Bị đau khớp vai khi chơi cầu lông: Triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả
Khớp vai được biết tới là một trong những khớp rất dễ xảy ra chấn thương nếu như hoạt động sai tư thế, hoạt động quá mạnh vùng bả vai. Và trong bài chia sẻ ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng bị đau khớp vai khi chơi cầu lông. Trong trường hợp này chúng ta cần điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản trong bài viết sau.
Nguyên nhân đau khớp vai khi chơi cầu lông
Khớp vai được cấu tạo bởi 3 xương chính là xương đòn, xương cánh tay và xương vai. Tại vị trí khớp bả vai, có rất nhiều dây thần kinh tập trung. Trong đó đáng chú ý nhất đó là cơ chóp xoay. Vị trí này rất dễ bị tổn thương khi hoạt động tay mạnh hoặc chơi các môn thể thao dùng tay và vai nhiều như môn cầu lông.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp vai khi chơi cầu lông. Cụ thể là:
- Thực hiện sai tư thế: Đánh cầu sai tư thế sẽ dẫn đến các cơn đau cấp tính. Nếu người chơi không sửa lại tư thế cho đúng, cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên và kéo dài. Trường hợp này thường xảy ra đối với những người vừa mới luyện tập cầu lông hoặc tự luyện tập tại nhà.
- Vận động quá sức: Luyện tập hoặc chơi cầu lông trong thời gian quá dài với cường độ cao. Điều này dẫn đến việc các ổ khớp, gân, cơ hoạt động quá mức gây ra những cơn đau. Những vận động viên chuyên nghiệp thường gặp phải tình trạng này.
- Ít đánh cầu: Việc chơi cầu lông ít và tần suất thấp cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc đau khớp vai khi các khớp vai lâu ngày không hoạt động mạnh.
- Người từng mắc bệnh xương khớp: Những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp vai hoặc từng chấn thương phần vai cũng có thể sẽ phát sinh những cơn đau khi chơi cầu lông.
Triệu chứng đau khớp vai khi chơi cầu lông
Tình trạng đau khớp vai khi chơi cầu lông không phải xuất hiện ngay mà khơi nguồn từ những biểu hiện như ê ẩm rồi chuyển sang đau âm ỉ. Lâu ngày tình trạng này sẽ tiến triển thành đau khớp vai nặng khiến bệnh nhân hoạt động khó khăn. Vì vậy, để biết bản thân có bị đau khớp vai vì chơi cầu lông hay không, hãy chú ý đến những biểu hiện sau:
- Có cảm giác đau nhức tại các khớp vai và các vùng lân cận xung quanh tùy theo mức độ tổn thương.
- Lực cánh tay giảm đi rõ rệt, giảm sức mạnh cánh tay, cử động khớp vai khó khăn, cảm giác các khớp tay bị lỏng lẽo, rời rạc.
- Có dấu hiệu khớp tay bị sưng đỏ, sờ vào thấy ấm nóng tại khớp vai bị đau.
- Cơn đau khớp vai liên tục, âm ỉ mà không hề thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Đau khớp vai khi chơi cầu lông có nguy hiểm không?
Đau khớp vai khi chơi cầu lông nếu không được phát hiện, có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời sẽ biến thành bệnh viêm khớp vai gây ra những hệ quả nguy hiểm đến sức khỏe:
- Gân cơ xoay bị rách và viêm: Nó chính là thủ phạm số 1 gây ra chứng vai cấp tính hoặc mãn tính. Trong trường hợp bị sưng nề, viêm đau, gân cơ xoay bị rách sẽ khiến cho hoạt động của khớp vai bị hạn chế, dẫn tới đau nhức khó chịu.
- Bao khớp, dây chằng bị rách hoặc giãn: Tình trạng bị đau khớp vai khi chơi cầu lông có thể khiến cho bao khớp, dây chằng bị rách. Từ đó khiến cho các khớp xương không còn được vững, từ đó gây ra những cơn đau nhức cực kì khó chịu tại khu vực vai.
- Gân cơ chóp xoay bị chấn thương: Chức năng chính của cơ chóp xoay đó chính là ràng buộc một số những xương khớp ở vai với nhau, từ đó giúp cho việc hoạt động của khớp vai được diễn ra dễ dàng hơn. Do đó, nếu như bị chấn thương tại khớp vai sẽ khiến cho người bệnh gặp phải khó khăn nhất định trong việc di chuyển tay, nâng hạ cánh tay.
- Rách gân: Đây là hiện tượng xảy ra nếu như bị đau khớp vai khi chơi cầu lông ở mức độ nặng, bệnh xảy ra trong suốt một quãng thời gian dài. Nó thường khá phổ biến ở những người lớn tuổi vì bị lão hóa.
- Bại liệt: Đau khớp vai lâu ngày nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những tổn thương nặng nề và sâu hơn, suy giảm chức năng khớp tay và cuối cùng là ngưng hoạt động. Đây là biến chứng nặng nề nhất khi bị đau vai khi chơi cầu lông.
Nói tóm lại, đau khớp vai khi chơi cầu lông không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những biến chức làm ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện những triệu chứng của chứng đau khớp vai, bạn cần điều trị kịp thời và đúng cách để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Chữa trị đau khớp vai khi chơi cầu lông
Khi xuất hiện những cơn đau khi đang chơi cầu lông hoặc sau khi chơi, bạn cần thực hiện sơ cứu để giảm nhẹ cơn đau rồi nhanh đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Một số biện pháp xử lý khi bị đau khớp vai khi chơi cầu lông là:
Nghỉ ngơi và giảm cường độ luyện tập
Tỷ lệ nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp vai khi chơi cầu lông là do luyện tập quá sức. Khi gặp tình trạng này, bạn cần điều tiết lại thời gian và phân bố sức lực vừa phải trong quá trình tập luyện. Việc cân bằng luyện tập và nghỉ ngơi cần được thực hiện trong cả quá trình tập luyện và chơi cầu lông chứ không phải chỉ trong giai đoạn xuất hiện cơn đau.
Chườm nóng/chườm lạnh
Tác dụng nhiệt độ nóng hoặc lạnh vào khớp vai đang bị đau là phương pháp hữu hiệu giúp giảm cơn đau, thư giãn các cơ đang đau và chống viêm sưng, hỗ trợ điều trị đau khớp vai. Thực hiện chườm vai không những tác dụng lên các cơn đau vai ngắn hạn mà còn điều trị tình trạng đau viêm khớp vai mãn tính.
Sử dụng mẹo dân gian
Mẹo dân gian chữa đau khớp vai là những bài thuốc xuất phát từ thiên nhiên nên có tính an toàn cao nhưng hiệu quả rất tốt. Một số bài thuốc hay giúp giảm nhanh các cơn đau khớp và ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh cũng như làm chậm tình trạng lão hóa xương khớp vai. Một số mẹo dân gian xử lý đau khớp vai khi đánh cầu lông là:
- Xoa bóp rượu gừng: Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có ngay dung dịch rượu gừng để xoa bóp giúp giảm nhanh các cơn đau khớp. Gừng cắt lát rồi ngâm chung với rượu trong vòng 1 tháng. Dùng rượu này để thoa vào khu vực vai bị đau nhức sẽ làm giảm cơn đau vai do việc đánh cầu lông mang lại.
- Uống nước lá lốt: Lá lốt là một trong những nguyên liệu dùng để chữa trị đau nhức xương khớp hiệu quả nhất. Chỉ cần nấu một nắm lá lốt khô với nước rồi uống mỗi ngày. Thực hiện đều đặn trong 10 ngày, cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể.
- Chườm nóng bằng lá ngải cứu: Ngải cứu với các hoạt chất kháng viêm và giảm đau tự nhiên cũng là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị đau khớp vai. Ngải cứu đem sao chung với muối, cho vào túi chườm rồi chườm lên chỗ khớp vai bị đau.
Sử dụng thuốc
Khi các cơn đau khớp vai kéo dài và nặng thêm. Có 2 loại thuốc để bệnh nhân có thể lựa chọn là thuốc Tây Y và thuốc Đông Y. Thuốc Tây Y có tác dụng làm giảm các cơn đau khớp vai và điều trị tình trạng tổn thương xương sụn nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây sẽ gây ra những tác dụng phụ, và ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là dạ dày và gan, thận,…
Một số thuốc Tây thường dùng là:
- Thuốc giảm đau: Thuốc được dùng khi những cơn đau đang ở mức độ thấp và mới xuất hiện ở vùng vai. Ngoài ra, đối với cơn đau nặng hơn, bệnh nhân có thể được kê đơn loại thuốc giảm đau có chứa chất gây nghiện. Mặc dù vậy, sử dụng thuốc giảm đau có thành phần gây nghiện theo thời gian sẽ khiến bệnh nhân bị nghiện và cơn đau sẽ tăng gấp bội khi không có thuốc.
- Thuốc kháng viêm: Với những trường hợp nặng hơn với cơn đau kéo dài, bệnh nhân sẽ được kê các loại thuốc kháng viêm. Các loại thuốc kháng viêm thường dùng là thuốc kháng viêm không chứa steroid: Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam,… Ngoài ra, bệnh nhân còn được điều trị bằng các loại thuốc tiêm trực tiếp vào vùng đau làm giảm các cơn đau tại chỗ như: axit hyaluronic, Corticosteroid,…
Ngược lại, thuốc Đông Y lại tác dụng vào sâu bên trong giúp chữa trị tận gốc bệnh đau khớp vai đồng thời góp phần cải thiện chức năng xương khớp, ngăn chặn bệnh tái phát mà không để lại bất kỳ tác dụng phụ nào. Một số loại thảo dược thường dùng trong các bài thuốc chữa viêm đau xương khớp là:
- Dây đau xương: là một loại thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các chứng bệnh về xương khớp. Trong dây đau xương chứa hoạt chất alkaloid là chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, trong dây đau xương còn chứa chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa khớp.
- Phòng phong: là loại thuốc không thể thiếu trong những thang thuốc Đông Y trị đau nhức xương khớp. Theo Đông Y, phòng phong có tác dụng xương khớp nhức mỏi, âm phiền, chảy nước mắt sống, băng trung, lậu hạ, mồ hôi trộm,… Các nghiên cứu cũng đã chứng minh trong phòng phong có các chất kháng viêm, giảm sưng đỏ ở khớp vai bị đau.
- Huyết đặng: Huyết đằng là một trong những loại dược liệu thiên nhiên điều trị đau khớp vai khi chơi cầu lồng. Theo y học cổ truyền, huyết đằng có công dụng hoạt huyết, trị đau nhức xương khớp, sưng tấy phần xương khớp bị viêm. Bộ phận thường được sử dụng để điều trị đau nhức khớp vai là rễ.
- Đỗ trọng: Đỗ trọng là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng trong việc chữa trị bệnh, trong đó công dụng chính là điều trị các chứng bệnh về xương khớp. Người ta thu hoạch vỏ cây đỗ trọng rồi phơi khô để làm thuốc. Ngoài ra, đỗ trọng còn chữa trị được nhiều bệnh khác như hư thận, trị liệt dương, bồi bổ cho phụ nữ bị sảy thai, động thai,…
Cách phòng bệnh đau khớp vai khi chơi cầu lông
Quá trình luyện tập hay chơi thể thao không thể tránh khỏi những chấn thương hay ảnh hưởng đến khớp vai. Tuy nhiên, biết cách đề phòng những tác động ảnh hưởng đến khớp vai là một bước quan trọng để tránh những cơn đau không mong muốn và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Dưới đây là những cách để phòng tránh đau khớp vai khi chơi cầu lồng:
- Trong quá trình chơi cầu lông, bạn cũng cần đặc biệt chú ý không nên thực hiện những động tác quá sức, liên tục, thường xuyên. Điều này sẽ khiến cho khớp vai phải chịu áp lực nặng nề.
- Trường hợp cảm thấy khó vận động, vai bị yếu hơn so với bình thường, hãy sử dụng tới dụng cụ hỗ trợ vai. Nó sẽ có tác dụng giúp biên độ của cơ và khớp được giới hạn, đồng thời bảo vệ vai khỏi những tổn thương.
- Nếu như bị đau khớp vai khi chơi cầu lông vậy thì tốt nhất, bạn nên thả lỏng khớp vai, nghỉ ngơi thư giãn, không làm việc nặng, ngừng chơi thể thao.
- Có thể sử dụng đá để chườm lên khu vực bị đau như vậy sẽ giúp cơn đau được giảm đi nhanh chóng hơn.
Cùng với một số chia sẻ liên quan tới chứng đau khớp vai khi chơi cầu lông mà chúng tôi vừa trình bày ở trên, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà cần phải thăm khám để điều trị cụ thể. Bên cạnh đó bạn đọc có thể tiếp tục đọc thêm bài viết chi tiết về những phương pháp chữa trị đau khớp vai hiệu quả khác ở dưới đây.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!