Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Array

Bệnh ho có thể xuất hiện bởi cơ chế phản ứng sinh lý thông thường nhưng cũng có khả năng liên quan tới các bệnh lý khác. Chúng ta nên có kiến thức nhận biết từ sớm để chủ động hơn trong việc thăm khám, điều trị từ sớm. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để có được nhiều thông tin hữu ích nhất.

    Định nghĩa bệnh ho

    Ho vốn dĩ là cơ chế phản xạ khi cổ họng chúng ta gặp phải các dị vật và cố gắng đẩy chúng ra khỏi đường hô hấp, là cách tự chữa lành rất hiệu quả cơ cơ thể.

    Ho sẽ xuất hiện theo cơ chế cơ thể gặp phải khí hoặc vật thể lạ gây áp lực lên thanh môn đang ở trạng thái đóng kín. Khi không khí từ phổi thoát ra ngoài, thanh môn mở sẽ đẩy lên tốc độ mạnh và tạo ra âm thanh bật ra khỏi cổ họng, đó chính là ho.

    Bệnh ho
    Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi đường hô hấp có vật thể lạ xâm nhập

    Nguyên nhân gây bệnh ho

    Ho có thể xuất phát bởi các tác nhân tác động từ bên ngoài hoặc do bệnh lý gây nên, chi tiết như sau:

    • Bệnh về phổi: Ho là hệ quả thường gặp khi bệnh nhân mắc phải các bệnh lý về phổi, ví dụ như lao phổi, viêm phổi, áp xe hoặc nhiễm bụi phổi. Các cơn ho khi này diễn ra thường xuyên, tần suất sát nhau và sẽ có xu hướng tăng dần về mức độ.
    • Viêm phế quản: Bệnh nhân mắc viêm phế quản sẽ bị các cơn ho dài, ho dai dẳng không dứt, vùng niêm mạc ở phế quản bị tổn thương khá nghiêm trọng.
    • Tắc nghẽn phổi: Phổi bị tắc nghẽn vì một lý do nào đó sẽ gây cản trở quá trình không khí lưu thông. Lúc này cơ thể sẽ tự động tạo ra cơ chế ho để làm thông thường thở.
    • Đường hô hấp trên nhiễm khuẩn: Bệnh nhân có thể bị các loại vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên, làm tổn thương niêm mạc, tạo ra các cản trở trong quá trình hô hấp. Khi này bệnh nhân sẽ ho dài ngày và ho khá nặng.
    • Giãn phế quản: Đây là bệnh lý cũng không ít người gặp phải hiện nay, gây ra các cơn ho nặng nhưng chỉ tập trung phần lớn vào sáng sớm. Ngoài ho còn xuất hiện đờm trắng, cổ họng bị vướng víu khó chịu.
    • Hen suyễn: Người mắc hen suyễn khó tránh khỏi các cơn ho vì quá trình phổi tiếp nhận không khí bị gián đoạn, từ đó tạo ra các kích thích khiến ho xuất hiện liên tục.
    • Dị ứng: Những người bị dị ứng ngoài việc phát ban, ngứa ngáy sẽ còn bị ho, sưng phù niêm mạc họng, chảy và ngứa mũi. Trong đó, chủ yếu sẽ là dị ứng bởi phấn hoa, lông động vật, hải sản, nước hóa hoặc các loại thuốc.

    Đồng thời, cũng có một số yếu tố kích thích hình thành các cơn ho, làm gia tăng mức độ ho như:

    • Chảy dịch mũi sau.
    • Tổn thương dây thanh quản.
    • Bị trào ngược dạ dày.

    Đối tượng bị bệnh ho

    Những người dễ mắc bệnh ho nhất phải kể tới là:

    • Trẻ nhỏ, người già vì hệ miễn dịch kém.
    • Người có cơ địa dễ dị ứng, mẫn cảm.
    • Bệnh nhân có các bệnh lý nền liên quan tới phổi.
    • Người sống hoặc làm trong môi trường nhiều hóa chất, bụi bẩn, các mỏ than hoặc nhà máy hạt nhân.
    • Các đối tượng hút thuốc lá hoặc thường dùng chất kích thích.

    Triệu chứng bệnh ho

    Ho có khá nhiều triệu chứng khác nhau, tùy vào mức độ bệnh lý của mỗi người. Theo đó, các biểu hiện phổ biến nhất là:

    Ho khan

    Là thể ho không có đờm, dịch nhầy, xảy ra bởi sự rối loạn hoạt động của đường hô hấp, thường hình thành khi bệnh nhân mắc ung thư phổi, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, nhiễm virus, cảm lạnh,...Bệnh nhân ngoài các đợt ho khan còn bị mất giọng, khó nói, thường xuyên thở khò khè, họng đau rát và đôi lúc bị khó thở. Ho khan nếu để lâu có thể kéo theo viêm thanh quản, nhiễm trùng tai.

    Ho ra máu

    Bệnh nhân bị ho ra máu thường bởi các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp. Máu không chỉ ở miệng mà còn chảy ra từ mũi, cơ thể mệt mỏi suy nhược nhanh, lượng máu có thể nhiều ít tùy từng thời điểm. Theo đó, đa phần bệnh nhân mắc lao phổi, giãn phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nặng hơn là ung thư phổi sẽ gặp phải tình trạng này. Đây đều là các bệnh lý nguy hiểm, không thể chủ quan xem nhẹ.

    Ho gà

    Ho gà được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm thông qua dịch tiết, nước bọt, có tính chất tương đối nghiêm trọng. Bệnh khởi phát bởi sự tấn công của khuẩn Bordetella pertussis, diễn biến phức tạp, thường có kèm theo các triệu chứng sốt, khó thở, nước mắt chảy mất kiểm soát, sưng phù mặt, tím bợt môi, mặt đỏ và bệnh nhân hít thở có tiếng rít như gà gáy.

    Ho cảm lạnh

    Khi cơ thể bị virus tấn công sẽ sinh ra cảm lạnh, bệnh nhân sẽ bị ho, sốt, chảy nước mũi, họng ngứa rát. Tuy nhiên đây không phải bệnh lý nghiêm trọng, có thể thuyên giảm nhanh chóng sau vài ngày.

    Ho có đờm

    Ho có đờm là tình trạng xảy ra bởi bệnh viêm họng, hen suyễn, viêm phế quản, ung thư phổi, viêm xoang hoặc cảm lạnh, cảm cúm. Bệnh nhân khi ho sẽ có dịch nhầy màu vàng, xanh, trong suốt hoặc trắng, dịch khá đặc. Ngoài ra, còn có thêm triệu chứng đau tức ngực, khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi,...

    Bệnh ho
    Ho khan có các triệu chứng như đau họng, không có đờm, nhầy, khó thở,...

    Biến chứng bệnh ho

    Ho nếu xảy ra bởi cơ chế phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cần đẩy các dị vật ra ngoài, làm sạch chất bài tiết và chỉ diễn ra trong một vài ngày, không có biểu hiện tổn thương nghiêm trọng khác sẽ không đáng lo ngại.

    Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị ho trong nhiều tuần liên tục, ho kèm máu, nôn mửa,  đau tức ngực, không thở được, đây rất có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, dễ gây ra nhiều biến chứng. 

    Các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải gồm:

    • Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân thường xuyên buồn nôn, dễ nôn mửa dẫn tới chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
    • Tổn thương phổi: Có thể gây vỡ phế nang phổi, bệnh nhân bị tràn khí màng phổi.
    • Tai mũi họng: Kích thích niêm mạc họng, gây sưng viêm, vướng víu cổ họng, làm giảm khả năng nhai nuốt và giao tiếp.
    • Bệnh tim mạch: Các cơn ho dữ dội kéo dài sẽ gây vỡ mạch máu kết mạc mắt, đau tim, huyết áp tăng cao.
    • Mất ngủ: Các cơn ho về đêm làm bệnh nhân khó ngủ, cản trở giấc ngủ, dễ mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau.

    Chẩn đoán bệnh ho

    Bệnh ho sẽ được chẩn đoán bằng lâm sàng và cận lâm sàng, chi tiết như sau:

    Các bác sĩ lấy thông tin về thời điểm bệnh nhân bắt đầu bị ho, các dấu hiệu đi kèm ho, cơ thể có bị suy nhược, sụt cân hay không. Ngoài ra, những yếu tố về thói quen sinh hoạt, ăn uống, môi trường sống và bệnh lý nền cũng sẽ cần ghi lại.

    Tiếp theo sẽ thực hiện một số biện pháp kiểm tra:

    • X-quang: Quan sát tình trạng ở phổi có các dấu hiệu tổn thương nào không, phế quản có bị giãn hay viêm nhiễm.
    • Xét nghiệm AFB: Thực hiện bằng việc đánh giá mẫu dịch đờm, tìm ra yếu tố gây viêm nhiễm khi bệnh nhân có biểu hiện của bệnh lao phổi.
    • Đo hô hấp: Thực hiện bằng sự hỗ trợ của ống gắn với máy đo lường, bệnh nhân hít vào thở ra sẽ nhận biết được các dấu hiệu tắc nghẽn trong đường thở.

    Điều trị bệnh ho

    Bệnh ho được điều trị bằng nhiều phương pháp, cụ thể phân chia thành Tây y, Đông y, mẹo dân gian.

    Mẹo dân gian

    Trong dân gian có khá nhiều cách điều trị bệnh ho bằng những mẹo đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, có thể tham khảo các cách:

    • Hoa đu đủ được: Chuẩn bị một lượng hoa đu đủ đực vừa đủ, đem rửa sạch, sau đó ngâm tiếp trong nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra, đợi cho ráo hoàn toàn nước. Bỏ hoa đu đủ vào chén sạch, thêm 2 thìa mật ong rồi chưng cho tới khi chín hoa. lấy hỗn hợp ra, ép phần nước cốt để uống hàng ngày.
    • Lê hấp đường phèn: Dùng 1 quả lê, 1 thìa kỷ tử và 20g đường phèn. Rửa lê sạch sẽ rồi cắt phần đầu, lấy thì nạo bớt ruột bên trong, sau đó cho kỷ tử và đường phèn vào, đậy lại phần nắp và ghim tăm cố định miệng quả lê. Đem lê hấp cách thủy trong khoảng 60 phút rồi lấy ra phần nước bên trong lê để uống mỗi ngày 2 - 3 lần.
    • Lá hẹ: Chuẩn bị một nắm lá hẹ, rửa sạch rồi thái thành các khúc nhỏ. Cho hẹ vào bát, thêm 2 thìa mật ong rồi đem hấp cách thủy. Sau 15 phút lấy ra để ăn trong ngày sẽ giúp cơn ho thuyên giảm nhanh chóng.

    Các mẹo dân gian giúp giảm ho tốt, nhưng nếu bệnh nhân ho do các bệnh lý nghiêm trọng, cần có biện pháp điều trị tích cực hơn với các loại thuốc phù hợp.

    Bệnh ho
    Hoa đu đủ đực giúp trị ho hiệu quả

    Thuốc Tây chữa bệnh ho

    Tây y điều trị bệnh ho bằng nhiều loại thuốc khác nhau, tùy theo từng nguyên nhân cũng như mức độ của bệnh lý. Theo đó, những thuốc dùng nhiều nhất phải kể tới:

    • Nhóm thuốc long đờm: Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị nhiều dịch đờm gây ứ tắc đường thở.
    • Thuốc chống dị ứng: Chỉ định cho các bệnh nhân bị ho bởi dị ứng, thở bằng đường miệng do mũi đã bị nghẹt cứng.
    • Thuốc kháng sinh: Dùng khi bệnh nhân nhiễm trùng, thuốc kháng sinh sẽ nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn, virus, thuốc dùng tùy từng loại dựa vào bệnh lý của người mắc.
    • Thuốc ức chế cơn ho: Chủ yếu dùng guaifenesin hoặc dextromethorphan để làm dịu cơn ho, giảm đau tức ngực cho bệnh nhân.
    • Nhóm kháng cholinergic và steroid dạng hít: Bệnh nhân bị ho bởi dị ứng sẽ được kê đơn loại thuốc này.
    • Dung dịch khí dung và thuốc hít: Thường dùng khi bệnh nhân bị co thắt đường thở, giãn phế quản, giúp cắt cơn ho tức thì. Việc sử dụng với liều lượng chi tiết sẽ được bác sĩ hướng dẫn cho bệnh nhân khi kê đơn. 

    Đồng thời, các bác sĩ cũng chỉ hướng dẫn bệnh nhân rửa mũi, đẩy dịch đờm khỏi mũi bằng cách dùng nước muối. Ngoài ra, sẽ dùng nước muối súc họng để tiêu diệt vi khuẩn ở khu vực này.

    Không nên tự ý mua thuốc về chữa tại nhà hoặc sử dụng các sản phẩm trôi nổi ngoài thị trường, tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị của các bác sĩ sẽ giúp chấm dứt bệnh nhanh chóng và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

    Thuốc Đông y

    Các bài thuốc trị bệnh ho của Đông y đều vận dụng từ nhiều loại thảo dược quý hiếm, cho tác dụng rõ rệt và an toàn với mọi đối tượng.

    Bài thuốc 1:

    • Dược liệu: Sinh khương, bạch dược, sa sâm, thổ bối mẫu, huyền sâm, phục linh, thảo khương, dương cửu, nam dương sâm, cam thảo, trần bì, tang diệp.
    • Cách dùng: Cho thuốc vào ấm, thêm 600ml nước rồi sắc trên lửa nhỏ trong 60 phút. Phần nước thuốc chắt ra chia làm 3 bữa, uống hết trong ngày và duy trì đều đặn đến khi ho khỏi hẳn.

    Bài thuốc 2:

    • Dược liệu: Mạch môn, tang diệp, liên kiều, cỏ mực, xương bồ, trần bì, tía tô, thiên môn, ngân hoa.
    • Cách dùng: Thuốc sắc cùng 4 bát nước, khi cạn còn ½ sẽ lấy nước thuốc ra uống thành nhiều bữa nhỏ mỗi ngày.

    Bài thuốc 3:

    • Dược liệu: Bạch xụ, cam thảo, độc diệp thảo, xương bồ, ngũ mai tử, thiên niên kiện, đương quy, tục huyền, xa hữu thảo, mã kế, khương giới, cát cánh, vỏ quế, giao đằng.
    • Cách dùng: Thuốc sắc với 6 bát nước trong 30 phút. Phần nước thuốc chia uống 3 bữa trong ngày, sau khoảng 1 tháng kiên trì sử dụng sẽ chấm dứt ho hiệu quả.

    Thuốc Đông y cho hiệu quả trị ho tốt

    Phòng tránh bệnh ho

    Các biện pháp phòng tránh Bệnh ho có thể thực hiện như sau:

    • Nên có thói quen uống 2 lít nước mỗi ngày để tránh làm khô họng cũng như giúp cơ thể đào thải độc tố.
    • Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều gia vị cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc các loại đồ uống lạnh. Ngoài ra, bia rượu hay các chất kích thích đều có khả năng gây tổn thương cho họng, dễ kích thích hình thành bệnh ho.
    • Khi thời tiết chuyển lạnh hoặc vào giai đoạn giao mùa cần chú ý giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là cổ họng bàn tay và bàn chân nếu bị nhiễm lạnh bạn sẽ rất dễ mắc phải ho và nhiều bệnh lý liên quan tới đường hô hấp khác.
    • Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang và nên hạn chế tới các khu vực có nhiều khói bụi, ô nhiễm, hóa chất, không khí lẫn nhiều loại phấn hoa cũng như lông động vật, nấm mốc.
    • Không nên tắm nước quá lạnh hoặc tắm muộn, bởi đây là yếu tố dễ gây ra nhiều bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt có khả năng gây ra đột quỵ rất nguy hiểm.
    • Nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, phương pháp này giúp chúng ta tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao khả năng của hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng. Khi này cơ thể sẽ chống đỡ tốt trước các yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
    • Cân bằng các chất dinh dưỡng đầy đủ trong mỗi bữa ăn hàng ngày, đặc biệt nguồn vitamin C là yếu tố rất có lợi để chúng ta nâng cao đề kháng. Bạn hãy ăn nhiều loại rau xanh, cam, bưởi, xoài, quýt cùng các loại thịt cá có nhiều khoáng chất khác. Nhóm thực phẩm giàu kẽm cũng là gợi ý hoàn hảo được các chuyên gia thường xuyên khuyến khích bổ sung vào trong bữa ăn hàng tuần.
    • Khi có các bệnh lý tại đường hô hấp, cần nhanh chóng điều trị dứt điểm để bệnh không có khả năng gây ra các biến chứng, làm xuất hiện những cơn ho dai dẳng kéo dài, ảnh hưởng tới phổi, phế quản, amidan và nhiều cơ quan lân cận khác.
    • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm hai lần để kịp thời nhận biết các dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp từ đó sớm có biện pháp khắc phục.

    Bệnh ho là một trong những bệnh lý đường hô hấp có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ cũng như người lớn, mức độ nặng nhẹ hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, không thể chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc các bệnh lý nguy hiểm, cần chủ động tới bệnh viện thăm khám khi ho kéo dài dai dẳng nhiều ngày, ho ngày càng dữ dội và nghiêm trọng hơn.

    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *