Đau Khớp Vai Khi Chơi Cầu Lông: Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa 

Khớp vai là bộ phận dễ xảy ra chấn thương khi chúng ta vận động sai tư thế hoặc tác động lực quá mạnh. Đặc biệt rất nhiều trường hợp đau khớp vai khi chơi cầu lông. Thực tế hiện tượng này có nguyên nhân do đâu, xử lý và phòng ngừa như thế nào? Bạn đọc có thể tìm hiểu câu trả lời cho những vấn đề này ở bài viết dưới đây. 

Đau khớp vai khi chơi cầu lông có nguyên nhân do đâu?

Khớp vai được cấu tạo bởi 3 xương chính: Xương đòn, xương cánh tay, xương vai. Ở khớp vai tập trung nhiều dây thần kinh, đặc biệt là cơ chóp xoay rất dễ bị tổn thương khi hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao dùng lực nhiều ở tay như cầu lông.

Đau khớp vai khi chơi cầu lông là hiện tượng khá phổ biến
Đau khớp vai khi chơi cầu lông là hiện tượng khá phổ biến

Có không ít trường hợp đau khớp vai khi chơi cầu lông, nguyên nhân là do:

  • Sai tư thế: Nhiều người mới bắt đầu chơi cầu lông hoặc tự tập luyện tại nhà sẽ bị lỗi kỹ thuật như xoay và trở cánh tay liên tục hoặc đưa hai tay lên xuống trong vô thức khiến bả vai bị tổn thương. Từ đó hình thành cơn đau nhức, thậm chí làm tổn thương khớp vai nghiêm trọng.
  • Vận động quá sức: Một trong những nguyên nhân đau khớp vai khi chơi cầu lông là tần suất tập luyện quá nhiều với cường độ cao, lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Lúc này cơ chóp vai, gân, dây chằng, ổ khớp bị tổn thương gây đau nhức, khó chịu.
  • Từng mắc bệnh xương khớp: Những trường hợp đã từng mắc bệnh xương khớp như thoái hóa, viêm quanh khớp vai thì tỷ lên đau cơ bả vai khi đánh cầu lông rất cao. Khi đó, cơn đau xuất hiện dữ dội và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dùng vợt không phù hợp: Dùng vợt cầu lông không phù hợp cũng là lý do khiến bạn bị đau khớp vai. Nếu chọn vợt quá đầu dễ gây ra hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai, tăng nguy cơ rách gân chóp xoay với biểu hiện thường gặp là đau nhức vào ban đêm, cơn đau kéo dài từ vai đến cổ. Khi người bệnh nằm nghiêng, bả vai dễ bị nhức, buốt.
  • Bị va đập, té ngã: Trong quá trình chơi cầu lông nếu bị té ngã, vấp gây chấn thương, va đập vùng vai khiến người bệnh đau nhức.

Triệu chứng thường gặp

Tình trạng đau khớp vai khi chơi cầu lông thường bắt đầu với cảm giác ê ẩm, chuyển sang đau âm ỉ. Về lâu dài nếu không có biện pháp cải thiện sẽ chuyển sang đau nặng, cản trở quá trình vận động.

Cụ thể những triệu chứng thường gặp của người bệnh đau khớp vai khi chơi cầu lông là:

  • Cảm thấy đau nhức tại khớp vai cũng như các vùng lân cận, tùy mức độ tổn thương.
  • Lực ở cánh tay giảm rõ rệt, không cảm nhận rõ sức mạnh cánh tay.
  • Cử động khớp vai gặp khó khăn, thấy khớp tay bị rời rạc, lỏng lẻo.
  • Khớp tay bị sưng đỏ, khi sờ vào thấy ấm nóng tại khớp vai bị đau.
  • Người bệnh thấy cơn đau kéo dài dai dẳng, có thể tăng dần về mức độ.
Người bệnh cảm thấy đau nhức tại khớp vai cũng như các vùng lân cận
Người bệnh cảm thấy đau nhức tại khớp vai cũng như các vùng lân cận

Đau khớp vai khi chơi cầu lông nguy hiểm không?

Đau khớp vai khi chơi cầu lông gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu cho người bệnh. Ban đầu các triệu chứng chỉ diễn ra một cách âm thầm, mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng đến khả năng vận động. Tuy nhiên trong một thời gian dài, nếu không có biện pháp xử lý phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, cụ thể:

  • Giãn, rách dây chằng: Khi dùng lực quá nhiều trong quá trình chơi cầu lông khiến dây chằng, bao khớp vai bị rách khiến khớp lỏng lẻo gây đau nhức dữ dội.
  • Viêm gân cơ xoay: Nếu bị viêm, rách cơ chóp xoay khiến người bệnh bị đau, vận động khó khăn. Những trường hợp không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ tăng nguy cơ yếu cơ, mất dần chức năng vận động ở vùng vai, cánh tay.
  • Rách gân: Đây là hiện tượng thường gặp nếu đau vai khi chơi cầu lông ở mức độ nặng, xảy ra trong một thời gian dài. Rách gân khá phổ biến ở người lớn tuổi do đối tượng này có hệ cơ, xương khớp bị lão hóa.
  • Tổn thương cơ chóp xoay: Cơ chóp xoay có chức năng chính là ràng buộc một số xương khớp vai với nhau để đảm bảo hoạt động của khớp vai linh hoạt, dễ dàng hơn. Nếu bị chấn thương khớp vai khi chơi cầu lông khiến cơ chóp xoay chịu tổn thương, gặp khó khăn trong việc di chuyển tay, nâng hoặc hạ cánh tay.
  • Bại liệt: Tình trạng đau khớp vai nếu không được can thiệp từ sớm dẫn đến tổn thương nặng nề, nghiêm trọng hơn, làm suy giảm chức năng khớp vai, thậm chí gây bại liệt.
Đau khớp vai nếu không được xử lý sẽ gây biến chứng
Đau khớp vai nếu không được xử lý sẽ gây biến chứng

Cách điều trị hiệu quả

Đau khớp vai khi chơi cầu lông hoàn toàn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Do đó người bệnh không nên chủ quan, cần nhanh chóng tìm cách xử lý ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Mẹo dân gian

Mẹo dân gian ưu tiên dùng nguyên liệu tự nhiên khá lành tính, độ an toàn cao, hiệu quả tốt, có thể đẩy lùi nhanh chóng cơn đau nhức, ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh. Đau khớp vai khi chơi cầu lông có thể áp dụng một trong những cách sau:

  • Chườm nóng với lá ngải cứu: Lá ngải cứu có chứa rất nhiều thành phần có tính kháng viêm, giảm đau, thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh đau khớp vai. Bạn lấy 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, để ráo rồi mang sao vàng cùng ít muối. Cho nguyên liệu đã sơ chế vào túi chườm, chườm trực tiếp lên vị trí bị đau nhức.
  • Dùng rượu gừng để xoa bóp: Trong thành phần của gừng chứa hoạt tính sinh học với khả năng ngăn ngừa đau nhức và gingerol hỗ trợ kháng viêm, cải thiện khả năng vận động của khớp vai. Bạn lấy gừng tươi rửa sạch, cắt lát nhỏ rồi cho vào bình thủy tinh, thêm rượu trắng vào ngâm trong khoảng 1 tháng. Mỗi khi cơn đau xuất hiện, người bệnh lấy rượu gừng xoa lên vị trí bị đau nhức sẽ hỗ trợ làm nóng, giảm nhanh cơn đau.
  • Uống nước lá lốt: Lá lốt được biết đến là một trong những nguyên liệu hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp rất tốt. Bạn lấy 1 nắm lá lốt rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng để loại bỏ hết tạp chất, khuẩn hại rồi cho vào nồi đun cùng 300ml nước trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút. Sau đó dùng nước lá lốt để uống trực tiếp, kiên trì ít nhất 10 ngày sẽ thấy cơn đau nhức được cải thiện.
Chườm nóng bằng ngải cứu giảm đau khớp vai hiệu quả
Chườm nóng bằng ngải cứu giảm đau khớp vai hiệu quả

Dùng thuốc Tây y

Nếu những cơn đau khớp vai cho chơi cầu lông kéo dài liên tục và có xu hướng nặng thêm, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Tây y. Loại thuốc này cho hiệu quả nhanh chóng, giảm nhanh các cơn đau nhức, đẩy lùi tình trạng sưng viêm và hỗ trợ tổn thương nhanh lành.

Một số loại thuốc Tây y phổ biến cho người đau khớp vai là:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thông thường được chỉ định cho bệnh nhân có cơn đau ở mức độ nhẹ, mới xuất hiện. Ngược lại với những cơn đau nặng, bệnh nhân có thể được kê thuốc giảm đau có chứa chất gây nghiện. Nhóm thuốc này bao gồm: Paracetamol, Naproxen, Ibuprofen,…
  • Thuốc chống viêm: Trong trường hợp cơn đau kết hợp cùng hiện tượng sưng viêm, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng viêm như Piroxicam, Diclofenac, Meloxicam,… Đặc biệt người bệnh đau khớp vai còn được điều trị bằng thuốc tiêm trực tiếp vào vùng vai để giảm đau tại chỗ, bao gồm: Axit hyaluronic, Corticosteroid,…

Thuốc Tây y mặc dù cho hiệu quả tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Do đó người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ định, không tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa được bác sĩ cho phép.

Thuốc Tây y cải thiện cơn đau nhức hiệu quả
Thuốc Tây y cải thiện cơn đau nhức hiệu quả

Bài tập cho bệnh nhân đau khớp vai

Để cải thiện tình trạng đau khớp vai, đồng thời nhanh chóng khôi phục chức năng cho bộ phận này, người bệnh có thể thực hiện các bài tập đơn giản như sau:

Nâng cánh tay: Hỗ trợ làm nóng khớp vai, giảm hiện tượng căng, đau khi chơi cầu lông.

  • Đầu tiên người bệnh đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.
  • Từ từ nâng cao cánh tay và mở rộng sang 2 bên để tạo thành hình chữ T so với cơ thể.
  • Bạn nâng và hạ cánh tay rồi xoay vòng 2 tay theo góc 30 độ.
  • Nên lặp lại bài tập này trong 10 – 15 giây rồi chuyển hướng xoay.

Xoay vai ngoài: Bài tập này có thể cải thiện sức bền, tăng độ dẻo dai cho cơ chóp xoay vai.

  • Người bệnh sử dụng dây kháng lực, dùng hai tay giữ hai đầu dây.
  • Đặt hai tay sát cơ thể, gập khuỷu tay lại.
  • Bạn giữ yên một tay và xoay tay còn lại ra xa người, đảm bảo duy trì góc 90 độ của khuỷu tay.
  • Giữ nguyên tư thế này trong 5 giây rồi từ từ đưa tay về lại cơ thể.
  • Nên lặp lại bài tập này trong 2 hiệp, mỗi hiệp khoảng 12 – 15 lần, thực hiện 3 – 4 lần/tuần.

Phẫu thuật

Phẫu thuật ít được áp dụng trong trường hợp đau khớp vai khi chơi cầu lông. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi, có khả năng gây ra biến chứng.

Sau khi thăm khám, tùy từng mức độ bệnh và biểu hiện của vết thương khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp ngoại khoa không giống nhau, có thể là nội soi khớp vai, phẫu thuật thay khớp vai,….

Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng
Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng

Phòng ngừa đau khớp vai khi chơi cầu lông

Để phòng ngừa tình trạng đau khớp vai khi chơi cầu lông, bạn cần chú ý:

  • Khởi động các khớp thật kỹ, đặc biệt là khớp vai để đảm bảo các khớp hoạt động linh hoạt, tránh chấn thương.
  • Trong quá trình chơi cầu, không nên thực hiện các động tác quá sức, liên tục hoặc quá thường xuyên để giảm áp lực lên khớp vai.
  • Nếu gặp chấn thương khớp vai khi chơi cầu lông, tốt nhất nên tạm dừng, thả lỏng khớp vai để thư giãn, không nên gắng sức.
  • Trong trường hợp cảm thấy khó vận động hoặc vai yếu hơn bình thường, có thể dùng dụng cụ hỗ trợ vai để giúp biên độ của cơ, khớp được giới hạn, bảo vệ vai trước những tổn thương.
  • Người bệnh bị đau khi chơi cầu lông có thể nhanh chóng chườm nóng hoặc lạnh vào vai để làm dịu cảm giác đau nhức, ngăn ngừa sưng viêm.

Đau khớp vai khi chơi cầu lông là hiện tượng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Do đó người bệnh cần thận trọng trong quá trình chơi thể thao, ngay khi xuất hiện cơn đau phải tìm biện pháp xử lý, tránh để tổn thương nặng nề hơn.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo