Thoái Hóa Khớp Háng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Tốt Nhất

Thoái hóa là bệnh lý xương khớp phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, trong đó phổ biến là ở háng. Thoái hóa khớp háng hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau và có diễn biến phức tạp, nếu không có biện pháp xử lý từ sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả nhất. 

Thoái hóa khớp háng là hiện tượng gì?

Thoái hóa khớp háng được hiểu là tình trạng khớp háng bị bào mòn dẫn đến những tổn thương ở phần dưới xương sụn tại chỏm xương đùi. Hiện tượng này gây đau nhức kéo dài, cơn đau tái phát liên tục và có thể làm biến đổi cấu trúc khớp. Nghiêm trọng hơn, thoái hóa khớp háng còn gây tàn phế nếu không được chữa trị từ sớm và đúng cách.

Bệnh thoái hóa khớp háng có diễn biến chậm nhưng có khả năng phát triển tới mức độ nặng vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt bệnh không thể tự khỏi, do đó bạn không nên chủ quan để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khả năng vận động.

thoai hoa khop hang
Thoái hóa khớp háng được hiểu là tình trạng khớp háng bị bào mòn

Các bác sĩ chuyên khoa chia thoái hóa khớp háng thành 2 loại:

  • Thoái hóa khớp hàng nguyên phát: Thường hình thành do quá trình xương khớp lão hóa theo thời gian với tỷ lệ mắc bệnh cao là nhóm người trên 60 tuổi.
  • Thoái hóa khớp hàng thứ phát: Xuất hiện do tổn thương ở khớp háng như chấn thương, trật khớp, tai nạn, hoại tử vô khuẩn. Đối tượng dễ bị thoái hóa khớp háng thứ phát đó là người lao động nặng, chơi thể thao gặp chấn thương, trường hợp có tiền sử khớp háng bị viêm, bẩm sinh có khớp háng với cấu tạo bất thường hoặc người trẻ lười vận động, nghiện rượu bia,…

Biểu hiện cụ thể

Thoái hóa khớp háng thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý xương khớp khác, do đó bạn nên tìm hiểu về triệu chứng, biểu hiện cụ thể để xác định chính xác bệnh lý, sớm có biện pháp xử lý:

  • Người bệnh cảm thấy đi lại khó khăn, chân đi khập khiễng vì trong quá trình di chuyển, khớp háng chịu trọng lượng của cơ thể nhiều nhất.
  • Thường xuyên cảm thấy mỏi, tê cứng khi co duỗi khớp háng hoặc khi vận động.
  • Đau ở vùng bẹn, tiếp đó lan xuống đùi hoặc xuống khớp gối, sau đó lan cơn đau lan ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi. Đặc biệt việc cử động hay đứng lâu trong 1 tư thế cũng khiến người bệnh thấy đau nhức hơn.
  • Xuất hiện cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, tuy nhiên nếu được nghỉ ngơi sẽ hết đau.
  • Khi bị thoái hóa khớp háng, biên độ vận động của khớp háng cũng giảm, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày như đi vệ sinh, cúi gập người, ngồi xổm,…
  • Nếu ấn vào vị trí đau sẽ cảm thấy đau đớn hơn, đồng thời khi bạn quan sát kỹ cũng thấy chân của người bệnh bị co gấp, phần cơ mông, cơ đùi teo hơn so với bình thường.
  • Khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế tối đa, không thể duỗi thẳng chân được.
  • Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng, người bệnh thấy cơn đau xuất hiện nhiều vào buổi sáng khi vừa thức dậy và chiều tối. Đau do thoái hóa khớp háng có thể cảm nhận rõ khi đột ngột chuyển từ tư thế ngồi sang đứng hoặc khi di chuyển.
thoai hoa khop hang
Thoái hóa khớp háng gây ra những cơn đau vô cùng khó chịu

Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn nên tìm hiểu về lý do gây bệnh để biết cách phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả nhất.

  • Yếu tố di truyền: Các chuyên gia cho biết, nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh thoái hóa khớp háng thì khả năng cao bạn cũng bị mắc bệnh lý này về sau.
  • Thừa cân, béo phì: Khớp háng chịu trọng lượng của cơ thể nhiều nhất khi di chuyển, vận động, vì thế nếu cân nặng quá mức hoặc bị béo phì sẽ tạo nhiều áp lực lên khớp háng khiến vị trí này chịu tổn thương nghiêm trọng.
  • Tuổi tác: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thoái hóa khớp háng là tuổi tác. Theo thống kê, có đến hơn 50% người bị thoái hóa khớp háng do tuổi tác. Nếu tuổi càng cao, quá trình lão hóa diễn ra càng mạnh mẽ, từ đó khiến các sụn, khớp bị tổn thương.
  • Tiền sử bệnh xương khớp: Nếu bệnh nhân trước kia từng mắc bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao, trật khớp háng thì nguy cơ bị thoái hóa khớp háng sẽ cao hơn bình thường.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên, thoái hóa khớp háng có thể xuất hiện do người bệnh bị các bệnh lý như đái tháo đường, gout, lao, chấn thương do tai nạn, lao động, chơi thể thao,…

Thoái hóa khớp háng có gây nguy hiểm hay không?

Thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không là băn khoăn hàng đầu của bệnh nhân. Thực tế khớp háng được bao bọc bởi nhiều lớp mô cơ, dây chằng bên ngoài, vì thế những tổn thương ở bộ phận này khó nhận biết ở giai đoạn ban đầu hoặc dễ bị nhầm lẫn với một số tổn thương khác. Vì thế khi bệnh lý không được phát hiện từ sớm hoặc ứng dụng sai phương pháp điều trị gây ra những hệ quả khôn lường.

thoai hoa khop hang
Thoái hóa khớp háng nếu không được chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng

Không chỉ mang lại cảm giác đau nhức, khó chịu, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt mà thoái hóa khớp háng có thể gây ra những biến chứng như:

  • Mọc xương gai: Đây là hiện tượng thường gặp khi bệnh thoái hóa khớp háng kéo dài mà không có biện pháp xử lý. Bởi vậy khi cảm thấy khớp háng bị đau đớn, khó chịu trong quá trình vận động, khả năng cao các gai xương đã hình thành trong cơ thể người bệnh.
  • Lệch trục khớp: Tình trạng thoái hóa có thể khiến khớp háng bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Lý do là bởi lớp sụn bị bào mòn, từ đó nhanh chóng đẩy phần xương sang một bệnh và gây ra hiện tượng lệch trục.
  • Thoát vị hoạt dịch: Một trong những hệ quả thường gặp của tình trạng thoái hóa khớp háng đó là thoát vị hoạt dịch, tức là chất dịch ở khớp háng bị thoát ra bên ngoài, khi đó người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội vì hai đầu xương thiếu chất bôi trơn cho các cử động thường ngày.
  • Tê liệt vĩnh viễn: Biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hóa khớp háng đó là tê liệt vĩnh viễn. Đây là cảnh báo bệnh đã bước sang giai đoạn nghiêm trọng khiến ổ cối, chỏm xương đùi bị biến dạng, các gai xương bám quanh khớp, khi đó người bệnh sẽ mất dần khả năng vận động, không thể di chuyển.

Biện pháp chẩn đoán

Để xác định chính xác bệnh thoái hóa khớp háng, không thể quan sát bằng mắt thường, thay vào đó người bệnh cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ áp dụng các biện pháp chẩn đoán, cụ thể như:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh hiển thị từ quá trình chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ phát hiện dấu hiệu khe khớp bị hẹp, mọc gai xương hoặc hiện tượng đặc xương dưới sụn hay khuyết xương. Chụp X-quang là biện pháp đầu tiên cần được thực hiện khi cần chẩn đoán viêm xương khớp.
  • Chụp MRI hoặc CT Scan: Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính nhằm mục đích kiểm tra sự thay đổi cấu trúc xương như khuyết tật sụn khu trú, tổn thương tủy xương ở xương dưới sụn, từ đó dễ dàng phát hiện rằng khớp háng có biểu hiện bị thoái hóa hay không.
thoai hoa khop hang
Nên tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán
  • Xét nghiệm máu: Sau khi mẫu máu từ bệnh nhân được lấy, bác sĩ sẽ phân tích để xác định kháng thể có liên quan đến bệnh lý viêm khớp nào khác hay không.
  • Xạ hình xương: Đây là biện pháp nhằm đánh giá tình trạng của mô mềm và xương hông.

Tùy từng tình trạng, mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một hoặc nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau cho đến khi đưa ra kết luận chính xác nhất về bệnh lý đang mắc phải.

Cách điều trị hiệu quả

Như đã phân tích, thoái hóa khớp háng nếu không được can thiệp từ sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy, biến chứng nguy hiểm. Vì thế người bệnh cần thăm khám và tìm biện pháp điều trị phù hợp từ sớm. Tùy từng tình trạng, mức độ tổn thương, bệnh nhân thoái hóa khớp háng có thể áp dụng những phương pháp khác nhau:

Thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y là biện pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả nhanh. Thông thường sau khi chẩn đoán và nắm rõ về tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc đặc trị với tác dụng giảm đau, chống sưng viêm, tăng sự linh hoạt cho các khớp và tránh tình trạng thoái hóa tiến triển ở mức độ nghiêm trọng hơn.

  • Thuốc Diacerein: Đây là loại thuốc được chỉ định sử dụng rộng rãi trong các trường hợp mắc bệnh xương khớp, bao gồm thoái hóa khớp. Diacerein có tác dụng giảm đau, kháng viêm, tuy nhiên chỉ thích hợp với người bệnh nhẹ, mới khởi phát vì cho hiệu quả giảm đau chậm. Cơ chế hoạt động của thuốc là kích thích sản sinh chất tạo keo tại mô sụn, ức chế sự di chuyển của đại thực bào, tế bào gây viêm, hỗ trợ tái tạo sụn bị thoái hóa.
  • Paracetamol: Là loại dược phẩm phổ biến với công dụng giảm đau, đẩy lùi các triệu chứng của thoái hóa khớp. Paracetamol hoạt động theo cơ chế tổng hợp hoạt chất prostaglandin, đồng thời tác động trực tiếp đến cyclooxygenase để giảm khả năng nhận diện cơn đau của cơ thể. Tuy nhiên bạn cần thận trọng để tránh gặp tác dụng phụ như phát ban, nổi mẩn đỏ, táo bón, suy thận, mất ngủ, tổn thương gan,…
  • Thuốc chữa thoái hóa khớp Meloxicam: Meloxicam là thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid, thường dùng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp, giúp bệnh nhân giảm cơn đau nhức, viêm nhiễm.
thoai hoa khop hang
Dùng thuốc Tây đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh

Phương pháp Đông y

Bên cạnh các biện pháp Y học hiện đại thì Y học cổ truyền cũng có nhiều cách chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả cao, hạn chế gặp tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó 2 phương pháp chính chữa thoái hóa khớp gối được ứng dụng rộng rãi đó là:

Dùng thuốc sắc

Trong Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh xương khớp, bao gồm thoái hóa. Ưu điểm của thuốc Đông y là sử dụng dược liệu tự nhiên lành tính, thường là ngưu tất, phòng phong, cát căn, đỗ trọng, độc hoạt, bạch linh, bạch truật, xuyên quy, cẩu tích, mộc qua, hoàng cầm, cam thảo,… Các bài thuốc này tác động trực tiếp đến căn nguyên gây bệnh, vừa đẩy lùi các triệu chứng, vừa ngăn ngừa khả năng tái phát, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp người bệnh vận động dễ dàng, linh hoạt hơn.

Nếu muốn sử dụng thuốc Đông y, bạn cần đến các trung tâm Y học cổ truyền để thầy thuốc thăm khám, gia giảm các vị thuốc phù hợp, đặc biệt phải kiên trì trong thời gian dài mới đạt được kết quả như mong muốn.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp háng bao gồm xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt. Các phương pháp này tác động trực tiếp đến các huyệt đạo và vị trí bị tổn thương, từ đó đả thông kinh lạc, giúp khí huyết lưu thông tốt để tăng cường dinh dưỡng đến khớp xương bị thoái hóa. Sau một liệu trình kiên trì điều trị, người bệnh có thể cảm nhận rõ cơn đau được đẩy lùi, sức khỏe được phục hồi tốt và lấy lại khả năng vận động như bình thường.

thoai hoa khop hang
Vật lý trị liệu có tác dụng giúp xương khớp linh hoạt, dẻo dai

Phẫu thuật

Nếu việc dùng thuốc hoặc áp dụng biện pháp Đông y không hiệu quả, đặc biệt với trường hợp thoái hóa khớp háng mức độ nghiêm trọng sẽ cần can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật nhằm mục đích đẩy lùi cơn đau nhức khó chịu, tăng khả năng vận động của các khớp, giảm nguy cơ gặp biến chứng. Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị thoái hóa khớp háng đó là:

  • Thay khớp háng: Cơ chế thực hiện là loại bỏ khớp háng bị tổn thương, thay bằng khớp nhân tạo để bệnh nhân lấy lại khả năng vận động, trở về với cuộc sống sinh hoạt bình thường. Tùy từng mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thay một phần khớp háng hoặc toàn phần.
  • Tái tạo bề mặt chỏm xương đùi: Nếu bệnh nhân không đủ điều kiện phẫu thuật thay khớp háng, bác sĩ có thể chỉ định tái tạo bề mặt chỏm xương đùi. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ loại bỏ bề mặt bị tổn thương và bọc lại bằng lớp kim loại nhằm mục đích giảm ma sát giữ chỏm xương đùi và ổ cối xương, đẩy lùi cơn đau nhanh chóng.

Phòng ngừa và cải thiện bệnh thoái hóa khớp háng như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Thăm khám ngay khi có biểu hiện bất thường để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp từ sớm.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để duy trì khả năng vận động, đảm bảo sự linh hoạt, dẻo dai cho các khớp, ngăn ngừa tổn thương hệ xương khớp.
  • Thận trọng trong quá trình làm việc, chơi thể thao để tránh gây chấn thương đến khớp háng.
thoai hoa khop hang
Thận trọng khi chơi thể thao để tránh gây chấn thương đến khớp háng
  • Không nên mang vác đồ vật quá nặng, ngồi quá lâu trong một tư thế vì điều này sẽ tăng nguy cơ gặp vấn đề với khớp xương.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định để làm giảm áp lực lên khớp háng, ngăn ngừa khả năng bị thoái hóa và những vấn đề khác.
  • Chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp như rau xanh, cá loại hạt, cá béo, đồng thời tránh thực phẩm gây hại như thức ăn nhiều đường, muối, dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích.

Thoái hóa khớp háng là bệnh lý xương khớp phổ biến, thường gặp ở đối tượng trung niên, cao tuổi và hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được điều trị từ sớm, bệnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, làm giảm khả năng vận động, thậm chí là tê liệt vĩnh viễn, vì thế bạn không nên chủ quan. Hãy nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị để tránh biến chứng về sau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo