Viêm họng hạt có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của người bệnh. Cảm giác kích thích và ho liên tục cũng có thể xuất hiện do sự tồn tại của các hạt viêm trong họng. Lúc này, người bệnh sẽ có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống và các hoạt động hằng ngày. Vậy viêm họng hạt là gì? Nguyên nhân và triệu chứng ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là tình trạng vùng niêm mạc tại khoang họng bị viêm nhiễm, nguyên nhân chủ yếu từ vi khuẩn có tên là Streptococcus nhóm A (Streptococcus pyogenes) gây ra. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng yếu, cơ thể suy nhược.
Trong niêm mạc bao gồm lympho có tác dụng tiêu diệt các virus, vi khuẩn khi chúng đi vào khoang họng từ đường miệng và đường thở. Nếu lượng virus quá tải, lympho sẽ phải hoạt động với công suất cao hơn dẫn đến tình trạng phát triển thành các hạt trắng to trong cổ họng. Kích thước của những hạt này có thể to nhỏ khác nhau, từ bằng đầu đinh ghim đến hạt đậu. Đây chính là sự hình thành của viêm họng hạt, gây khó chịu trong hoạt động hàng ngày.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng hạt
Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm họng hạt là do đâu? Cùng điểm qua một vài tác nhân phổ biến gây bệnh ngay bên dưới đây:
- Cơ thể bị tấn công từ các vi khuẩn, virus gây hại hay các loại nấm khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân này bằng đường thở, khiến khoang miệng gặp tình trạng viêm nhiễm. Các tế bào lympho bị quá tải, phải hoạt động với công suất lớn khiến chúng quá tải dẫn đến tình trạng sưng to.
- Thời tiết thay đổi thất thường, người bệnh không kịp thích nghi.
- Đây là biến chứng của một vài căn bệnh như viêm họng thường xuyên tái phát, viêm xoang mũi mạn tính, amidan mạn tính hay các căn bệnh khác về đường tiêu hóa.
- Cấu trúc mũi xoang bất thường như bị lệch vẹo vách ngăn hay polyp mũi
- Người bệnh làm việc hay sinh sống ở môi trường độc hại, ô nhiễm trong thời gian dài.
- Người bệnh thường xuyên sử dụng các đồ uống có chất kích thích, đồ ăn cay nóng, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là lối sống không lành mạnh.
- Hệ miễn dịch của người bệnh kém hay các yếu tố như cơ địa và di truyền cũng gây nên căn bệnh này.
Triệu chứng của viêm họng hạt
Viêm họng hạt sẽ diễn ra phổ biến khi thời tiết thay đổi. Thời gian ủ bệnh của viêm họng hạt sẽ thường kéo dài từ 2 đến 5 ngày. Một vài biểu hiện của viêm họng hạt có thể kể đến như sau.
- Đau họng, khó nuốt thức ăn: Khi ăn, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát khi nuốt đồ ăn qua vòm họng và xuống dạ dày do niêm mạc họng bị tổn thương
- Ngứa họng, vướng họng: Việc nuốt đồ ăn sẽ gặp vấn đề, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu do các hạt đã dần sưng to.
- Ho: Các ổ viêm nhiễm trong tiết ra khiến họng bị tổn thương, gây kích thích làm khởi phát các cơn ho khan, ho có đờm.
- Sốt cao: Khi các các vi khuẩn xâm nhập, cơ thể cần tăng cường hoạt động để chống đỡ các cuộc tấn công và gây nên tình trạng sốt cao.
Viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm họng hạt sẽ không gây nguy hiểm nếu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu để lâu không được chữa trị sẽ rất có thể dẫn đến nhiều biến chứng, gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống thì. Các biến chứng thường gặp gồm:
- Viêm nhiễm khu vực lân cận và cơ quan hô hấp, các tình trạng như xoang, viêm tai giữa, thậm chí là viêm phổi.
- Tình trạng viêm họng kéo dài dẫn tới tình trạng viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim…
- Sưng tấy, áp xe ở vùng thành họng, viêm sưng amidan
- Viêm họng hạt mạn tính có thể dẫn tới tình trạng ung thư vòm họng ở người bệnh.
Cách chữa viêm họng hạt
Việc điều trị viêm họng hạt có thể sử dụng thuốc kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ sớm đẩy lùi được tình trạng bệnh.
Thuốc điều trị
Viêm họng hạt khi tới giai đoạn mãn tính sẽ rất khó để chữa trị, bệnh sẽ tái phát dai dẳng. Vậy nên, ngay khi phát bệnh, bạn có thể sử dụng các loại thuốc điều trị giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Dưới đây là nhóm thuốc trị viêm họng hạt thường được chỉ định với hầu hết các tình trạng bệnh.
- Kháng sinh: Dành cho trường hợp đau họng do vi khuẩn tấn công. Kháng sinh sẽ tạo lớp màng bảo vệ họng khỏi vi khuẩn và tiêu diệt chúng.
- Thuốc chống viêm không Steroid - NSAIDs: Có tác dụng ức chế hoạt động của các chất trung gian, giảm tình trạng sưng, nóng, đỏ, rát. Một vài loại trong nhóm thuốc này có thể kể đến như Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen, Aspirin,…
- Thuốc kháng viêm Steroid - Corticosteroid: Được sử dụng để giảm hoạt động của bạch cầu, tăng tính thấm mao mạch tại vị trí viêm, giúp cải thiện triệu chứng sưng, đau, rát cổ họng. Một số loại thuốc thường được sử dụng như Prednisolone, Methylprednisolone, Dexamethasone, Betamethasone,…
- Thuốc giảm ho, long đờm: Giảm co thắt dây thanh quản thông qua tương tác với các thụ thể gây ho và tế bào thần kinh cảm giác, làm loãng dịch nhầy trong mũi và họng. Các loại thuốc ho thường được sử dụng là Codeine, Dextromethorphan, Pholcodin,…
- Thuốc chống dị ứng - Ức chế Histamin H1: Giảm các triệu chứng kích ứng do dị ứng khi bị viêm họng hạt thông qua liên kết với các thụ thể H1 trong cơ trơn, nội mô và tế bào. Các loại thuốc ức chế Histamin H1 thường được sử dụng là Claritin, Alimemazin, Promethazine, Diphenhydramine,…
Viêm họng hạt kiêng ăn gì?
Để cải thiện bệnh tình, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm bên dưới đây:
- Người bệnh viêm họng hạt cần hạn chế ăn các thực phẩm khô cứng như các loại hạt, bánh mì, lương khô,… có thể phát lại các cơn ho và gây khó chịu cho cổ họng
- Những đồ ăn nóng, có vị cay nồng hay đồ ăn chua sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc và đường tiêu hóa của người bệnh.
- Ăn quá nhiều đồ chiên rán, thức ăn có nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng viêm họng hạt ngày càng trở nặng, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
- Người bệnh nên hạn chế ăn các đồ ăn sống hay tái vì nó có thể sẽ chứa các loại vi khuẩn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của người bệnh.
- Các loại thực phẩm có chứa arginine như hạnh nhân, lúa mì, socola, bơ đậu phộng,.. sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của các virus và vi khuẩn diễn ra mạnh mẽ hơn.
- Những đồ uống có cồn, chứa chất kích thích sẽ làm tăng thân nhiệt, mất nước, khiến cổ họng càng khó chịu, mệt mỏi.
Các phòng tránh viêm họng hạt
Dưới đây là danh sách các biện pháp phòng ngừa viêm họng hạt chi tiết và đầy đủ hơn:
- Điều trị bệnh lý liên quan: Điều trị kịp thời và hiệu quả các bệnh lý về họng, mũi, xoang và đường tiêu hóa như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, loại bỏ nguyên nhân gốc của viêm họng có thể giúp ngăn ngừa viêm họng hạt.
- Tiêm phòng vắc xin: Tiêm phòng các loại vắc xin như vắc xin phòng cúm và vắc xin phòng viêm họng do vi rút hô hấp syncytial (RSV), đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bao gồm nhiều rau củ, trái cây, đậu và các nguồn protein lành mạnh như thịt gà, cá, hạt và đậu nành.
- Tập luyện thể dục đều đặn: Thực hiện ít nhất 30 phút tập luyện mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố chính gây ra viêm họng và nhiều bệnh lý khác về hệ hô hấp. Việc ngừng hút thuốc lá sẽ giảm nguy cơ viêm họng hạt và cải thiện sức khỏe cơ thể.
- Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hãy đảm bảo giữ cơ thể và sử dụng khăn quàng cổ khi ra ngoài.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và thăm bác sĩ để đánh giá sức khỏe tổng thể và nhận lời khuyên phòng ngừa cụ thể cho viêm họng và các vấn đề sức khỏe khác.
Một số câu hỏi liên quan
- Các cục hạch bạch huyết bị sưng và mềm, tình trạng đau nhức diễn ra trong thời gian dài nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Người bệnh gặp tình trạng sốt cao đến độ ngột và các triệu chứng khác như phát ban.
- Khi ăn uống hoặc thở đều cảm thấy đau nhói, quá sức chịu đựng.
- Người bệnh đã dùng thuốc kháng sinh nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!