Phác Đồ Điều Trị Tràn Dịch Khớp Gối Chi Tiết Nhất

Tràn dịch khớp gối là bệnh lý xương khớp nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh và có nguy cơ gặp biến chứng nếu không được xử lý từ sớm. Quá trình chữa bệnh cần phải theo đúng chỉ định của bác sĩ mới đạt được kết quả như mong đợi. Ở bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối chi tiết nhất theo Bộ Y tế.

Phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối theo nguyên tắc nào?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng sụn khớp gối tiết ra nhiều dịch hơn so với bình thường khiến đầu gối phù nề, đau nhức, sưng tấy, mất dần khả năng vận động. Hiện tượng này nếu không được kiểm soát từ sớm sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để xử lý bệnh triệt để, cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối của bác sĩ.

Tràn dịch khớp gối là tình trạng sụn khớp gối tiết ra nhiều dịch hơn so với bình thường
Tràn dịch khớp gối là tình trạng sụn khớp gối tiết ra nhiều dịch hơn so với bình thường

Tùy từng thời điểm, mức độ bệnh, cơ địa từng người mà phác đồ điều trị có sự thay đổi, tuy nhiên đều tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

  • Ưu tiên lựa chọn các loại thuốc có tác dụng từ từ nhưng tập trung điều trị triệu chứng, biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh, phù hợp với mục tiêu chữa lâu dài.
  • Nên kết hợp các loại thuốc khác nhau với liều lượng phù hợp và sau một thời gian không thấy đáp ứng với thuốc cần đổi loại thuốc khác.
  • Quá trình điều trị bệnh lâu dài, toàn diện và tích cực, bệnh nhân cần được kiểm tra, theo dõi các triệu chứng cùng phản ứng khi dùng thuốc thường xuyên. 
  • Bệnh nhân thực hiện tuần tự từng bước theo đúng kế hoạch, đồng thời bác sĩ cần xét nghiệm và đánh giá chức năng trước, trong, sau khi điều trị. 
  • Cần chú ý vào các triệu chứng lâm sàng thay vì chỉ tập trung trường hợp ngoại lệ. 
  • Trong tình huống điều trị có kết quả tích cực, bác sĩ có thể giảm liều lượng thuốc hoặc chuyển sang liệu pháp trị cường độ nhẹ hơn.

Phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối đầy đủ theo Bộ Y tế

Phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối đầy đủ, mới nhất theo Bộ Y tế được xây dựng từ 3 cách điều trị bệnh như sau:

Dùng thuốc

Dùng thuốc là một trong những cách điều trị tràn dịch khớp gối phổ biến, được áp dụng cho đa số trường hợp bị bệnh. Các loại thuốc được kê mang đến hiệu quả nhanh chóng, cải thiện các triệu chứng của bệnh và giúp người bệnh dễ chịu, thoải mái, dễ dàng vận động. Tuy nhiên nếu dùng thuốc Tây y, có khả năng gặp biến chứng, vì thế bạn nên thận trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Thuốc Tây y

Điều trị tràn dịch khớp bằng thuốc Tây y được bác sĩ ưu tiên lựa chọn. Một số loại thuốc dùng trong trường hợp này như:

  • Thuốc giảm đau thường dùng như: Aspirin hoặc Paracetamol.
  • Thuốc có tác dụng giảm đau và kháng viêm không chứa thành phần steroid.
  • Thuốc giãn cơ: Soma, Flexeril, Valium,…
  • Thuốc bổ thần kinh nhóm B (B1, B6, B12) cần thiết cho sức khỏe tổng thể.
Điều trị tràn dịch khớp bằng thuốc Tây y được bác sĩ ưu tiên lựa chọn
Điều trị tràn dịch khớp bằng thuốc Tây y được bác sĩ ưu tiên lựa chọn

Thuốc Đông y

Không giống như thuốc Tây y, thuốc Đông y bao gồm các loại dược liệu tự nhiên, vô cùng an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ. Thuốc Đông y không chỉ cải thiện các triệu chứng, điều trị tận căn nguyên gây bệnh mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nâng cao chức năng của các cơ quan bên trong. Do đó người bệnh tràn dịch khớp gối có thể dùng trong thời gian dài mà không bị tích tụ độc tính, giảm đau vai gáy từ sâu bên trong, tiêu viêm, bồi bổ cơ thể.

Nhược điểm của thuốc Đông y là cho tác dụng chậm nên cần kiên trì lâu dài, thêm vào đó cần thời gian đun sắc thay vì dùng trực tiếp như thuốc Đông y. 

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối cho hiệu quả tích cực, hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng khớp gối nhanh chóng. Sau khi thăm khám, tùy từng tình trạng, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp vật lý trị liệu phù hợp và thường được kết hợp cùng các phương pháp nội hoặc ngoại khoa khác nhằm mục đích phục hồi chức năng.

Dùng nhiệt

Dùng nhiệt để trị liệu cho người tràn dịch khớp gối đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Nhiệt độ sẽ tác động trực tiếp vào vùng bị đau, ức chế cơn đau hiệu quả, bên cạnh đó còn thúc đẩy khí huyết lưu thông tốt hơn, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Có nhiều dạng nhiệt được dùng như: Tia hồng ngoại, đắp paraphin, chườm ngải cứu, ngâm bùn nóng,…

Dùng điện

Các phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối bằng điện như:

  • Xung điện: Nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cơ khớp gối, tăng tuần hoàn máu đến sụn khớp, cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu.
  • Sóng ngắn: Dùng sóng ngắn tác động đến vùng khớp gối giúp tăng cường chuyển hóa để giảm đau, chống viêm, giảm phù nề cho người bệnh.
  • Laser: Khi thực hiện, bác sĩ sẽ chiếu laser lên vùng bị tràn dịch để làm mềm, giảm đau, chống viêm, tái tạo các tổ chức sụn khớp an toàn.
  • Siêu âm trị liệu: Phương pháp này giúp phục hồi các tổn thương xơ sẹo đáng kể, đồng thời còn giúp đẩy lùi cơn đau, chống viêm. Nhờ đó quá trình chuyển hóa trong cơ thể được kiểm soát, ổn định và tái tạo tổ chức sụn khớp tốt hơn.
Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối cho hiệu quả tích cực
Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối cho hiệu quả tích cực

Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ áp dụng cách chọc hút dịch khớp, mổ khớp gối (mổ thường hoặc mổ nội soi) và thay khớp gối nhân tạo. Mỗi cách phẫu thuật còn phụ thuộc nhiều vào thời gian phát bệnh và thể trạng sức khỏe của người bệnh.

Lưu ý, phẫu thuật chỉ được khuyến cáo cho các trường hợp đã điều trị nội khoa (dùng thuốc) song thất bại, trường hợp bệnh nặng. Phẫu thuật tuy có ưu điểm chữa dứt bệnh nhanh nhưng không loại bỏ hoàn toàn được yếu tố nguy cơ.

7 lưu ý khi sử dụng phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối

Phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối là bản thảo hướng dẫn chi tiết cách chữa và trình tự chữa căn bệnh này. Tuy nhiên, việc điều trị này chỉ thực sự mang lại hiệu quả cao khi người bệnh ghi nhớ những lưu ý dưới đây:

  • Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.
  • Không điều trị theo kiểu tự phát hoặc theo những cách chữa chưa được kiểm chứng.
  • Tránh bê vác vật nặng, hoạt động quá sức.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế đồ uống có ga, rượu, bia, chất kích thích, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và canxi.
  • Tập luyện các bài tập cơ đùi để giúp cải thiện sự săn chắc của vùng xương đùi, từ đó giúp khớp gối giảm bớt áp lực trong di chuyển.
  • Duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp với chiều cao của người bệnh, tránh thừa cân, béo phì.
  • Thăm khám sức khỏe thường xuyên.

Trên đây là một vài chia sẻ về phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối. Căn bệnh này nếu không chữa dứt điểm dễ tái phát, cấp độ nặng hơn sau mỗi lần tái bệnh. Người bệnh có nguy cơ bị teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là bại liệt. Vì thế, ngay khi nhận biết triệu chứng gây bệnh, người bệnh cần chủ động trong điều trị, kết hợp với phòng ngừa đi kèm.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo