Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Ngô Thị Hằng | Bệnh lý: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Viêm xoang sàng là một trong những bệnh lý rất dễ tái phát, có thể gặp phải ở mọi đối tượng không phân biệt nam hay nữ. Theo đó, việc áp dụng các biện pháp điều trị từ sớm sẽ giúp chúng ta hạn chế được tối đa những biến chứng nguy hiểm, cũng như phục hồi chức năng cho các hốc xoang.

    Định nghĩa viêm xoang sàng

    Viêm xoang sàng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở xoang sàng trước và xoang sàng sau. Đặc trưng nổi bật của bệnh lý này là dịch mủ viêm nhiễm, làm bít tắc các hốc xoang sàng, càng theo thời gian bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

    Có thể phân chia viêm xoang sàng thành hai thể cấp tính và mãn tính như sau:

    • Thể cấp tính: Bệnh nhân thường bị chỉ trong khoảng vài tuần với các dấu hiệu như viêm sưng xoang cạnh mũi.
    • Thể mãn tính: Thường kéo dài trong khoảng vài tháng, bệnh tái phát liên tục, gây ra các tổn thương khá rõ rệt như: Sưng đau, đau đầu, chảy nước mũi, người bệnh bị khó thở, thường xuyên hoa mắt và chóng mặt, vùng mũi có thể bị nhiễm trùng nặng nề.

    viem xoang sang
    Bệnh viêm xoang sàng sẽ xảy ra ở sàng trước hoặc sau

    Nguyên nhân viêm xoang sàng

    Xác định được các nguyên nhân gây ra viêm xoang sàng cụ thể sẽ giúp cho quá trình điều trị dễ dàng hơn. Dưới đây là một số yếu tố có thể gây viêm nhiễm tại xoang:

    • Polyp mũi: Bệnh viêm xoang sàng có thể xảy ra khi bị Polyp mũi. Các khối u nhỏ phát triển theo thời gian gây cản trở dịch mũi lưu thông trong các hốc xoang, từ đó vi khuẩn tấn công và phát triển thành các ổ viêm nhiễm nặng nề.
    • Dị ứng: Một số yếu tố dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, nước hoa hoặc bụi bặm, đều có thể gây ra viêm xoang sàng và nhiều vị trí hốc xong khác. Niêm mạc bị tổn thương sẽ nhanh chóng chảy dịch, đau nhức, viêm nhiễm lan rộng.
    • Nhiễm trùng: Có một số loại vi rút, vi khuẩn có khả năng xâm nhập và tấn công gây tổn thương các hốc xoang. Khi này, nếu không loại bỏ dứt điểm vi khuẩn, bệnh sẽ liên tục tái phát và ngày càng nặng hơn. Những vi khuẩn cần lưu ý là: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae.
    • Cấu trúc xoang bất thường: Nếu cấu trúc của các hốc xoang có quá nhiều hốc và nhiều vách ngăn bị hẹp, dịch nhầy trong hốc xoang sẽ bị ứ đọng, dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi bám trụ. Đặc biệt, những người có thêm các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm amidan càng dễ mắc viêm xoang sàng hơn.
    • Thời tiết thất thường: Sự thay đổi bất ngờ, đột ngột của thời tiết, không khí từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp quá nhanh hay các thời điểm chuyển mùa đều là những yếu tố dễ gây ra viêm xoang sàng. Vì lúc này cơ thể không kịp thời thay đổi và thích nghi theo. Ở những người mẫn cảm, đặc biệt khi hệ miễn dịch yếu, bệnh càng dễ bùng phát mạnh mẽ.
    • Môi trường sống ô nhiễm độc hại: Những khu vực có nhiều khí thải, hóa chất độc hại, bụi bặm, nhiều rác thải sinh hoạt, đều là những yếu tố dễ gây ra vô số bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, trong đó có viêm xoang sàng.
    • Sức đề kháng suy giảm: Với những người có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng ngày càng suy giảm, cơ thể ốm yếu suy nhược, khả năng chống đỡ trước các yếu tố gây bệnh lúc này là rất thấp. Bất cứ tác nhân nào đều có thể gây ảnh hưởng tới hốc xoang và hình thành nên viêm.

    viem xoang sang
    Xoang sàng bị nhiễm trùng sẽ xảy ra viêm sưng

    Đối tượng viêm xoang sàng

    Bệnh viêm xoang sàng thường gặp nhất ở những đối tượng như sau:

    • Người có hệ miễn dịch kém mắc các bệnh lý nền liên quan tới đường hô hấp.
    •  Người cao tuổi, sức khỏe yếu.
    • Những người sống và làm việc tại khu vực ô nhiễm độc hại.
    • Các trường hợp bệnh nhân có cấu trúc xoang bất thường .

    Triệu chứng viêm xoang sàng

    Bệnh viêm xoang sàng thường biểu hiện với các triệu chứng rất đặc trưng và dễ dàng nhận biết gồm:

    • Đầu đau nhức: Bệnh nhân thường xuyên bị các cơn đau nhức đầu theo mức độ âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau chủ yếu bộc phát từ khu vực hai bên thái dương, sau đó lan rộng ra xung quanh. Người bệnh còn bị đau ở hốc mắt gây ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
    • Ù tai: Đây cũng là một triệu chứng rất đặc trưng của bệnh viêm xoang sàng, người bệnh thường xuyên cảm giác ù tai, có những âm thanh lạ trong tai.
    • Cổ họng ứ đờm: Họng sẽ bị viêm nhiễm, xuất hiện nhiều đờm và dịch nhầy do chảy từ các hốc xoang xuống dưới. Khi này, bệnh nhân có thể bị ho, khó thở, đau tức ngực, cổ họng luôn vướng víu gây cản trở trong quá trình ăn uống.
    • Hôi miệng: Viêm xoang sàng còn có thể gây ra tình trạng hôi miệng vì dịch mủ chảy từ hốc xoang xuống cuống họng. Lúc này, bệnh nhân dù áp dụng các biện pháp đánh răng, sử dụng nước súc miệng hay xịt thơm miệng đều chỉ có tác dụng tạm thời, sau đó mùi hôi sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại. Đặc biệt, hôi miệng càng rõ rệt hơn khi bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc uống quá ít nước mỗi ngày.
    • Ho nhiều: Các cơn ho thường sẽ xuất hiện về ban đêm là chủ yếu. Nguyên do bởi những vi khuẩn tấn công cổ họng cùng với dịch nhầy ở hốc xoang đổ xuống, lúc này bệnh nhân sẽ bị ho dữ dội, gây cản trở giấc ngủ mỗi đêm.
    • Thị lực suy giảm: Do vị trí nằm của xoang sàng ở rất gần mắt, đây cũng là nơi tập trung không ít dây thần kinh liên quan tới mắt, vì vậy bệnh nhân sẽ gặp phải triệu chứng suy giảm thị lực. Càng về sau, khi bệnh càng nặng, khả năng quan sát của bệnh nhân sẽ giảm đi rất nhiều, ảnh hưởng không ít tới các hoạt động học tập, lao động và sinh hoạt đời thường.
    • Các triệu chứng khác: Ngoài những biểu hiện trên, viêm xoang sàng còn có những dấu hiệu liên quan tới hệ hô hấp như: Ngứa mũi, chảy nước mũi liên tục, mũi bị một bên nghẹt. Lúc này, bệnh nhân phải thở bằng miệng, thường xuyên bị mất tiếng.

    viem xoang sang
    Bệnh viêm xoang sàng khiến vùng mũi của bệnh nhân luôn đau nhức khó chịu

    Biến chứng viêm xoang sàng

    Nếu chữa bệnh sai cách hoặc chủ quan không điều trị sớm, viêm xoang sàng hoàn toàn có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sau:

    • Biến chứng tại đường hô hấp: Bao gồm các bệnh lý viêm họng, viêm amidan. Bệnh lý kéo theo này cũng sẽ có mức độ tăng dần nếu như viêm xoang sàng vẫn không được điều trị triệt để vè sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
    • Viêm tai giữa: Là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh viêm xoang sàng. Khu vực tai giữa sẽ bị dịch viêm nhiễm tấn công làm thủng màng nhĩ, điếc tai, thậm chí một số bệnh nhân còn có thể bị viêm màng não mủ, lúc này tính mạng sẽ bị đe dọa.
    • Bệnh lý về mắt: Thực tế, viêm xoang sàng khi có những biểu hiện phức tạp, chuyển hướng xấu, bệnh nhân có thể bị áp xe nhãn cầu, xuất hiện mủ trong mắt, sưng mắt viêm mí mắt. Ngoài ra, mắt thường xuyên trong tình trạng đỏ ửng, không có khả năng quan sát, dây thần kinh thị giác cũng bị tổn thương nặng nề.

    Chẩn đoán viêm xoang sàng

    Khi tới các bệnh viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện các quy trình chẩn đoán chi tiết để đưa ra kết luận chính xác.

