[Giải Đáp] Bị Phong Thấp Có Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không?

Phong thấp là bệnh lý xương khớp phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng, kể cả người trẻ. Bởi vậy khi đang ở trong độ tuổi nhập ngũ, nhiều người thắc mắc bị phong thấp có đi nghĩa vụ quân sự không. Thực tế tùy từng mức độ và các triệu chứng cụ thể mà người bệnh có thể phải đi hoặc không. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu chi tiết câu trả lời dựa theo Luật nghĩa vụ quân sự mới nhất.

Giải đáp: Người bị phong thấp có đi nghĩa vụ quân sự không?

Phong thấp là bệnh xương khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng, bao gồm cả người già và thanh niên trẻ tuổi. Biểu hiện của bệnh đó là sự sưng đau các khớp, kèm theo hiện tượng tê bì chân tay, cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng. Khi không có biện pháp can thiệp từ sớm, phong thấp không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm suy giảm khả năng vận động, đồng thời gây biến dạng các khớp.

Theo quan điểm của Y học hiện đại, bệnh phong thấp chính là viêm khớp dạng thấp, khởi phát liên quan đến yếu tố miễn dịch của con người và nguy cơ mắc bệnh ở mỗi đối tượng cũng khác nhau. Những trường hợp có khả năng cao bị phong thấp là người sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp, người ít vận động, béo phì,… Thực tế bệnh lý này hoàn toàn không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc hoặc trong quá trình chăm sóc.

Phong thấp là bệnh xương khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng
Phong thấp là bệnh xương khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng

Khi mắc bệnh ở độ tuổi nhập ngũ, nhiều bạn trẻ băn khoăn rằng bị phong thấp có đi nghĩa vụ quân sự không.

Theo ghi chép ở điều 12 của Luật nghĩa vụ quân sự, công dân nam đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi cần phải tham gia khám nghĩa vụ quân sự để xác định mức độ phù hợp cũng như đảm bảo về tình trạng sức khỏe nếu được có thông báo nhập ngũ.

Để giải đáp vấn đề người bị phong thấp có đi nghĩa vụ quân sự không, cần dựa vào những đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự, thường là người khuyết tật, bị tâm thần, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh mãn tính.

Ở điều 14 Luật nghĩa vụ quân sự 2017, các bệnh lý được miễn đi lính đó là:

  • Người bị động kinh.
  • Bệnh tâm thần không thể kiểm soát được hành vi, chưa thể chữa khỏi hoặc điều trị không khỏi.
  • Người bị bệnh chân voi.
  • Trường hợp bị phù thũng do suy thận, biến chứng suy tim, gan,…
  • Người bị tàn tật ở cơ quan nội tạng và mất khả năng lao động.
  • Đối tượng mắc bệnh lao khớp, đang gặp biến chứng nặng nề.
  • Bị bệnh phong hủi, có để lại di chứng.
  • Bị câm điếc từ nhỏ hoặc bẩm sinh.
  • Trường hợp mù một bên mắt.
  • Bị chứng lao cột sống để lại di chứng.
  • Đối tượng bị bệnh ác tính không thể điều trị.
  • Người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là teo khớp, cứng khớp, mất khả năng vận động.
  • Trường hợp bị HIV/AIDS.

Có thể thấy, trong danh sách kể trên không hề nhắc đến bệnh phong thấp. Vì thế những trường hợp bị phong thấp mức độ nhẹ, hoạt động bình thường có thể vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Chỉ khi bệnh ở mức độ nặng, gây ra nhiều biến chứng, cản trở quá trình vận động, người bệnh mới được miễn giảm nghĩa vụ quân sự.

Bị phong thấp có đi nghĩa vụ quân sự không là thắc mắc của nhiều người
Bị phong thấp có đi nghĩa vụ quân sự không là thắc mắc của nhiều người

Lưu ý phòng tránh bệnh phong thấp bạn cần biết

Phong thấp là bệnh lý thường gặp ở bất kỳ đối tượng nào và có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng, do đó bạn cần chú ý một số cách phòng tránh như sau:

  • Luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, dùng tất, găng tay, khăn quàng và áo ấm, không nên tắm rửa bằng nước lạnh.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe xương khớp.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa chất kích thích, tránh mang vác vật nặng, chơi thể thao quá sức.
  • Nghỉ ngơi đúng cách, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya.
  • Giữ tâm trạng ổn định, tránh trạng thái căng thẳng, stress.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định để không tạo áp lực lên hệ xương khớp.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất từ rau xanh, trái cây, hải sản, sữa, không ăn đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cay nóng.

Trên đây là những thông tin chi tiết để trả lời cho thắc mắc bị phong thấp có đi nghĩa vụ quân sự không. Phong thấp là bệnh lý nguy hiểm, khi không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt, vì thế bạn nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám ngay khi có biểu hiện bất thường.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo