Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hồ Chí Minh

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý xảy ra do niêm mạc lót trong mũi bị viêm nhiễm. Bệnh tuy không phức tạp nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Nguy hiểm hơn, nếu không được điều trị sớm, đúng cách bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như viêm họng, viêm xoang… Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến bệnh và gợi ý các phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất hiện nay. 

Viêm mũi dị ứng là gì? Phân loại

Viêm mũi dị ứng hay sốt cỏ khô (tên tiếng anh là Allergic rhinitis). Đây là hiện tượng mũi phản ứng với các tác nhân gây dị ứng gây hắt hơi liên tục, xổ mũi. Bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng trong đó phổ biến nhất là trẻ em, phụ nữ đang mang thai, người già sức đề kháng kém và những người có cơ địa dễ mẫn cảm.

Hắt hơi, ngạt mũi là những triệu chứng cơ bản mà người bệnh gặp phải

Việm mũi dị ứng được chia thành 2 loại:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Xảy ra vào một thời điểm nhất định trong năm, có tính chất chu kỳ. Người bị dị ứng thường phát bệnh khi tiếp xúc với phấn hoa, cây cỏ dại, nấm mốc trong không khí… Bệnh kéo dài không quá 7 ngày.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Là hiện tượng người bệnh bị dị ứng với các tác nhân như hạt bụi nhà, lông động vật, hóa chất… và có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, không có tính chu kỳ.

Ban đầu chỉ là viêm mũi dị ứng cấp tính, nhưng nếu không kịp thời ngăn chặn, bệnh sẽ tiến triển thành mãn tính rất khó chữa trị và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Bệnh lý đường hô hấp này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ đó sinh ra nhiều biến thể, với các tên gọi triệu chứng kèm theo như:

  • Do thời tiết: Chỉ cần bước sang giai đoạn giao mùa, trời trở lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, người bệnh sẽ bị sụt sịt, sổ mũi không ngừng. Kèm một số triệu chứng khó chịu như hắt hơi nhiều, nghẹt mũi, khó thở. Đối tượng dễ mắc phải các tình trạng này nhất là viêm mũi dị ứng ở trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sức đề kháng yếu, cơ thể ngại cảm rất dễ bị ảnh hưởng.

  • Do tiếp xúc với dị nguyên: Một số khác chỉ cần tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc, khói hương,… là bắt đầu bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, kèm viêm họng, ngứa, chảy nước mắt, có quầng thâm dưới mắt. Có thể xảy ra viêm mũi dị ứng ở 1 bên hoặc cả 2 bên.
  • Do viêm da: Khiến da khô, thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu, xuất hiện mụn nước, nốt phát ban đỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh khá phổ biến.
  • Do di truyền: Các nhà nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng viêm mũi dị ứng có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình, có cha mẹ bị viêm mũi dị ứng thì 65% trẻ sinh ra cũng sẽ bị mắc bệnh.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng

Bất cứ người nào cũng có khả năng mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm bệnh sẽ cao hơn nếu:

  • Gia đình có người có tiền sử mắc bệnh.
  • Người bị chàm da, hen suyễn.
  • Người phải tiếp xúc với những yếu tố gây kích thích mũi như: hóa chất, thời tiết, độ ẩm, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá, nước hoa, phấn hóa, bụi phấn,....

Viêm mũi dị ứng gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng

Các dấu hiệu viêm mũi dị ứng có đặc điểm giống với cảm lạnh, viêm mũi thông thường. Do đó mọi người cần chú ý quan sát, lắng nghe cơ thể để phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là các biểu hiện điển hình của bệnh:

  • Hắt hơi: Khi bị kích ứng, người bệnh sẽ thấy cay, buồn trong mũi, mỗi lần hắt hơn sẽ hắt hơi liên tục cả chục cái và xảy ra nhiều lần trong ngày. Buổi tối sẽ dịu lại.
  • Chảy nước mũi: Nước mũi chảy liên tục, ban đầu thường lỏng và trong sau đó dần trở nên đặc có màu vàng hoặc xanh, có mủ
  • Nghẹt mũi: Khó khăn khi thở ở một hoặc cả 2 bên mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng, đồng thời có cảm giác bỏng ở kết mạc và vòm họng.
  • Các triệu chứng khác: Cay mắt, chảy nước mắt, người mệt mỏi, uể oải, nặng đầu, sợ ánh sáng… Ở những trường hợp mãn tính sẽ xuất hiện tình trạng thoái hóa niêm mạc mũi, các xương xoăn mũi to phình…
Những triệu chứng viêm mũi dị ứng thường gặp

Viêm mũi dị ứng có lây không? Có nguy hiểm không?

“Viêm mũi dị ứng có lây không” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo khẳng định của các chuyên gia y tế, thì bệnh không có khả năng lây nhiễm. Bởi viêm mũi dị ứng có cơ chế theo mùa, do cơ địa của mỗi người mà gây ra. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi trò chuyện, tiếp xúc với người khác.

Viêm mũi dị ứng thời tiết ban đầu chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thế trước các dị nguyên của đường hô hấp. Nhưng để kéo dài, bệnh trở thành mãn tính lâu dần sẽ nguy hiểm hơn với các biến chứng: Viêm xoang, viêm tai giữa, mất ngủ, suy nhược cơ thể, viêm kết mạc, giảm thị lực, hen suyễn…

Cảnh giác biến chứng của bệnh

Biên pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Muốn kết luận một người có bị viêm mũi dị ứng hay không thì cần phải thực hiện nhiều biện pháp chẩn đoán. Trong đó bao gồm:

  • Khai thác tiền sử: Đây là bước đầu tiên trong chẩn đoán viêm mũi, nhằm khoanh vùng nguyên nhân gây bệnh là do các yếu tố khách quan hay do di truyền.
  • Khám lâm sàng: Các bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng xuất hiện như có hắt hơi, ngứa mũi, chảy mũi, ngạt mũi hay không.  Sau đó sẽ soi khám mũi xem có thấy niêm mạc màu nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề hay không. Thời điểm xuất hiện triệu chứng là khi nào? Khi cảm cúm, stress hay khi thay đổi thời tiết, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm …
  • Test da: Có thể bao gồm các loại như test da, rạch da… Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích phát hiện sự mẫn cảm của cơ thể đối với các dị nguyên bằng cách cho dị nguyên tiếp xúc trực tiếp với da. Nếu kết quả dương tính với dị nguyên nào thì đó chính là nguyên nhân gây bệnh.
  • Test kích thích: Nếu test da không cho ra kết quả thì người bệnh sẽ được thực hiện test kích thích bằng cách đưa các dị nguyên nghi ngờ vào cơ thể và đánh giá dựa trên các phản ứng sinh học. Các loại test kích thích thường dùng là Test lạnh,Test nóng, Test nhỏ mũi…
  • Xét nghiệm máu: Đây là biện pháp chẩn đoán chuyên sâu nhằm giúp bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng viêm mũi dị ứng. Các xét nghiệm được thực hiện là xét nghiệm tế bào dịch mũi, xét nghiệm xác định kháng thể gây dị ứng,…

Bác sĩ tiến hành lấy mẫu dịch mũi để làm xét nghiệm

Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng nếu áp dụng không đúng cách sẽ khiến bệnh không được chữa dứt điểm và tái phát nhiều lần. Dưới đây là những gợi ý về các cách chữa viêm mũi tùy thuộc vào từng giai đoạn, mức độ bệnh: 

Cách chữa bệnh tại nhà bằng mẹo dân gian

Trị viêm mũi bằng thảo dược tự nhiên là một trong nhưng lựa chọn hàng đầu của người bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, có thể áp dụng cho mọi đối tượng nhưng hiệu quả đạt được thường không cao nên dễ gây nản chí, bỏ cuộc giữa chừng. Một số mẹo nổi bật được mọi người truyền tai nhau:

  • Cây ngũ sắc (hoa cứt lợn): Đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo rồi xay, giã lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm, nhét vào mũi để một lúc.
  • Xông hơi bằng tinh dầu: Lấy một bát nước nóng, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu đậy khoảng 3 – 5 phút. Sau khi trùm kín mặt, giữ ở khoảng cách nhất định với bát nước, hít hơi nóng bốc lên bằng mũi.
  • Tỏi ngâm rượu: Tỏi khô bóc vỏ, ngâm với rượu trắng từ 10 – 15 ngày sau khi rượu chuyển màu vàng. Mỗi ngày dùng một chén trước khi ăn.

Măng là thực phẩm không tốt cho người mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh

Điều trị bằng Tây y

Với mong muốn giảm nhanh các triệu chứng bệnh, nhiều người đã hướng bản thân sử dụng thuốc tây y. Tuy nhiên có vô số loại khiến bệnh nhân không biết nên dùng loại nào hiệu quả. Sau đây là những loại thuốc phổ biến nhất được bác sĩ kê đơn:

  • Thuốc uống: Bao gồm một số loại phổ biến như Loratidin, Telfast, Cetirizine, Clopheniramin, Singulair,… có tác dụng ngăn chặn các chất trung gian gây dị ứng, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
  • Thuốc xịt: Bao gồm thuốc co mạch, thuốc antihistamin và thuốc  steroide… có tác dụng chống ngạt mũi, ngứa mũi.
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong những trường hợp viêm mũi dị ứng có hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn.

Tuy nhiên, một số thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và trẻ em, nên không phải ai cũng nên lạm dụng thuốc. Sử dụng trong thời gian dài hoặc tự ý mua, sử dụng không theo đơn của bác sĩ có thể gây phản tác dụng khiến bệnh thêm trầm trọng kèm theo rủi ro ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày…

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc tây y chữa viêm mũi dị ứng thời tiết
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc tây y chữa viêm mũi dị ứng thời tiết

Ngoài ra, để chữa viêm mũi dị ứng, Tây y còn có thể áp dụng liệu pháp miễn dịch hoặc phẫu thuật giảm kích thích tại chỗ. Trong đó liệu pháp miễn dịch dùng cho trường hợp đã xác định chính xác yếu tố dị nguyên gây dị ứng. Còn phẫu thuật dùng cho trường hợp bệnh nhân xuất hiện polyp, thoái hóa cuốn mũi, bị lệch cấu trúc mũi như gai vách ngăn, lệch vách ngăn,…

Chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y

Đây là hướng điều trị lâu đời, sử dụng dược liệu tự nhiên gồm thuốc Bắc (thành phần, công thức từ Trung Quốc) và thuốc nam (thảo dược, công thức của người Việt). Thuốc đều dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, quá trình nghiên cứu lâu dài mà dựng lên.

Không giống thuốc dân gian hay thuốc tây y, một bài thuốc đông y hoàn chỉnh sẽ gồm 3 phần chính là chủ dược, thành phần hỗ trợ và tá dược (gia giảm thêm theo từng chứng bệnh).

Bài thuốc được điều chế thành các dạng: thuốc thang, viên hoàn, tán bột, cao,… Thuốc sẽ cho tác động từ từ vào tận gốc sau đó đẩy lùi tác nhân gây bệnh, phục hồi tổn thương, tăng cường chức năng của tạng phủ. Điều quan trọng là thuốc đông y sẽ nâng cao sức đề kháng phòng ngừa tái phát bệnh.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng đúng cách theo chỉ dẫn

Các lương y nhà thuốc chúng tôi khuyên người bệnh đang điều trị, người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng nên lưu ý những điều sau để phòng tránh bệnh tái phát:

  • Tránh xa các tác nhân gây bệnh sau khi đã được chuyên gia chẩn đoán.
  • Vệ sinh nơi ở, môi trường sống sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh nấm nốc, bụi bẩn.
  • Không nuôi chó, mèo nếu bị dị ứng lông đông vật.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tai, mũi và họng.
  • Giặt quần áo, chăn, ga, gối thường xuyên, phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh đặc biệt là mùa đông xuân.
  • Bỏ thói quen dùng tay ngoáy mũi hay lạm dụng ống hít.
  • Tạo thói quen tập thể dục hàng ngày để giúp nâng cao đề kháng.
  • Chú ý khám sức khỏe tổng quan theo định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh.

Bên cạnh những điều trên, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày để giúp hỗ trợ quá trình chữa bệnh, phòng tránh bệnh đạt hiệu quả tối ưu nhất. Cụ thể như sau:

Những thực phẩm người bệnh nên ăn

  • Đồ ấm nóng: Uống nước ấm hằng ngày thay vì nước lạnh, ăn súp, cháo giúp thông hệ tiêu hóa, hỗ trợ đẩy dịch mũi ra ngoài.

  • Các loại cá chứa nhiều omega 3: Cá hồi tự nhiên, cá ngừ, cá thu,… Các thực phẩm này sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa các phản ứng sưng tấy của đường hô hấp.
  • Các loại thịt đỏ: Như thịt cừu, thịt bò,... Các loại thực phẩm này giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.
  • Các loại hạt: Chúng có chứa nhiều vitamin E, magie, hỗ trợ chức năng phổi, hạn chế các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
  • Trái cây: Táo, cam, bưởi, nho… Chúng có nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, có khả năng chống hen suyễn và dị ứng.

Những thực phẩm người bệnh không nên ăn

  • Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng: Như đậu phộng, dâu tây,… tùy từng người. 
  • Chất kích thích: Như bia rượu, nếu dùng nhiều có thể khiến người bệnh nghẹt mũi, lâu dài còn giảm sức đề kháng.

Rượu, bia, chất kích thích gây hại trực tiếp đến sinh lực phái mạnh

  • Một số chất phụ gia: Các loại phụ gia nhân tạo như bột ngọt, màu vàng số 5,… dùng trong chế biến thực phẩm có khả năng khiến bệnh nặng lên.
  • Đồ ăn đông lạnh, nước uống lạnh: Chúng gây co thắt phế quản. Do đó cần hạn chế ăn kem, đá lạnh,….
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Các thực phẩm này có thể sẽ khiến các dịch nhày trong mũi tăng lên gây tắc mũi kết hợp với không khí ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây lan bệnh.

Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi, độc giả đã có những thông tin cơ bản và chính xác nhất về bệnh viêm mũi dị ứng. Hy vọng với những thông tin này bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích, giúp cho quá trình phòng ngừa và điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.