    Bệnh nhân sẽ được hỏi về những biểu hiện đang gặp phải, thời điểm bắt đầu có dấu hiệu bất thường cũng như tần suất tái phát. Ngoài ra, các bác sĩ cũng cần lấy thêm thông tin về tính chất công việc nghề nghiệp, môi trường sống của bệnh nhân cùng với những bệnh lý nền khác nếu có.

    Sau khi đã tiến hành thăm khám bên ngoài, bệnh nhân sẽ cần thực hiện thêm một số kiểm tra sau:

    • Nội soi mũi nhằm quan sát chi tiết hình ảnh của các khớp sang ở bên trong.
    • Chụp CT: Để đưa ra đánh giá cụ thể hơn về viêm nhiễm tại xoang, những vị trí mà không thể quan sát bằng máy nội soi.

    Điều trị viêm xoang sàng

    Bệnh viêm xoang sàng hiện đang được chữa trị bằng các phương thức của Tây y, liệu trình thuốc Đông y và một số mẹo dân gian.

    Thuốc Tây chữa viêm xoang sàng

    Những loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến nhất trong phác đồ chữa trị bệnh viêm xoang sàng hiện nay gồm có:

    Nhóm thuốc kháng sinh:

    • Các loại thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cefpodoxime, Cefuroxime, Cefoxitin, Cefazolin,... Bên cạnh đó có thể kết hợp thêm một số penicillin tổng hợp để tăng cường hiệu quả.
    • Kháng sinh thuộc nhóm Penicillin: Thường dùng nhất là Amoxicillin, Ampicillin.
    • Thuốc Trimethoprim cùng với  Sulfamethoxazole.
    • Một số thuốc trong nhóm Macrolid: Azithromycin, Clarithromycin.

    Các loại thuốc này đều cho hiệu quả giảm sưng đau, tăng cường lưu thông dịch nhầy trong các hốc xoang, kiểm soát các loại vi khuẩn khá tốt. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ thậm chí là bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

    Nhóm thuốc khác:

    • Nhóm thuốc chống viêm: Cho tác dụng giảm biểu hiện sưng tấy, viêm nhiễm. Vùng niêm mạc trong mũi xoang và hầu họng được phục hồi tốt hơn, ngăn ngừa các biểu hiện tổn thương mới.
    • Nhóm thuốc hạ sốt giảm đau: Nếu bệnh nhân có các biểu hiện sốt cao sốt, kéo dài không dứt do hốc xoang viêm nhiễm nặng, lúc này nhóm thuốc hạ sốt giảm đau sẽ được chỉ định theo liều lượng cụ thể ở từng bệnh nhân.
    • Thuốc có tác dụng làm long đờm: Để có thể đẩy dễ dàng dịch đờm ra bên ngoài, bệnh nhân cần phải dùng một số loại thuốc long đờm. Khi này, dưới tác động của thuốc, hốc xoang sẽ được thông thoáng hơn và không còn tình trạng tắc nghẹt mũi.
    • Thuốc trị ho: Các dấu hiệu ho, đau rát họng sẽ được dịu đi nhanh chóng khi bệnh nhân sử dụng một số thuốc như: Neo Codion, Atussin, Rhumenol, Codepect,... Đây đều là các loại thuốc có cơ chế tác động nhanh chóng và mạnh mẽ tới cơ thể, vì vậy bệnh nhân tuyệt đối chỉ sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

    viem xoang sang
    Thuốc trị viêm xoang sàng thường cho tác dụng rất nhanh

    Phẫu thuật

    Thông thường, biện pháp phẫu thuật chỉ áp dụng khi bệnh nhân đã sử dụng nhiều loại thuốc nhưng không có tác dụng tốt, viêm xoang sàng vẫn chuyển biến xấu làm bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi, gây suy giảm chất lượng cuộc sống.

    Ngoài ra, các trường hợp như đã bị áp xe não, tổn thương tới mắt hoặc có nguy cơ tử vong, lúc này bệnh nhân cũng sẽ được các bác sĩ cân nhắc biện pháp phẫu thuật kịp thời.

    Hai biện pháp phẫu thuật viêm xoang sàng được thực hiện phổ biến nhất trong thời gian gần đây là:

    • Nội soi chức năng xoang: Là kỹ thuật phẫu thuật nội soi nhằm làm thông thoáng các hốc xoang loại bỏ dịch nhầy triệt tiêu các ổ viêm nhiễm.
    • Phẫu thuật đường ngoài: Thực hiện kỹ thuật mổ từ bên ngoài để loại bỏ các ổ viêm nhiễm, đồng thời khắc phục cấu trúc bất thường tại các hốc xoang hoặc Polyp mũi. Bệnh nhân sẽ cần thời gian hồi phục lâu hơn so với phương pháp nội soi.

    Thuốc Đông y

    Đối với Đông y, bệnh viêm xoang sàng sẽ được điều trị bằng các loại dược liệu quý hiếm trong thiên nhiên, kết hợp với nhau theo tỉ lệ phù hợp nhất. Bệnh nhân tham khảo theo bài thuốc sau:

    Bài thuốc số 1:

    • Dược liệu: Tri mẫu, tân di, mạch môn, cam thảo, thăng ma, hoàng cầm, bách hợp, sơn chi.
    • Cách dùng: Các vị thuốc cho vào ấm, sắc với 4 bát nước. Khi phần nước thuốc đã cạn còn 1 bát, bệnh nhân hãy lấy ra và uống nhân lúc còn ấm để có thể dễ dàng đạt được công dụng tối đa.

    Bài thuốc số 2:

    • Dược liệu: Tân di, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, đan bì, hoàng cầm, sinh địa, mạch môn đông, huyền sâm.
    • Cách dùng: Bệnh nhân đem thuốc sắc với 800ml nước, phần thuốc thu được nên chia thành ba bữa để uống mỗi ngày.

    Bài thuốc số 3:

    • Dược liệu: Tế tân, bạch chỉ, ké đầu ngựa, hoàng kỳ, kinh giới.
    • Cách dùng: Sắc thuốc cùng 6 bát nước, phần nước đợi đến khi cạn còn 1/3 sẽ dừng lại. Bệnh nhân chia thuốc uống vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối, trước lúc uống nên hâm ấm để thuốc dễ dàng hấp thụ vào cơ thể.

    viem xoang sang
    Bài thuốc Đông y ngày càng dùng phổ biến

    Mẹo dân gian

    Nếu viêm xoang sàng mới xuất hiện, bệnh chỉ chớm mức độ nhẹ, có thể áp dụng một số cách chữa của dân gian khá đơn giản như:

    • Uống trà thảo mộc: Một số loại thảo mộc như: Cỏ xạ hương, cây cơm cháy, hoa cúc La Mã, hoa chuông, cây xô thơm, cỏ cà ri,... đem pha trà uống đều có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn, làm thông thoáng hốc xoang và giảm tình trạng khô mũi. Bệnh nhân theo đó sẽ cảm thấy dễ chịu hơn đáng kể.
    • Xông hơi: Bệnh nhân sử dụng gừng đem nấu nước để xông hơi cũng sẽ giúp kích thích đầy dịch nhầy từ hốc xoang ra bên ngoài dễ hơn.
    • Tinh dầu khuynh diệp, bạc hà: Lấy một lượng nhỏ tinh dầu thoa đều lên khu vực chữ T có thể làm thông thoáng mũi, giảm ứ đọng dịch nhầy trong hốc xoang và kháng viêm kháng khuẩn khá tốt.

    Phòng tránh viêm xoang sàng

    Để phòng tránh bệnh viêm xoang sàng một cách tốt nhất, cần áp dụng những biện pháp chăm sóc cơ thể như sau:

    • Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị bệnh tai mũi họng, những nơi có dịch cúm hoặc các bệnh truyền nhiễm thông qua đường hô hấp.
    • Giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, nên sử dụng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí để loại bỏ các vi khuẩn, nấm mốc gây hại.
    • Nên tiêm phòng các loại vắc xin cúm, phế cầu khuẩn để có thể ngăn chặn sự tấn công tới sức khỏe của xoang sàng và hệ thống tai mũi họng nói chung.
    • Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày, nên úc miệng bằng nước muối để tiêu diệt hết các vi khuẩn trú ngụ ở trong.
    • Với những người dễ dị ứng, cần tránh tiếp xúc với các dị nguyên, những yếu tố dễ kích thích tới hệ miễn dịch.

    Viêm xoang sàng không còn là bệnh lý xa lạ, hiếm gặp hiện nay. Theo đó, việc chủ động thăm khám, thực hiện các biện pháp điều trị sẽ giúp chúng ta hồi phục sức khỏe nhanh chóng, hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến chúng nguy hiểm. Mong rằng qua đây, bạn đọc đã có thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích bỏ túi để chăm sóc cho bản thân và cả gia đình một cách tốt nhất.

    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *