4 Phương Pháp Vật Lý Trị Liệu Tràn Dịch Khớp Gối Hiệu Quả

Rất nhiều bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối lựa chọn vật lý trị liệu để phục hồi tổn thương và lấy lại khả năng vận động nhanh chóng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Mặc dù có độ an toàn cao, tuy nhiên người bệnh cần thực hiện đúng kỹ thuật và tuân thủ một số lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu 5 bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối được chuyên gia đánh giá cao.

Tác dụng của vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối là hiện tượng tích tụ chất lỏng trong ổ khớp, thường do màng hoạt dịch bị kích thích làm răng tiết dịch nhờn nhiều hơn so với bình thường. Bệnh nhân tràn dịch khớp gối thường có biểu hiện sưng to ở đầu gối kèm đau nhức, co cứng cơ xương khớp, hạn chế vận động.

ệnh nhân tràn dịch khớp gối thường có biểu hiện sưng to ở đầu gối kèm đau nhức
ệnh nhân tràn dịch khớp gối thường có biểu hiện sưng to ở đầu gối kèm đau nhức

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tràn dịch khớp gối, trong đó vật lý trị liệu được nhiều người áp dụng. Vật lý trị liệu được hiểu là một nhóm các phương pháp gồm tập thể dục, tăng cường vận động, kích thích vật lý,…

Các chuyên gia cho biết tác dụng của vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bao gồm:

  • Hỗ trợ giảm đau, tránh sưng viêm.
  • Tăng tính linh hoạt cũng như khả năng vận động cho người bệnh.
  • Giúp phục hồi nhanh chóng chức năng của khớp gối sau tổn thương.
  • Hỗ trợ kiểm soát và hạn chế tình trạng tiết dịch.
  • Vật lý trị liệu có thể làm mạnh gân cơ quanh khớp gối, giúp ổn định đầu gối bị tổn thương.
  • Phương pháp này có thể làm chậm quá trình lão hóa khớp gối.
  • Ngăn ngừa những nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối.

4 phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối hiệu quả

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối ít tác dụng phụ và cho hiệu quả tích cực, tuy nhiên người bệnh cần phải tập luyện theo đúng kỹ thuật, có sự hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Liệu pháp chườm lạnh

Chườm lạnh sử dụng nhiệt độ thấp để tác động trực tiếp lên vị trí khớp gối bị tổn thương, nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng khi bị tràn dịch khớp khớp. Đây là biện pháp có tác dụng giảm sưng viêm, đẩy lùi tình trạng đau nhức cho người bệnh, giảm co thắt và cải thiện khả năng vận động.

Biện pháp vật lý trị liệu này chỉ phù hợp với người bị tràn dịch khớp gối mức độ nhẹ, tổn thương sau chấn thương hoặc đầu gối bị phù nề nghiêm trọng. Người bệnh được hướng dẫn chườm lạnh khoảng 20 phút mỗi lần và 2 lần một ngày.

Chườm lạnh có thể giảm nhẹ các triệu chứng khi bị tràn dịch khớp khớp
Chườm lạnh có thể giảm nhẹ các triệu chứng khi bị tràn dịch khớp khớp

Sử dụng nhiệt

Trường hợp tràn dịch khớp gối có thể áp dụng vật lý trị liệu bằng nhiệt để làm giãn mạch, thúc đẩy máu lưu thông dễ dàng. Đặc biệt phương pháp này giúp giúp xương khớp và mô xung quanh vị trí bị tổn thương được thư giãn, từ đó hỗ trợ giảm đau.

Đặc biệt dùng nhiệt trị bệnh sẽ tăng cường chuyển giá dinh dưỡng ở đầu gối, hạn chế co cứng khớp, giảm co thắt, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương, lấy lại khả năng vận động cho bệnh nhân.

Có rất nhiều cách dùng nhiệt điều trị tràn dịch khớp gối, tùy từng trường hợp và mức độ bệnh, bác sĩ có chỉ định riêng:

  • Dùng đệm sưởi chườm ấm.
  • Đắp chườm bằng lá ngải cứu.
  • Ngâm bùn nóng.
  • Đắp paraphin.
  • Dùng tia hồng ngoại.

Điện trị liệu

Một trong những phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối phổ biến, hiệu quả cao là điện trị liệu. Khi điều trị, bác sĩ sẽ dùng điện xung có tần số từ thấp đến trung bình để tác động đến thần kinh điện thông qua da.

Điện trị liệu chữa tràn dịch khớp gối mang đến nhiều công dụng như:

  • Giảm đau nhanh.
  • Kích thích tăng tuần hoàn máu đến khớp gối bị tổn thương.
  • Giảm sưng phù, chống viêm, tăng cường thải trừ các chất chuyển hóa tại chỗ, giải pháp khu vực bị chèn ép gây đau.
  • Hỗ trợ quá trình điều trị tràn dịch khớp gối bằng các phương pháp khác như dùng thuốc, phẫu thuật,…
  • Có khả năng chống viêm cho những trường hợp bị viêm.
  • Đẩy nhanh tốc độ tái tạo sụn khớp bị hỏng.
  • Kéo giãn cơ để tránh co rút cơ.

Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh áp dụng một trong các dòng điện trị liệu sau:

  • Dòng điện một chiều DC: Không chỉ có tác dụng giảm đau mà dòng điện này còn được dùng để điện di các thuốc, điện phân, hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Dòng điện xoay chiều AC: Được sử dụng phổ biến với công dụng kích thích cơ cơ, đẩy lùi cơn đau nhanh chóng.
  • Dòng điện xung PC: Là dòng điện ngắt quãng với những chuỗi xung điện và khoảng nghỉ không có dòng điện xen kẽ nhau. Dòng điện xung có tác dụng trị đau, hạn chế co cơ, kích thích thần kinh dưới da, tăng tuần hoàn máu.
Điện trị liệu là phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối phổ biến
Điện trị liệu là phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối phổ biến

Ngoài sử dụng dòng điện thông thường, điện trị liệu chữa tràn dịch khớp gối còn một số phương thức khác như:

  • Laser: Chiếu đèn laser đến vị trí khớp gối bị tổn thương để giảm đau đớn, làm mềm đầu gối, tránh sưng viêm, phù nề, đặc biệt tăng tốc độ tái tạo tổ chức sụn cho người bệnh.
  • Siêu âm trị liệu: Phương pháp này có thể phục hồi tổn thương xơ sẹo, giảm đau, chống sưng viêm, đẩy nhanh quá trình chữa lành đầu gối bị tổn thương.
  • Sóng ngắn trị liệu: Dùng sóng ngắn để tác động trực tiếp lên vị trí khớp gối bị tổn thương một cách tích cực, giúp tăng cường chuyển giá và kháng viêm, giảm phù nề, đau nhức.
  • Gavanic và Faradic: Phương pháp điện trị liệu với Gavanic và Faradic giúp tăng khả năng cũng như tốc độ hấp thu dược tính từ thuốc, thúc đẩy quá trình điều trị tràn dịch khớp gối một cách an toàn.

Bài tập vật lý trị liệu

Vận động trị liệu là hình thức vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối phổ biến nhất hiện nay. Tùy từng tình trạng khác nhau, người bệnh có thể áp dụng bài tập nhất định nhằm mục đích giảm đau, phục hồi tổn thương và tăng khả năng vận động. Bên cạnh đó, vận động trị liệu còn thúc đẩy lưu thông máu, điều chỉnh quá trình tiết dịch trong ổ khớp, mạnh gân cốt, xương khớp.

Kéo giãn cơ bắp chuối

Bài tập này giúp người bệnh tràn dịch khớp gối đẩy lùi cơn đau nhức khó chịu, giảm co thắt và thúc đẩy khí huyết lưu thông.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh đứng thẳng lưng, cho hai chân song song với nhau.
  • Bước chân trái lên trước, cho người hơi nghiêng về phía trước.
  • Hai tay vịn vào lưng ghế, chú ý giữ lưng thẳng, lúc này khuỵu đầu gối bên trái xuống, chân phải giữ thẳng.
  • Nên thực hiện động tác này khoảng 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu và lặp lại tương tự với bên còn lại.
Bài tập này giúp người bệnh tràn dịch khớp gối đẩy lùi cơn đau nhức khó chịu
Bài tập này giúp người bệnh tràn dịch khớp gối đẩy lùi cơn đau nhức khó chịu

Bài tập làm tăng sức mạnh cơ đùi bên hông

Đây là bài tập hỗ trợ tăng sức mạnh cho cơ tại đùi phía bên hông, từ đó tăng thêm độ cứng cáp, linh hoạt cho khớp gối, giúp cải thiện tình trạng đau nhức.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên nằm nghiêng ra mặt sàn phẳng hoặc trên giường.
  • Cho hai chân duỗi thẳng, từ từ nâng một chân lên cao để tạo thành góc 60 độ so với mặt sàn.
  • Người bệnh giữ nguyên tư thế này trong 5 giây thì hạ chân, trở về trạng thái ban đầu.
  • Nên thực hiện động tác khoảng 10 lần cho một bên chân, lặp lại 3 lần tập trong một ngày.

Bài tập cơ đùi trước

Cơ đùi trước có mối liên hệ trực tiếp với khớp gối, do đó khi tác động vào cơ này có thể làm dịu cơn đau rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân bắt đầu ở tư thế nằm ngửa trên mặt sàn, co một bên chân, chân còn lại duỗi thẳng.
  • Tiếp đến từ từ nâng chân duỗi thẳng lên cao, tạo thành góc 60 độ so với mặt phẳng, giữ nguyên trong thời gian 5 giây thì hạ xuống từ từ.
  • Cần lặp lại động tác này mỗi chân từ 5 – 10 lần và thực hiện 3 đợt tập để đạt hiệu quả tốt nhất.

Kéo giãn cơ đùi sau

Bài tập kéo giãn cơ đùi sau có tác dụng giảm co thắt, giảm co cứng cơ, từ đó giảm lực tác động lên khớp gối.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu với tư thế nằm ngửa trên mặt sàn hoặc trên giường rồi co chân phải và nâng chân trái lên cao.
  • Dùng hai tay giữ cố định khớp gối của chân đang giơ lên cao, từ từ kéo nhẹ về phía thân người.
  • Chú ý hướng mũi chân trái xuống dưới để kéo giãn cơ đùi tốt hơn.
  • Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây rồi trở về tư thế chuẩn bị ban đầu, lặp lại mỗi bên 2 lần.
Bài tập kéo giãn cơ đùi sau có tác dụng giảm co thắt, giảm co cứng cơ
Bài tập kéo giãn cơ đùi sau có tác dụng giảm co thắt, giảm co cứng cơ

Lưu ý khi áp dụng vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối cho hiệu quả tốt và hạn chế gặp tác dụng phụ, tuy nhiên để đẩy nhanh quá trình phục hồi và đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn cần chú ý:

  • Nên thăm khám để bác sĩ xác định mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, kiểm tra phần khớp gối bị tràn dịch để tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
  • Trong quá trình áp dụng vật lý trị liệu cần có sự hỗ trợ, giám sát của chuyên gia, đặc biệt là điện và nhiệt trị liệu.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc trong quá trình vật lý trị liệu nhằm tăng hiệu quả điều trị.
  • Với bài tập vận động, chú ý cường độ tập luyện sẽ dựa vào tình trạng của đầu gối. Bài tập cơ cơ, khớp không nên thực hiện liên tục quá 20 lần.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu cảm giác đau nhức dữ dội hoặc bị chấn thương khi áp dụng vật lý trị liệu.
  • Để đạt được kết quả tốt nhất cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ưu tiên thực phẩm tốt cho người bệnh xương khớp như rau xanh, trái cây giàu vitamin, hải sản, các loại hạt,…
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định, không nên để thừa cân, béo phì dễ tạo áp lực khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối hiện nay đang được áp dụng phổ biến và cho hiệu quả tích cực. Tốt nhất bạn nên thăm khám, trao đổi trực tiếp với bác sĩ và tuân thủ đúng chỉ định để sớm phục hồi tổn thương, lấy lại chức năng khớp gối cũng như tránh nguy cơ gặp rủi ro, biến chứng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo