Viêm mũi là dạng bệnh lý xảy ra các viêm nhiễm, tổn thương tại niêm mạc trong khoang mũi. Khi này, người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như nghẹt thở, nước mũi chảy liên tục và thường xuyên hắt xì hơi. Để có những biện pháp điều trị hiệu quả nhất, bệnh nhân cần tới bệnh viện thăm khám và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ.
Định nghĩa viêm mũi
Viêm mũi xảy ra với biểu hiện là các cơn ngứa ngáy, chảy nước mũi, hắt xì liên tục và có thể bị giảm khả năng hoạt động của khứu giác. Bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ. Theo đó, viêm nhiễm tại mũi hoàn toàn có thể chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính và sẽ tái phát thường xuyên, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Viêm mũi thể cấp tính: Chủ yếu xuất hiện bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc virus một số dị nguyên trong môi trường sống hàng ngày.
- Viêm mũi thể mãn tính: Là khi bệnh có tính tái phát theo chu kỳ liên tục, có sự liên quan tới bệnh lý ở tai mũi họng, đặc biệt là viêm xoang.
Bên cạnh đó bệnh viêm mũi cũng được phân chia thành các thể nhỏ chi tiết như sau:
Viêm mũi dị ứng: Là dạng bệnh lý rất thường gặp hiện nay, xảy ra với đặc trưng là vùng niêm mạc mũi bị sưng, khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa mũi, thường xuyên sổ mũi, hắt xì. Nguyên nhân xảy ra chủ yếu bởi quá trình tiếp xúc với một số yếu tố gây dị ứng trong môi trường như: Phấn hoa, nước hoa, lông động vật, sơn tường hoặc một số chất liệu vải.
Viêm mũi teo: Bệnh lý gây ảnh hưởng rất nhiều tới khứu giác của bệnh nhân Thậm chí người bệnh không thể ngửi được bất cứ Mùi hương nào nhưng do là bởi phần niêm mạc mũi đã bị tổn thương nặng nề teo lại và phần hốc mũi ngày càng bị nở rộng.
Viêm mũi bởi virus: Với bệnh lý này, nguyên nhân xảy ra là bởi các loại virus trong không khí xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới cảm cúm, cảm lạnh kéo theo triệu chứng khó chịu ở vùng mũi. Bệnh nhân thường xuyên hắt hơi, chảy nước mũi và tắc nghẽn một bên mũi. Tình trạng này thực tế không đáng lo ngại, khi hết hết cảm cúm, cảm lạnh bệnh tự khắc sẽ biến mất.
Viêm mũi do sử dụng thuốc: Có rất nhiều bệnh nhân lạm dụng các loại thuốc điều trị một số vấn đề ở mũi, từ đó gây ra tác dụng phụ, làm tổn thương vùng niêm mạc. Lúc này, mũi ngày càng nhạy cảm và yếu hơn, dễ bị tác động bởi các loại vi khuẩn, virus và nhiều yếu tố gây bệnh khác từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào. Theo thời gian bạn có thể trở nên nghiêm trọng hơn khiến bệnh nhân mất hoàn toàn khứu giác.
Viêm mũi thể vận mạch: Bệnh xảy ra
khi các mạch máu ở trong mũi bị tổn thương bởi một yếu tố tác động nào đó. Lúc này, người bệnh thường thấy mũi ngứa ngáy, chảy nhiều dịch, đôi lúc mũi sẽ tắc nghẽn gây cản trở quá trình hít thở.
Nguyên nhân viêm mũi
Bệnh viêm mũi có thể xuất hiện khi gặp các yếu tố tác động từ môi trường sống hoặc do người bệnh đang có các bệnh lý nền, sức khỏe suy giảm, cụ thể như sau:
- Người cao tuổi: Đây là nhóm đối tượng có sức khỏe đã suy giảm đáng kể, hệ miễn dịch không còn đủ khả năng để chống đỡ trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Từ đó viêm mũi cũng như nhiều bệnh lý khác hoàn toàn có thể xảy ra.
- Giới tính: Thực tế, nữ giới thường dễ bị các bệnh viêm mũi nhiều hơn so với nam giới, đặc biệt khi sức khỏe đang trong thời điểm không được tốt. Ví dụ như khi mang thai hoặc sau sinh.
- Bệnh hen suyễn: Khi bị bệnh hen suyễn, viêm mũi cũng rất dễ hình thành. Bởi lúc này hệ hô hấp không đảm bảo duy trì được chức năng hoạt động như bình thường, dễ bị tấn công bởi các loại dị nguyên và vi khuẩn.
- Các bệnh lý khác: Viêm mũi sẽ dễ hình thành hơn khi có các bệnh lý nền liên quan tới tuyến giáp, suy giảm hệ miễn dịch hoặc bệnh tiểu đường, Lupus ban đỏ, bệnh về phổi.
- Môi trường sống: Khi điều kiện không gian sống của chúng ta có quá nhiều khói bụi độc hại, hóa chất, phấn hoa hoặc lông động vật, niêm mạc mũi có thể tổn thương bất cứ lúc nào.
Đối tượng viêm mũi
Bệnh viêm mũi tuy có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng vẫn có những trường hợp dễ bị mắc bệnh hơn cả gồm:
- Nội tiết tố ở nữ giới rối loạn.
- người cao tuổi sức khỏe ốm yếu.
- Những người xấu hoặc làm việc tại những khu vực có nhiều khí thải chất độc hại khói bụi ô nhiễm.
- Bệnh nhân có các bệnh lý nền liên quan tới tai mũi họng hoặc tiểu đường, tuyến giáp.
Triệu chứng viêm mũi
Các dấu hiệu của viêm mũi giúp bệnh nhân sớm nhận biết để có biện pháp thăm khám kịp thời gồm:
- Thường xuyên bị nghẹt mũi hoặc sổ mũi dù không bị cảm cúm cảm lạnh hay thời tiết thay đổi thất thường.
- Dễ bị hắt xì, ngứa ngáy mũi và cổ họng, thi thoảng sẽ xảy ra các cơn ho liên tục không dứt.
- Bệnh nhân có thể bị chảy nước mắt mất kiểm soát, chảy dịch mũi sau và mắc thêm bệnh viêm họng.
- Các cơn đau đầu xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc, đau từ mức độ âm ỉ tới dữ dội, thậm chí đau toàn bộ gương mặt.
- Khứu giác, thính giác và cả vị giác đều bị giảm, bệnh nhân khó nhận biết được các mùi thơm và hương vị.
Biến chứng viêm mũi
Viêm mũi là bệnh lý không thể xem nhẹ vì nếu chậm trễ điều trị hoặc áp dụng các phương pháp chữa sai cách hoàn toàn có thể gây ra nhiều biến chứng. Theo đó, người bệnh sẽ bị thoái hóa niêm mạc mũi, Polyp mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, khu vực tiền đình mũi bị viêm nhiễm gây ra nhiều tổn thương nặng nề và rất tốn công sức để điều trị.
Thậm chí trong trường hợp mắc viêm phế quản, bệnh nhân hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng suy hô hấp, viêm phổi, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.
Chẩn đoán viêm mũi
Khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân rất kỹ lưỡng những triệu chứng đang gặp phải, thời điểm bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Đồng thời, bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin liên quan tới bệnh lý nền, môi trường sống cũng như các loại thuốc đang sử dụng nếu có.
Ngoài ra, để xác định phân biệt viêm mũi với các bệnh lý khác, bệnh nhân sẽ cần thực hiện thêm một số kỹ thuật kiểm tra thông qua xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu. Nếu nghi ngờ khoang mũi có những bất thường trong cấu trúc, người bệnh sẽ cần thực hiện thêm biện pháp chiếu chụp.
Sau đó, bệnh nhân sẽ được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về phác đồ chữa trị, các lưu ý cần đặc biệt quan tâm để có thể phục hồi những vùng bị tổn thương, chấm dứt viêm mũi triệt để.
Điều trị viêm mũi
Bệnh viêm mũi có thể chữa trị hiệu quả bằng các loại thuốc Tây, một số thang thuốc từ Đông y cũng như những mẹo chữa được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Thuốc Tây y điều trị viêm mũi
Tây y cung cấp các loại thuốc chữa viêm mũi cho hiệu quả nhanh chóng, tác động rõ rệt tới niêm mạc mũi, loại bỏ các tổn thương và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân.
Có thể tham khảo những nhóm thuốc sau:
Thuốc chống dị ứng:
Mục đích chính khi sử dụng nhóm thuốc chống dị ứng cho bệnh nhân đó là ngăn cản sự tăng sinh các Histamine, từ đó hạn chế các biểu hiện phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Khi này, bệnh nhân sẽ giảm rõ rệt các cơn chảy nước, mũi sổ, viêm nhiễm tại niêm mạc cũng được loại bỏ nhanh chóng.
Thường sử dụng: Acrivastin, loratadin, chlopheniramin, promethazine. Thuốc dùng theo đường uống và sẽ có sự phân chia liều lượng phù hợp với từng bệnh nhân, tuy nhiên có thể gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ.
Nhóm thuốc cho tác dụng co mạch:
Hiện nay thuốc đang được bào chế chủ yếu theo dạng khí dung xịt mũi hoặc nhỏ trực tiếp vào mũi. Tác dụng là làm thông thoáng mũi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn, chấm dứt nhanh chóng biểu hiện nghẹt và ngứa khó chịu trong mũi.
Tuy cho công dụng tốt nhưng thuốc không thể sử dụng quá 3 ngày. Nếu bạn lạm dụng. bệnh viêm mũi có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra tình trạng nhờn thuốc về sau.
Những thuốc Được dùng nhiều nhất trong nhóm co mạch này là: Oxymetazolin, xylometazolin, naphazolin.
Thuốc kháng sinh:
Trong phác đồ điều trị bệnh viêm mũi, thuốc kháng sinh không thể thiếu. Với mục đích tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cũng như giảm nhanh triệu chứng viêm mũi, một số loại kháng sinh sẽ được dùng theo liều lượng từ thấp tới cao. Bệnh nhân sẽ thấy các biểu hiện ngứa, chảy dịch hay hắt xì, nghẹt mũi đều được giảm đi một cách rõ rệt.
Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc: Augmentin, cefaclor, zinnat. Tùy mỗi bệnh nhân sẽ có sự khác biệt về liều lượng cũng như thời gian sử dụng, tuyệt đối không tự mua về dùng tại nhà vì nguy cơ bị kháng thuốc là rất cao.
Nhóm thuốc corticoid:
Khi các triệu chứng của viêm mũi ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, lúc này nhóm thuốc Corticoid sẽ được các bác sĩ cân nhắc chỉ định. Thuốc cho tác dụng làm thông đường thở, giảm viêm nhiễm ngứa ngáy trong mũi, phục hồi vùng niêm mạc bị tổn thương rất mạnh mẽ.
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc theo dạng xịt, dung dịch nhỏ. Tuy nhiên, loại thuốc này không thể dùng quá 10 ngày và nếu xảy ra quá liều, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều tác dụng phụ tương đối nghiêm trọng.
Những thuốc trong nhóm Corticoid được chỉ định phổ biến nhất hiện nay phải kể tới gồm: Fluticason, beclomethason, budesonid.
Thuốc Đông y
Đông y lựa chọn nhiều loại dược liệu quý hiếm trong thiên nhiên kết hợp với nhau, tạo thành các bài thuốc điều trị viêm mũi hiệu quả rõ rệt, lâu dài, không gây hại cho cơ thể.
Bài thuốc 1:
- Dược liệu: Đại táo, nhân sâm, phục linh, hạnh nhân, hoàng kỳ, gừng tươi, biển đậu, bạch truật, bối mẫu, cam thảo, liên kiều, biển đậu, hoàng cầm.
- Cách dùng: Bệnh nhân cho tất cả các vị thuốc vào ấm, sắc chung với 1 lít nước. Đợi đến khi phần nước thước thuốc cạn còn một bát nhỏ sẽ chắt ra, chia theo các bữa uống sáng, trưa và tối. Lưu ý không để thuốc qua đêm tới hôm sau uống sẽ gây mất tác dụng.
Bài thuốc 2:
- Dược liệu: Mạch môn, ké đầu ngựa, nhân sâm, hoàng cầm, phục linh, huyền sâm, kim ngân, đan bì, biển đậu, cam thảo, tân di, hoàng kỳ, sinh địa.
- Cách dùng: Cho 7 bát nước vào ấm sắc với lượng thuốc đã chuẩn bị. Phần nước thuốc thu được bệnh nhân nên uống lúc còn ấm, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
Bài thuốc 3:
- Dược liệu: Hoàng liên, hoàng kỳ, cam thảo, la bạc tử, thạch xương bồ, nhân sâm, cát cánh, hoàng cầm, bạch thược, bối mẫu, thăng ma, cam thảo, mạn kinh tử, liên kiều.
- Cách dùng: Dùng 6 - 7 bát nước con, sắc mỗi ngày 1 thang thuốc và đảm bảo để nước sôi liu diu. Uống thuốc 3 bữa sáng, trưa, tối cho tới khi hết liệu trình và nên dùng thuốc lúc ấm để đạt công dụng tốt như mong đợi.
Mẹo dân gian
Từ xa xưa, dân gian ta đã có khá nhiều mẹo điều trị bệnh viêm mũi tương đối đơn giản, hiệu quả cao như:
- Tỏi và mật ong: Chuẩn bị một vài củ tỏi, bóc hết lớp vỏ và rửa sạch, sau đó đợi cho ráo nước. Giã tỏi hoặc thái thành các miếng mỏng và cho vào hũ thủy tinh, thêm mật ong ngâm ngập tỏi. Sau khoảng 10 ngày có thể lấy ra để thấm dung dịch mật ong thoa vào lỗ mũi.
- Hạt gấc: Dùng hạt gấc phơi khô, đem nướng trên bếp cho cháy xém cạnh rồi giã nát để ngâm cùng rượu. Sau 2 ngày, lấy phần rượu hạt gấc ra để chấm vào lỗ mũi tương tự như cách tỏi mật ong.
- Trà gừng: Bệnh nhân thái lát gừng thành các miếng mỏng, pha với lượng nước nóng vừa đủ. Mỗi ngày nên uống một cốc trà gừng khi còn ấm để giúp giảm viêm mũi nhanh chóng.
Phòng tránh viêm mũi
Viêm mũi có thể phòng ngừa được nếu có các biện pháp chăm sóc theo hướng dẫn dưới đây:
- Những người có cơ địa mẫn cảm nên hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên. Ví dụ như: Lông động vật, phấn hoa, vải vóc vụn, nước hoa hoặc các loại nấm mốc, khói bụi.
- Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang để hạn chế các tác nhân xâm nhập vào mũi.
- Luôn vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, đặc biệt khi bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc các bệnh lý liên quan tới tai mũi họng. Lúc này nước muối sinh lý sẽ là lựa chọn rất tốt để chúng ta tiêu diệt sạch vi khuẩn gây bệnh.
- Cần tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch bằng các loại thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất. Ăn uống lành mạnh, phân chia thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời nên tập thể dục đều đặn hàng ngày cũng là một biện pháp phòng ngừa viêm mũi và nhiều bệnh lý khác rất hiệu.
- Không nên uống rượu bia và sử dụng nhiều chất kích thích khác, vì đây là những yếu tố làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là hệ thống tai mũi họng.
- Nếu cấu trúc mũi có các bất thường như vẹo hoặc gai vách ngăn, cần sớm tới bệnh viện để được các bác sĩ hướng dẫn phác đồ chữa trị triệt để.
Bệnh viêm mũi thực tế không quá khó để điều trị, bệnh nhân cần có sự kiên trì, thực hiện đúng những chỉ dẫn từ bác sĩ, luôn dùng thuốc với liều lượng chuẩn đã được kê đơn. Ngoài ra, chú ý thêm tới vấn đề bảo vệ tai mũi họng cũng như sức khỏe tổng thể bằng các biện pháp phù hợp. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp cho bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ cho bản thân và cả gia đình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!