Sau cùng nhấn mạnh vào huyệt đã xác định để kích thích cơ, giãn mạch máu.
- Nên bấm huyệt trị phong thấp theo cách này từ 3 – 5 lần để cơn đau thuyên giảm và khớp xương được vận động linh hoạt hơn.
Thủ thuật day huyệt đạo
Day huyệt đạo là cách bấm huyệt trị phong thấp vô cùng đơn giản, sử dụng ngón tay để day ấn lên vị trí đã được xác định, mục đích là giảm đau nhanh và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh phong thấp.
Cách thực hiện:
- Người bệnh nằm trong tư thế thoải mái.
- Người thực hiện dùng ngón tay tác động vào huyệt ở khớp bị đau nhức, ban đầu sử dụng lực vừa phải day nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, sau đó có thể tăng lực mạnh hơn.
- Chú ý khi áp dụng thủ thuật này không nên dùng lực quá mạnh như ấn huyệt để tránh tổn thương khớp khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Thủ thuật véo
Với thủ thuật này, bạn dùng ngón tay véo nhẹ vào vùng da ở vị trí bị đau nhức nhằm giải phóng khí huyết tắc nghẽn, qua đó giảm đau nhức hiệu quả. Phương pháp véo tác động đến cả vùng khớp bị đau nhức thay vì một vài huyệt vị như các thủ thuật khác, tuy nhiên không nên áp dụng cho trường hợp có dấu hiệu sưng tấy, đỏ rát.
Cách thực hiện:
- Người bệnh nằm hoặc ngồi thoải mái, thả lỏng cơ thể.
- Người thực hiện dùng ngón trỏ và ngón cái kéo phần da ở vị trí khớp bị đau nhức.
- Thực hiện thủ thuật véo liên tục 5 – 7 lần.
Thủ thuật lăn
Phương pháp này được thực hiện sau khi đã tác động lực mạnh lên các khớp, mục đích là để kích thích máu lưu thông tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, cơ thể thả lỏng.
- Dùng mu bàn tay hoặc cổ tay lăn nhẹ lên các khớp.
- Nên tác động lực lên xuống khoảng 10 lần trong một lần bấm huyệt trị phong thấp.
Lưu ý cần nhớ khi bấm huyệt chữa phong thấp
Khi thực hiện các thủ thuật bấm huyệt trị phong thấp, để đạt được hiệu quả và đảm bảo an toàn, bạn cần chú ý:
- Tuyệt đối không xoa bóp bấm huyệt cho người bị kích động, tinh thần không ổn định.
- Phụ nữ mang thai không nên bấm huyệt vì rất dễ kích thích huyệt đạo dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
- Nếu có hiện tượng da bầm tím, nhiễm trùng hoặc gãy xương cũng không áp dụng phương pháp bấm huyệt.
- Sử dụng lực vừa phải, không nên tác động lực quá mạnh để tránh gây bong gân, đau nhức nghiêm trọng.
- Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật bấm huyệt.
- Để đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh, hãy kết hợp bấm huyệt cùng các biện pháp khác.
- Người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
Trên đây là phương pháp bấm huyệt trị phong thấp giúp người bệnh có thể giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Phương pháp này tuy chưa được áp dụng rộng rãi nhưng nó mang đến hiệu quả bất ngờ mà ai đã từng áp dụng đều rất hài lòng. Nếu bạn đang bị chứng đau nhức xương khớp do phong thấp gây ra, hãy áp dụng biện pháp này để chữa bệnh nhé. Ngoài ra, bên cạnh bấm huyệ thì bạn nên kết hợp điều trị phong thấp bằng các bài thuốc Nam để có hiệu quả tích rõ rệt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!