Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hồ Chí Minh

Bệnh viêm amidan có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Khi người bệnh có sự chuẩn bi kỹ càng về tâm lý và kiến thức, quá trình điều trị bệnh sẽ nhẹ nhàng hơn. Thông tin trong bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức hữu ích nhất về bệnh viêm amidan, nguyên nhân, triệu chứng bệnh và giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh viêm amidan là gì? Phân loại

Amidan gồm 2 tổ chức bạch huyết và là bộ phận nằm ở điểm giao nhau giữa đường thở và đường nuốt, nằm ngay sau hầu họng. Do đó nó là nơi đầu tiên chặn các tác nhân bên ngoài (nấm, virut, vi khuẩn) xâm nhận cơ thể. Cũng vì chức năng đó mà amidan rất dễ bị viêm nhiễm.

Bệnh gây ra nhiều cấp độ, từ viêm amidan cấp tính đến mãn tính, nặng hơn là viêm amidan hốc mủ.

Viêm amidan được phân chia làm 2 loại:

  • Viêm amidan cấp tính: Một loại vi khuẩn hoặc virus lây nhiễm vào amidan, gây sưng và đau họng, chủ yếu ở amidan khẩu cái. Amidan có thể phát triển một lớp phủ màu xám hoặc trắng, nổi hạch bạch huyết tại cổ và hàm.
  • Viêm amidan mãn tính: Nhiễm trùng amidan dai dẳng, đôi khi là kết quả của các đợt viêm amidan cấp tính lặp đi lặp lại.

Viêm amidan là căn bệnh dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm nếu không sớm phát hiện và có phương pháp xử lý. Do đó, người bệnh cần đi thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Nguyên nhân viêm amidan do đâu?

Ở người lớn nguyên nhân gây viêm amidan do hệ miễn dịch suy giảm dễ bị các yếu tố bất lợi như vi khuẩn (Streptococcal…), virus (cúm, Parainfluenza, herpes simplex, Epstein-Barr…) tấn công. Ngoài ra, việc sử dụng rượu bia, thuốc lá gia tăng cũng khiến tình trạng viêm amidan ở người lớn tăng cao.

Những yếu tố như sự thay đổi đột ngột của thời tiết, ô nhiễm môi trường, khói bụi độc hại; người bệnh có tiền sử mắc các bệnh viêm VA, viêm xoang, viêm răng… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
Theo đó, một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng amidan bị viêm là:

  • Nhiễm virus, vi khuẩn như: Virus cúm, Adenoviruses, Enteroviruses, virus herpes simplex...
  • Đã từng mắc các bệnh về đường hô hấp hay các bệnh truyền nhiễm như viêm họng mãn tính, viêm xoang, ho gà, sởi,...
  • Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh, giao mùa.
  • Vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ hoặc không vệ sinh thường xuyên.
  • Do cấu trúc amidan bất thường nhiều hốc rãnh.
  • Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hoặc sản phẩm đông lạnh (như kém, đá,...)

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm amidan

Bệnh viêm amidan phổ biến ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ mang thai, người già,... Tuy nhiên những đối tượng dễ bị tổn thương hơn cả có thể kể đến:

  • Người có tiền sử về bệnh hô hấp, đặc biệt là đường thở như: viêm mũi, xoang,...
  • Trẻ em (5-15 tuổi): do vi khuẩn tấn công trong khi hệ miễn dịch còn yếu.
  • Trẻ trong độ tuổi đi học: Môi trường trường lớp khiến bé phải tiếp xúc nhiều mầm mống gây bệnh khác khi chưa có chủ động về nhận thức, rất dễ nhiễm virus, vi khuẩn,...

Những triệu chứng viêm amidan dễ nhận biết nhất

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, viêm amidan tiến triển theo hai cấp độ là cấp tính và mãn tính. Đối với mỗi cấp độ, người bệnh sẽ nhận thấy những triệu chứng cụ thể như sau:

Triệu chứng cấp tính:

  • Amidan sưng tấy và đỏ lên.
  • Vùng họng khô rát, đau và cảm giác nóng trong.
  • Nuốt nước bọt bị đau và vướng.
  • Đau nhói lên tai và đau nhiều khi nuốt hoặc ho.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu đỏ.
  • Ho từng cơn kèm theo khàn tiếng, đau tức ngực và có đờm nhầy.

Triệu chứng viêm amidan mãn tính:

  • Amidan viêm, đỏ, sưng tấy tái phát liên tục.
  • Cảm giác ngứa rát, rất vướng trong họng khiến bệnh nhân khạc nhổ.
  • Xuất tiết nhiều, hơi thở có mùi do viêm amidan có mủ. Để lâu có thể gây viêm amidan hốc mủ.
  • Ho khan từng cơn về buổi sáng khi mới ngủ dậy.
  • Giọng nói khàn.
  • Xuất hiện viêm amidan quá phát: Hai khối amidan sưng to vượt hai trụ trước và sau. Chúng có thể phát triển gần chạm vào nhau, lấp kín họng. Các hốc amidan có thể mưng mủ trắng. Người bệnh thở khò khè, ngáy to khi ngủ hoặc ngừng thở. Những triệu chứng viêm amidan này dễ gặp hơn ở trẻ em.
  • Triệu chứng amidan xơ chìm: Kích thước amidan nhỏ, bề mặt gồ ghề, lỗ chỗ, nhiều xơ trắng và chấm mủ nhỏ. Ấn vào amidan sẽ thấy mủ viêm chảy ra từ các hốc. Những triệu chứng viêm amidan này thường gặp ở người lớn tuổi.

Viêm amidan có lây không? Có nguy hiểm không?

Các bệnh về tai mũi họng đều có khả năng lây nhiễm cao. Tuy nhiên, viêm amidan không lây lan từ người sang người như chúng ta vẫn nghĩ. Do đó mọi người không cần quá lo lắng khi tiếp xúc với bệnh nhân, thay vào đó chủ động phòng ngừa trước những tác nhân gây bệnh kể trên.

Vậy căn bệnh này có chữa được không? Đây không phải bệnh nan y nên có thể chữa khỏi nếu người phát hiện sớm, tìm đúng cơ sở chuyên khoa uy tín, điều trị bài bản theo chỉ định của bác sĩ, lương y. Thời gian điều trị còn phụ thuộc vào phương pháp, khả năng hấp thu, mức độ bệnh ở mỗi người.

Mặc dù vậy, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, có kể đến như:

  • Áp xe peritonsillar: Nhiễm trùng tạo ra một túi mủ bên cạnh amidan, đẩy nó về phía đối diện. Áp xe peritonsillar phải được dẫn lưu khẩn cấp.
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân cấp tính: Thường do virus Epstein-Barr gây ra gây ra sưng to ở amidan, sốt, đau họng, phát ban và mệt mỏi.
  • Viêm họng liên cầu khuẩn: Streptococcus, một loại vi khuẩn, lây nhiễm amidan và cổ họng. Sốt và đau cổ thường đi kèm với đau họng.
  • Amidan mở rộng (phì đại): Amidan lớn làm giảm kích thước đường thở, làm cho ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ nhiều hơn.
  • Sỏi amidan: Tình trạng xuất hiện các khối màu trắng hoặc vàng trên amidan do mắc thức ăn tại amidan khiến vi khuẩn phát triển lắng đọng chất cặn tạo thành sỏi.
  • Viêm khớp cấp: Các khớp cổ tay, khớp đầu gối, các ngón tay ngón chân bị sưng, nóng, đỏ và đau, toàn thân mệt mỏi, uể oải.
  • Sau viêm amidan có thể bị viêm cầu thận, viêm thận cấp: Người bệnh bị phù chân, phù mặt

Do đó, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Những phương pháp chẩn bệnh viêm amidan

Thông qua quan sát vùng hầu họng và amidan, khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định viêm amidan dựa trên các triệu chứng cụ thể.

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ lấy dịch ở cổ họng người bệnh, sau đó đem đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Xét nghiệm: Người bệnh sẽ được chỉ định kiểm tra máu, từ đó có số liệu hàm lượng nhiễm trùng là do virus hay vi khuẩn.

Những phương pháp điều trị viêm amidan

Có rất nhiều cách chữa viêm amidan mang lại hiệu quả cao đang được áp dụng. Dưới đây là những phương pháp phổ biến nhất, bạn đọc có thể tham khảo.

Chữa viêm amidan tại nhà

Trường hợp bị viêm amidan cấp tính người bệnh có thể áp dụng mẹo trị bệnh dân gian. Với phương pháp điều trị này,  người bệnh có thể tận dụng nguyên liệu có sẵn trong gian bếp, dễ tìm kiếm, tiết kiệm chi phí. Chẳng hạn:

Chữa amidan bằng mật ong: Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, mật ong giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm bớt sự khó chịu do viêm amidan gây ra. Bên cạnh đó, các thành phần vitmin E và vitamin C và nhiều khoáng chất khác có trong mật ong còn giúp dịu cổ họng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Một số cách điều trị viêm amidan bằng mật ong người bệnh nên tham khảo:

  • Sử dụng mật ong cùng với quất, đem hấp cách thủy, để nguội bớt, chất nước ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Có thể sử dụng cả nước lẫn bã để cho hiệu quả tốt nhất.
  • Pha trực tiếp mật ong và nước ấm để uống hàng ngày
  • Pha mật ong vào trà thảo mộc (có thể thay thế bằng trà gừng hoặc trà hoa cúc) và sử dụng đều đặn mỗi sáng, nên dùng khi trà còn ấm để cho hiệu quả cao nhất.

Điều trị amidan bằng giấm táo: Các chuyên gia cho rằng thành phần axit lactic tự nhiên có trong giấm táo là một phương thuốc rất hiệu quả để điều trị bệnh viêm amidan. Chất này có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm hiện tượng sưng amidan. Đặc biệt, dấm táo lành tính nên có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em.

  • Cách dùng: Lấy một muỗng giấm táo pha cùng với 200ml nước ấm, người bệnh sử dụng 3 lần mỗi ngày. Nếu cảm thấy vị chua của dấm táo làm bạn khó chịu, có thể thêm một ít mật ong để làm  dịu vị và dễ uống hơn.

Vì giấm táo có tính axit mạnh nên người bệnh lưu ý không sử dụng quá nhiều, uống nguyên chất hoặc uống khi đói bụng.

Sử dụng nghệ vàng điều trị viêm amidan: Khoa học chứng minh hoạt chất curcumin  có trong nghệ vàng có công dụng giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả cao. Hoạt chất này còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và giảm sưng amidan.

Một số cách điều trị viêm amidan tại nhà bằng nghệ tươi:

  • Pha 1 thìa bột nghệ vàng vào 300ml nước ấm, cho thêm 1 vài hạt muối trắng. Sử dụng hỗn hợp này thay nước súc miệng hàng ngày 2 lần sáng và tối.
  • Đối với viêm amidan trẻ em, mẹ có thể pha 1 chút bột nghệ vào sữa ấm rồi cho bé uống
  • Giã nát nghệ tươi rồi đem cách thủy với mật ong khoảng 20 phút. Chắt lấy hỗn hợp, sử dụng uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống, người bệnh lấy khoảng 2 thìa cafe.

Chữa viêm khớp bằng rượu nghệ

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng lá húng chanh, gừng, muối… để tạo ra các bài thuốc giảm viêm, dịu họng cho mình. Tuy nhiên, trong trường hợp bị viêm mãn tính, lâu năm hãy tìm các phương pháp phù hợp hơn bằng cách thăm khám tại cơ sở chuyên khoa uy tín.

Điều trị viêm amidan bằng tây y

Điều trị viêm amidan bằng tây y mang lại sự tiện lợi và nhanh chóng. Tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chữa trị bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc) hoặc phương pháp ngoại khoa (cắt, đốt amidan)

Một số loại thuốc uống chữa viêm amidan thường được sử dụng điều trị như:

  • Thuốc kháng sinh: Với cơ chế tổng hợp màng tế bào, kết hợp gắn kết các protein thiết yếu, nhóm thuốc này có công dụng diệt khuẩn và trừ khử các tác nhân gây bệnh, ngăn chặn sự hoạt động của vi khuẩn. Một số loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị viêm amidan như  nhóm thuốc beta lactam, nhóm thuốc macrolide, thuốc erthrolide...
  • Thuốc kháng viêm, kháng khuẩn chữa viêm amidan: Một số loại thuốc kháng viêm như betadine, lysopaine hay thuốc oropivalone... cũng thường được sử dụng trong điều trị làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm gây ra ở amidan.
  • Với trường hợp bệnh nhân bị viêm amidan hốc mủ gây nên bởi liên cầu B thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh penicillin G để chống lại sự phát triển và xâm nhập sâu hơn của liên cầu. Thời gian sử dụng thuốc thông thường trong 15 ngày.

Chữa viêm họng kéo dài bằng Tây y giúp chấm dứt nhanh tình trạng bệnh

Nhóm thuốc này cho tác dụng nhanh tức thì nhưng lại dễ tái phát bệnh. Dùng trong thời gian dài dễ nhờn thuốc và gây tác dụng phụ như đau dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, buồn ngủ, mệt mỏi...Khi sử dụng thuốc tây điều trị viêm amidan, người bệnh cần thực hiện đúng theo sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng sử dụng thuốc.

Ngoài ra, đối với các tình trạng viêm amidan mãn tính, quá phát, dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cắt amidan với một trong các thủ thuật như: plasma, coblator...

Trong một số trường  hợp, viêm amidan  gây ra các rối loạn vùng họng và làm ảnh hưởng đến hoạt động nuốt, phát âm, có thể dẫn đến ngưng thở khi ngủ... thì sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt amidan.

  • Cắt amidan bằng plasma, coblator: Phương pháp phẫu thuật viêm amidan bằng plasma hay coblator là những thủ thuật tiên tiến hiện nay. Phương pháp này tạo ra các đám mây dẫn điện xoay quanh thiết bị cắt sóng điện từ có tần số cao. Đám mây tích điện này giúp phá hủy các mô tế bào viêm nhiễm ở amidan.

  • Phẫu thuật amidan bằng sluder điện hoặc sluder thường: Đây là phương pháp đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện. Hiện nay, phương pháp này ít được sử dụng bởi khiến bệnh nhân đau đớn.
  • Cắt amidan sử dụng dao điện hoặc lưỡng cực: Sử dụng nhiệt lên đến 400 độ C để đốt và phá hủy các mô tế bào viêm amidan. Phương pháp này khá nhanh nhưng dễ gây bỏng và tổn thương các tế bào xung quanh trong vòm họng.

Ngoài các phương pháp kể trên, có thể áp dụng các phương pháp ngoại khoa khác như bóc tách amidan bằng dao hay mổ siêu âm... Các phương pháp này giúp loại bỏ khối amidan bị viêm nhanh chóng nhưng có khả năng gây rủi ro, suy giảm hệ miễn dịch, sốc khi gây mê, viêm nhiễm sau phẫu thuật. Để đảm bảo, bệnh nhân nên tìm hiểu địa chỉ uy tín.

Phương pháp trị viêm amidan bằng đông y

Đây là cách trị bệnh an toàn nhờ sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để trị bệnh. Với cơ chế tác động từ trong, đi sâu vào các can, thận, phế để cải thiện chức năng, cân bằng âm dương. Khi cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch được phục hồi thì viêm nhiễm cũng tự bị triệt tiêu và khó có nguy cơ tái phát lại.

Tuy nhiên, mỗi nhà thuốc, đơn vị lại có công thức bào chế thuốc khác nhau. Để đảm bảo người bệnh cần tìm hiểu cơ sở uy tín, tốt nhất nên dùng thuốc nam của người Việt để điều trị.

Một bài thuốc YHCT người bệnh có thể tham khảo là bài thuốc nam Viêm Amidan Đỗ Minh của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi. Bài thuốc được bào chế và đưa vào thực tế ứng dụng từ hơn 150 năm trước, đến nay được xem là "thuốc gối đầu giường" của hàng nghìn người bệnh khắp cả nước. 

Theo đó, bài thuốc chú trọng BỔ CHÍNH KHU TÀ, đẩy lùi tà khí, khôi phục chính khí, khu trừ phong hàn. Đồng thời, bài thuốc có tác dụng cân bằng âm dương trong cơ thể, nâng cao chức năng tạng phế, tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Với thành phần thảo dược sạch, có nguồn gốc rõ ràng, thu hái tại 3 vườn dược liệu đạt chuẩn của nhà thuốc tại Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Bài thuốc viêm amidan Đỗ Minh là sự tổng hòa của gần 50 vị thuốc quý, được hòa trộn với nhau theo tỷ lệ vàng của dòng họ Đỗ Minh chúng tôi.

Bởi vậy, bài thuốc phù hợp với mọi đối tượng, cơ địa người Việt, đặc biệt hoàn toàn lành tính, an toàn, không gây kích ứng hay tác dụng phụ, trẻ em, người giờ, phụ nữ mang thai, sau sinh và đang cho con bú đều an tâm sử dụng.

Những cách phòng tránh bệnh viêm amidan

Để phòng tránh bệnh viêm amidan, người bênh cần làm tốt những điều sau:

Đối với trẻ nhỏ:

  • Vệ sinh cơ thể sau khi vui chơi, tiếp xúc với bụi bẩn. Vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng với nước muối mỗi tối.
  • Thường xuyên tập thể dục, tham gia các buổi tập rèn luyện sức khỏe.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, nước ép để thanh lọc cổ họng. Hạn chế thực phẩm chiên rán, lạnh, cay,....
  • Cho trẻ đeo khẩu trang khi tiếp xúc môi trường khói bụi, ô nhiễm, rửa tay bằng xà phòng mỗi khi đi ra ngoài.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa, điều hòa luôn giữ ở mức 25 đến 28 độ, đặc biệt quan tâm đến cơ quan hô hấp của trẻ.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu của bệnh, không nên tự ý chữa trị, hãy đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Khi ngủ, mẹ nên đặt bé nằm với tư thế mũi cao hơn tim để dễ thở hơn

Đối với người lớn: Thực hiện tương tự trẻ nhỏ, cùng với đó:

  • Bổ sung đa dạng nhiều nhóm chất cho cơ thể: Vitamin A, C, ngũ cốc, các loại hạt,...
  • Bổ sung đủ hàm lượng thịt, cá,... để cơ thể không bị thiếu nhóm chất nào, hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
  • Uống đủ nước mỗi ngày theo tỉ trọng cơ thể.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: ngủ đúng giấc, không sử dụng chất kích thích,....

Ngoài ra, để vừa chữa bệnh vừa phòng bệnh tái phát, quan trọng là nâng cao sức khỏe người bệnh viêm amidan thì chế độ ăn uống cũng góp phần vô cùng quan trọng. Theo đó, đối với chế độ ăn uống tốt, người bệnh nên bổ sung:

  • Chuối, nước ép lựu: Giúp giảm nhiễm trùng, không đau họng
  • Các loại súp, đồ ăn mềm như cháo
  • Bổ sung chất xơ bằng các loại rau củ quả luộc, nấu chín mềm
  • Nghệ, gừng có tính sát khuẩn, chống viêm, giảm sưng tấy amidan

Nước ép lựu giúp cải thiện chất lượng tinh trùng

Để tránh nhiễm bệnh cũng như để bệnh không tiến triển nặng, người bệnh nên kiêng ăn một số thực phẩm sau:

  • Món ăn giòn, cứng như bánh mì, bánh nướng, các loại hạt khô,...
  • Hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, quýt, cà chua vì chúng có chứa axit gây kích ứng, tăng viêm nhiễm
  • Đồ ăn muối chua như dưa chua, cà pháo,... vì chúng có khả năng sinh dịch mủ
  • Một số loại gia vị kích ứng như hạt nhục đậu khấu, ớt cay,...

Chỉ cần người bệnh lưu ý một số điều trên, kết hợp cùng việc điều trị tích cực chắc hẳn bệnh viêm amidan dù nặng đến đâu cũng dần tiêu biến. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về quá trình điều trị bệnh, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *