Viêm phế quản là bệnh lý không còn xa lạ xảy ra ở trẻ nhỏ cũng như người lớn. Bệnh có thể bị nhầm lẫn sang cảm cúm, cảm lạnh thông thường khác, từ đó người bệnh chủ quan tự ý mua thuốc về dùng tại nhà khiến tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, việc nắm rõ các thông tin kiến thức về bệnh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát hiện cũng như chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.
Định nghĩa viêm phế quản
Viêm phế quản thuộc nhóm bệnh đường hô hấp, xảy ra khi vùng niêm mạc của phế quản bị tổn thương, bề mặt sưng phù, xảy ra nhiều yếu tố kích thích gây tắc nghẽn tiểu phế quản. Từ đó, bệnh nhân bị ho kèm theo các dấu hiệu đờm đặc, ứ nghẹn cổ họng và dẫn tới khó thở.
Có thể phân chia viêm phế quản thành thể cấp tính và mãn tính:
- Thể cấp tính: Chỉ những trường hợp bệnh nhân bị viêm phế quản trong thời gian ngắn, phổi có dấu hiệu sưng và xuất hiện nhiều dịch nhầy gây tắc nghẽn.
- Thể mãn tính: Bệnh kéo dài dai dẳng dễ tái phát nhiều lần trong năm. Gây ra các tổn thương nặng nề tới phế quản cũng như nhiều cơ quan khác.
Nguyên nhân viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản có thể xảy ra bởi các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Người bệnh sống hoặc làm việc ở những nơi có môi trường ô nhiễm độc hại, không khí lẫn nhiều bụi bẩn và khí độc.
- Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá. Ngoài ra, cũng có trường hợp bệnh nhân bị viêm phế quản do hít lượng lớn khí thải từ các phương tiện giao thông hàng ngày.
- Bệnh nhân bị các loại virus hoặc vi khuẩn bệnh cảm lạnh, cảm cúm tấn công, từ đó tổn thương chạy vào phế quản và phổi.
- Ngoài ra, viêm phế quản còn có thể hình thành do yếu tố di truyền từ ông bà hoặc cha mẹ trong gia đình, người mắc bệnh trào ngược dạ dày, các bệnh hô hấp khác.
Đối tượng viêm phế quản
Những trường hợp có nguy cơ dễ mắc bệnh viêm phế quản hơn cả là:
- Người hút thuốc lá thường xuyên.
- Các trường hợp có khả năng miễn dịch và sức đề kháng quá kém.
- Trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi.
- Người phải tiếp xúc liên tục với các loại khói bụi ô nhiễm độc hại.
Triệu chứng viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản thường biểu hiện với các dấu hiệu rất rõ rệt như sau:
- Bệnh nhân bị sổ mũi ngạt mũi hoặc chảy nước mũi liên tục ,lúc này người bệnh thường xuyên hắt xì, chảy dịch ở mũi và họng. Mũi có thể một bên sổ, một bên ngạt, gây cản trở việc hô hấp và ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động giao tiếp hàng ngày của bệnh.
- Bệnh nhân cũng xuất hiện thêm tình trạng đau họng, cổ họng sưng tấy và rát. Cảm giác vướng víu ngay cả khi uống nước hoặc nuốt nước bọt cũng thấy khó chịu vô cùng.
- Các cơn ho có đờm thường xảy ra với mức độ ngày càng nặng hơn, ho kéo dài nhiều đợt, bệnh nhân có thể bị đau tức ngực vì ho quá nhiều.
- Bệnh viêm phế quản còn có thể làm người mắc bị đau đầu chóng mặt cơ thể mệt mỏi cả ngày cũng có trường hợp xuất hiện sốt nhẹ. Cơn sốt sẽ tái diễn liên tục nếu như không có các biện pháp điều trị triệt để
- Ở những trường hợp nặng, viêm phế quản còn làm người bệnh bị sụt cân nhanh chóng, cơ thể xanh xao, tim đập nhanh và thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày.
Biến chứng viêm phế quản
Viêm phế quản nếu chữa sai cách hoặc chủ quan không điều trị từ sớm, hoàn toàn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh nhân mắc hen phế quản: Khi vùng niêm mạc tại phế quản bị tổn thương nặng nề, nghiêm trọng, không có các phương thuốc biện pháp chữa trị kịp thời, lúc này hen phế quản sẽ xuất hiện. Người bệnh thường rơi vào tình trạng thở gấp, khó thở, đặc biệt với người cao tuổi sức khỏe yếu hoặc trẻ nhỏ rất có thể tính mạng sẽ bị đe dọa.
- Viêm phổi: Thực tế, khi các cơn ho kéo dài bởi viêm phế quản, phổi cũng sẽ bị tổn thương. Lúc này, hệ miễn dịch ngày càng suy yếu, không còn khả năng chống đỡ trước các loại virus, vi khuẩn và tác nhân gây hại. Cơ thể sẽ nhanh chóng bị suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, phổi xảy ra các biến chứng tổn thương nặng nề sẽ rất khó để khắc phục về.
- Áp xe phổi: Cùng với bệnh viêm phổi thì áp xe cũng là một vấn đề nguy hiểm người bệnh không thể chủ quan. Theo đó, biến chứng sẽ làm huyết áp tăng giảm một cách bất thường, khó thở, không thở được, đồng thời có thể kéo theo nhiều bệnh lý liên quan tới tim mạch.
- COPD: Lá phổi của người bệnh sẽ bị dịch nhầy gây ứ đọng, tắc nghẽn cản trở các hoạt động chức năng thông thường. Người bệnh sẽ thấy tình trạng sổ mũi, đờm, dịch ứ ở cổ và khó thở kéo dài liên tục, đồng thời cơ thể cũng dễ bị các loại vi khuẩn virus tấn công mạnh mẽ hơn.
Chẩn đoán viêm phế quản
Khi đến thăm khám, bệnh nhân sẽ được bác sĩ đánh giá tình trạng tổn thương đang gặp phải, lấy thông tin về thời điểm bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu viêm phế quản, mức độ ho, dịch đờm, cũng như yếu tố liên quan tới đời sống hàng ngày bao gồm môi trường sống và làm việc.
Sau đó, để cho ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số biện pháp đánh giá như:
- Chụp X quang: Nhằm xem xét tình trạng khí tụ quanh phổi cũng như các biểu hiện viêm nhiễm tại phổi.
- Chụp CT vùng ngực: Phương pháp chẩn đoán này sẽ cho hình ảnh chi tiết hơn về lá phổi, các mô phổi bị tổn thương đều sẽ được hiển thị rõ rệt trên phim chụp.
- Nội soi phế quản: Nhằm đánh giá tình trạng cũng như khả năng hoạt động hiện tại của phổi, đường dẫn khí, đồng thời có thể xác định thêm các bệnh lý u sùi trong lòng phế quản, viêm phổi mãn tính và nhiều bệnh hô hấp khác.
- Đo oxy xung: Các bác sĩ sẽ tiến hành biện pháp đánh giá phần trăm oxy ở trong dòng máu. Nếu kết quả cho thấy lượng oxy quá thấp, tức là phổi đang gặp phải nhiều vấn đề đáng lo.
- Cấy đờm: Dịch đờm sẽ được lấy ra và đem đi kiểm tra để tìm ra các loại vi khuẩn, virus gây bệnh viêm phế quản nếu có.
- Xét nghiệm máu: Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh viêm phế quản thông qua lượng bạch cầu có dấu hiệu tăng hay giảm bất thường, lúc này có thể đưa ra kết luận bệnh liên quan tới vi khuẩn hay không.
Điều trị viêm phế quản
Có thể áp dụng các phương pháp điều trị của Tây y, Đông y hoặc mẹo trong dân gian để điều trị viêm phế quản, cụ thể như sau:
Tây y chữa viêm phế quản
Có rất nhiều loại thuốc Tây để điều trị bệnh viêm phế quản, tùy theo từng trường hợp sẽ có kê đơn khác nhau, một số thuốc dùng nhiều nhất là:
- Thuốc giảm đau và hạ sốt: Sử dụng khi bệnh nhân có khác triệu chứng của bệnh viêm phế quản, kèm theo đau tức ngực và các cơn sốt dai dẳng không dứt. Thường sẽ dùng acetaminophen cùng ibuprofen.
- Thuốc giãn phế quản: Vùng cơ xung quanh phế quản sẽ được làm giãn rộng hơn để tạo sự thông thoáng cho đường thở đồng thời từ đó đẩy dịch này ra bên ngoài dễ hơn phế quản không còn bị tắc nghẽn. Chủ yếu nhất vẫn là sử dụng thuốc Proventil (albuterol) .
- Thuốc kháng sinh: Khi viêm phế quản được xác định xảy ra với các loại vi khuẩn và virus, bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng kháng sinh. Tùy theo từng trường hợp xét có những loại kháng sinh với liều lượng khác nhau.
- Thuốc có tác dụng làm thông mũi: Để làm loãng dịch nhầy cũng như đẩy ra bên ngoài dễ dàng, một số loại thuốc sẽ được kê đơn cho bệnh nhân. Khi này, người bệnh có thể dùng Sudafed (pseudoephedrine), Afrin (oxymetazoline).
- Nhóm thuốc Steroid đường uống: Chỉ sử dụng nhóm thuốc này khi bệnh nhân mắc viêm phế quản ở giai đoạn nặng, các loại thuốc thông thường không thể cho tác dụng như mong muốn.
Nhìn chung, các loại thuốc Tây đều giúp điều trị bệnh viêm phế quản rất nhanh chóng, tác động rõ rệt, mạnh mẽ ngay khi đi vào cơ thể. Nhưng thuốc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ khi bệnh nhân uống quá liều, dùng sai cách hoặc tùy ý thích hợp các loại thuốc khác nhau. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối phải tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn từ bác sĩ.
Thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y để điều trị viêm phế quản được dùng nhiều nhất hiện nay là:
Bài thuốc số 1:
- Vị thuốc: Sinh khương, tô diệp, hạnh nhân, tiền hồ, cát cánh, cam thảo, phục linh, tô diệp, chỉ xác, bán hạn chế.
- Cách dùng: Các vị thuốc đã chuẩn bị sẽ cho vào trong ấm, thêm khoảng 600 - 700ml nước, sắc cho tới khi cạn còn khoảng 200ml. Bệnh nhân lấy thuốc chia làm 2 bữa, uống vào các buổi sáng tối đều đặn cho tới khi viêm phế quản khỏi hẳn.
Bài thuốc số 2:
- Vị thuốc: Xuyên bối mẫu, hạnh nhân, tang diệp, cam thảo, tiền hồ, cát cánh, đậu xị, sa sâm, chi tử.
- Cách dùng: Thuốc cần sắc với 6 bát con nước, cho sôi đều trong khoảng 30 phút. Sau đó bệnh nhân lấy nước thuốc chia uống vào buổi sáng và buổi tối hàng ngày, tuyệt đối không được để thuốc qua đêm sẽ làm giảm hiệu quả.
Bài thuốc số 3:
- Vị thuốc: Ngưu bàng tử, đẳng sâm, bạch truật, thương truật, hậu phác, trần bì, phục linh, ý dĩ, đại táo, cam thảo, bán hạn chế, sinh khương.
- Cách dùng: Thuốc đem sắc với 5 bát con nước, đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 1 bát sẽ lấy ra và uống hết trong ngày. Nên chia thuốc làm 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, sử dụng đều đặn đến khi hết liệu trình.
Bài thuốc số 4:
- Vị thuốc: Tế tân, ma hoàng, bán hạn chế, cam thảo, can khương, bạch thược, quế chi, ngũ vị tử.
- Cách dùng: Mỗi ngày bệnh nhân sắc 1 thang thuốc với 700ml nước, để nước thuốc sôi ở lửa liu riu trong khoảng 45 phút. Sau đó tắt bếp và chắt nước thuốc ra uống hết trong ngày.
Mẹo dân gian
Trong dân gian có một số cách điều trị bệnh viêm phế quản khá hiệu quả, ví dụ:
- Mật ong: Bệnh nhân lấy một thìa mật ong, 1/4 quả chanh. Vắt nước cốt chanh vào nước ấm, thêm mật ong rồi khuấy đều. Nên uống mỗi ngày 2 lần để bệnh viêm phế quản có thể dịu đi nhanh chóng, đờm cũng tan dễ hơn.
- Lê chưng: Cần có 1 quả lê, 1 thìa mật ong, 1 nhánh tỏi và 1 củ gừng. Lê rửa sạch sẽ, gọt bỏ lớp vỏ và thái thành hạt lựu, gừng cũng cạo vỏ thái chỉ nhỏ, tỏi bóc vỏ và đập dập. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu đã có vào trong bát, đem hấp cách thủy khoảng 20 phút. Bệnh nhân uống cả phần nước và ăn bã để rượu viêm nhanh hơn.
- Nước gừng: Chuẩn bị khoảng 500g gừng tươi, rửa sạch, không cần cạo vỏ, bệnh nhân thái thành các miếng nhỏ rồi đem xay nhuyễn để ép lấy nước cốt. Nước gừng sẽ hòa cùng 200ml mật ong thật đều, sau đó đem lên bếp đun tới khi hỗn hợp đã sánh đặc lại. Cho hỗn hợp vào bình thủy tinh sau khi đã nguội hẳn, đậy nắp kín. Hàng ngày, lấy ra 1 thìa nhỏ và hòa nước ấm uống vào buổi sáng và buổi tối.
- Tinh dầu bạch đàn: Bệnh nhân hãy lấy tinh dầu bạch đàn cho vào máy xông để trong phòng ngủ. Ngoài ra, có thể nấu 1 nồi nước sôi rồi nhỏ tinh dầu, sau đó chùm khăn bông kín nồi cùng đầu để hít lấy hơi nóng.
Các mẹo chữa viêm phế quản tại nhà cho kết quả tốt và an toàn, nhưng sẽ chỉ phù hợp khi bệnh nhân ở thể nhẹ. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và có các biến chứng, những phương pháp trên không thể cho kết quả như mong muốn, cần phải áp dụng các biện pháp điều trị mạnh hơn.
Phòng tránh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản có thể phòng tránh hiệu quả khi áp dụng những biện pháp chăm sóc cơ thể sau đây:
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt khi phải tiếp xúc với những nơi nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm, độc hại, các loại nấm mốc, chất tẩy rửa, phấn hoa, lông động vật.
- Đảm bảo cơ thể được giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, ngoài ra giai đoạn giao mùa là yếu tố rất dễ gây ra viêm phế quản và nhiều bệnh lý hô hấp khác.
- Vệ sinh răng miệng và họng sạch sẽ hàng ngày, nên sử dụng nước muối để súc họng nhằm tiêu diệt hết các vi khuẩn virus có hại.
- Không hút thuốc hay các chất kích thích khác, tránh để trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc lá. Vì lúc này, hệ thống hô hấp và miễn dịch của trẻ chưa thật sự hoàn thiện, khả năng bị mắc bệnh là rất cao.
- Nên tránh các loại đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, nhiều gia vị cay nóng, các thực phẩm mặn, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn.
- Cung cấp cho cơ thể khoáng chất, vitamin thiết yếu vào các bữa ăn hàng ngày. Đảm bảo có đủ dưỡng chất để tăng cường khả năng miễn dịch và đề kháng, dễ dàng chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao chức năng hoạt động cho hệ thống hô hấp và sức khỏe tổng thể.
- Uống 2 lít nước mỗi ngày, có thể kết hợp các loại nước ép từ rau củ quả sẽ rất tốt cho cơ thể, đồng thời không uống các đồ uống lạnh hoặc các thức uống có cồn
- Nếu bị bệnh ở đường hô hấp, bệnh nhân cần sớm đến bệnh viện thăm khám và chữa trị dứt điểm. Như vậy sẽ hạn chế tối đa nguy cơ hình thành viêm phế quản.
Viêm phế quản có thể điều trị nhanh chóng hay không còn tùy thuộc rất nhiều và cách bệnh nhân chăm sóc sức khỏe hàng ngày, cũng như sự nghiêm túc trong việc tuân thủ liệu trình điều trị của các bác sĩ. Người bệnh không nên mang tâm lý chủ quan để bệnh tự khỏi. Vì lúc này, viêm nhiễm sẽ ngày càng nặng nề hơn và xảy ra không ít biến chứng nguy hiểm, phế quản không còn khả năng phục hồi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!