5 Thuốc Ức Chế Miễn Dịch Phổ Biến Và Cách Sử Dụng

Thuốc ức chế hệ miễn dịch được sử dụng nhằm mục đích giảm hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể, ngăn sự phát triển của một số bệnh lý. Để có những thông tin chi tiết về một số loại thuốc phổ biến thường dùng trong trường hợp này, bạn đọc đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây. 

Thuốc ức chế hệ miễn dịch là gì?

Miễn dịch là quá trình cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Nếu đáp ứng miễn dịch suy giảm cần dùng thuốc tăng cường miễn dịch, tuy nhiên khi quá trình này xảy ra quá mức, người bệnh phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

Thuốc ức chế miễn dịch có công dụng làm giảm tác động của hệ miễn dịch trong cơ thể. Loại thuốc này thường được dùng phổ biến sau các ca phẫu thuật ghép nội tạng nhằm mục đích tránh sự đào thải. Đặc biệt thuốc ức chế miễn dịch còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số loại bệnh tự miễn khi các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả như mong đợi.

Thuốc ức chế miễn dịch có công dụng làm giảm tác động của hệ miễn dịch trong cơ thể
Thuốc ức chế miễn dịch có công dụng làm giảm tác động của hệ miễn dịch trong cơ thể

5 loại thuốc ức chế miễn dịch phổ biến nhất

Hiện nay có đa dạng các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch để dùng cho những trường hợp bệnh lý khác nhau. Dưới đây sẽ gợi ý đến bạn 6 loại thuốc phổ biến nhất:

Methotrexate

Methotrexate có khả năng làm giảm đi một phần khả năng tự miễn dịch của cơ thể, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh tự miễn. Loại thuốc này thường dùng để dự phòng các đợt cấp của bệnh lý tự miễn, đồng thời hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng.

Công dụng:

  • Cản trở quá trình tăng trưởng của một số tế bào trong cơ thể, nhất là tế bào có khả năng tăng sinh nhanh chóng.
  • Methotrexate hỗ trợ phòng chống ung thư.
  • Methotrexate giúp ức chế hệ miễn dịch đang hoạt động quá mức.
  • Điều trị viêm khớp.

Tác dụng:

  • Điều trị ung thư gồm u mô mềm, u xương, bệnh bạch cầu cấp tính, u lympho, u vú, u phổi, ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư biểu mô.
  • Điều trị tính trạng viêm khớp dạng thấp cho người lớn.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên.
  • Điều trị vảy nến, bệnh Crohn nhẹ đến trung bình.
Loại thuốc này thường dùng để dự phòng các đợt cấp của bệnh lý tự miễn
Loại thuốc này thường dùng để dự phòng các đợt cấp của bệnh lý tự miễn

Liều dùng với người lớn:

  • Liều khởi đầu là 7,5mg (tương đương 3,75ml) một lần/tuần.
  • Liều tăng thêm 2,5mg (tương đương 1, 25ml) mỗi tuần.
  • Liều tối đa là 25mg (tương đương 12,5ml) một tuần.
  • Khả năng đáp ứng điều trị của Methotrexat là 4 – 8 tuần.

Liều dùng với trẻ em:

  • Liều thông thường từ 10 – 15mg (tương đương 5 – 7,5ml)/m2 diện tích bề mặt cơ thể (BSA)/tuần.
  • Nếu điều trị chịu nhiệt, có thể tăng lên 20mg (tương đương 10ml)/m2 diện tích bề mặt cơ thể/tuần.

Chống chỉ định:

  • Trường hợp quá mẫn hoặc dị ứng với thành phần trong Methotrexate.
  • Bị suy gan hoặc suy thận nặng.
  • Bị nghiện rượu.
  • Rối loạn về máu.
  • Nhiễm trùng nặng.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú không nên dùng Methotrexate.

Tác dụng phụ:

  • Nhiễm trùng cơ hội.
  • Rối loạn tạo máu.
  • Dị ứng.
  • Sốc phản vệ.
  • Mệt mỏi.
  • Đau đầu.
  • Buồn ngủ.
  • Tiêu chảy.
  • Viêm phổi.
  • Viêm phế nang kẽ.
  • Giảm bạch cầu, tiểu cầu.

Thuốc ức chế hệ miễn dịch Azathioprine

Thuốc Azathioprine thuộc nhóm ức chế miễn dịch, thường dùng cho bệnh nhân sau khi cấy ghép tạng hoặc bị viêm khớp dạng thấp. Thuốc có khả năng làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể để chấp nhận bộ phận mới cấy ghép.

Công dụng:

  • Phòng ngừa hiện tượng thải bỏ mô ghép sau phẫu thuật.
  • Điều trị bệnh viêm ruột, viêm khớp dạng thấp.

Liều dùng Azathioprine cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp:

  • Liều khởi đầu là 1mg/kg, chia thành 1 – 2 lần trong ngày, dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Liều tối đa là 2,5mg/kg/ngày dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Thời gian sử dụng Azathioprine ít nhất là 12 tuần.

Liều dùng cho bệnh nhân bị Crohn: 1,5 – 4mg/kg/ngày.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn, dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Azathioprine.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc này.

Tác dụng phụ:

  • Giảm bạch cầu.
  • Có khả năng nhiễm trùng.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Chán ăn.
  • Ức chế tủy xương.
  • Nhiễm độc gan.
  • Mệt mỏi, rụng tóc, đau khớp là triệu chứng ít gặp.
Thuốc Azathioprine có tác dụng phụ là gây buồn nôn
Thuốc Azathioprine có tác dụng phụ là gây buồn nôn

Cyclosporine

Cyclosporine cũng là thuốc ức chế hệ miễn dịch được điều chế ở dạng nang chứa chất lỏng, dung dịch, ống tiêm truyền tĩnh mạch.

Công dụng:

  • Cyclosporine điều trị viêm khớp dạng thấp ở mức độ nặng.
  • Điều trị vảy nến lan rộng, không đáp ứng tốt với thuốc Methotrexate.
  • Loại thuốc này dùng để điều trị hội chứng thận hư do bệnh ở tiểu cầu thận.
  • Phòng ngừa quá trình đào thải mảnh ghép ở thận, gan, tim, tủy xương,…

Liều dùng ở người lớn:

  • Liều bắt đầu là 10 – 15mg/kg/lần, dùng 4 – 12 giờ trước khi ghép tạng. Trong 1 – 2 tuần sau khi phẫu thuật dùng 10 – 15mg/kg/ngày.
  • Đối tượng không dung nạp Cyclosporine đường uống, cần tiêm truyền tĩnh mạch với liều bằng ⅓ liều uống, truyền chậm trong tối thiểu 2 – 6 giờ.

Liều dùng Cyclosporine cho bệnh nhân ghép tủy:

  • Liều khởi đầu là 3 – 5mg/kg/ngày, dùng trước khi ghép 1 ngày theo đường tiêm truyền tĩnh mạch, duy trì trong 2 tuần.
  • Trong 3 – 6 tháng tiếp theo dùng Cyclosporine theo đường uống với liều 12,5mg/kg/ngày.

Liều dùng cho bệnh nhân vảy nến: Khởi đầu là 2,5mg/kg/ngày, tối đa 4mg/kg/ngày.

Liều dùng khi điều trị hội chứng thận hư: Liều khuyến cáo là 5mg/kg/ngày, chia thành 2 lần uống.

Liều dùng cho trẻ em bị hội chứng suy thận: 6mg/kg/ngày nếu chức năng thận bình thường.

Cyclosporine cũng là thuốc ức chế hệ miễn dịch được điều chế ở dạng nang
Cyclosporine cũng là thuốc ức chế hệ miễn dịch được điều chế ở dạng nang

Chống chỉ định:

  • Đối tượng quá mẫn hoặc dị ứng với thành phần có trong Cyclosporine.
  • Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh vảy nến bị suy giảm chức năng thận.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp không được kiểm soát không dùng Cyclosporine.

Tác dụng phụ:

  • Phát ban, khó thở.
  • Sưng môi, sưng ở mặt, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Sốt.
  • Đổ mồ hôi.
  • Lở loét ở miệng và họng.
  • Đau nhức người.
  • Sút cân.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Giảm thị lực.
  • Dễ bầm tím.
  • Tim đập nhanh.
  • Đau bên hông hoặc lưng dưới.
  • Tiêu chảy ra máu.
  • Động kinh.

Thuốc ức chế hệ miễn dịch Corticosteroid

Corticosteroid có khả năng ức chế hệ miễn dịch, chống viêm, giảm kích ứng và dị ứng, thường được dùng cho bệnh nhân hen suyễn, nổi mề đay, bệnh tự miễn.

Công dụng:

  • Điều trị bệnh về máu như thiếu máu tan huyết, đa u tủy, bệnh bạch cầu Lymphoma.
  • Điều trị bệnh nội tiết như Addison, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.
  • Điều trị bệnh tiêu hóa như Crohn, viêm loét đại tràng.
  • Điều trị bệnh viêm nhiễm như viêm dây thần kinh thị giác, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào.
  • Điều trị bệnh xương khớp như viêm gân, viêm xương khớp, gout, đa xơ cứng, thấp khớp, lupus ban đỏ,….
  • Điều trị bệnh về da như phù mạch, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, mề đay,…
  • Điều trị bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sốc phản vệ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,…

Cách dùng: Tùy vào từng loại bệnh lý và loại thuốc Corticosteroid mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng cụ thể.

  • Thuốc Corticosteroid dạng tiêm được tiêm trực tiếp vào các khớp hoặc cơ bị tổn thương.
  • Thuốc Corticosteroid dạng bôi thoa trực tiếp ngoài da, ở vị trí bị tổn thương.
  • Thuốc Corticosteroid dạng xịt dùng để hít hoặc xịt mũi.
  • Thuốc Corticosteroid đường uống được dùng để uống trực tiếp với nước.
Thuốc ức chế hệ miễn dịch Corticosteroid có nhiều loại
Thuốc ức chế hệ miễn dịch Corticosteroid có nhiều loại

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Corticosteroid.
  • Người viêm loét dạ dày.
  • Suy tim xung huyết.
  • Nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn và không đáp ứng với kháng sinh.

Tác dụng phụ:

  • Thèm ăn, tăng cân.
  • Suy nhược.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Mờ mắt.
  • Dễ bầm tím.
  • Mặt sưng.
  • Nổi mụn.
  • Loãng xương.
  • Mọc nhiều lông.
  • Kích thích dạ dày.
  • Căng thẳng, bồn chồn.
  • Khó ngủ.
  • Phù nề, sưng tấy.

Tacrolimus

Tacrolimus là một trong những loại thuốc ức chế hệ miễn dịch phổ biến hiện nay, hoạt động theo cơ chế làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể để chấp nhận cơ quan mới được cấy ghép.

Công dụng:

  • Thuốc dùng để ngăn ngừa quá trình đào thải khi ghép gan, thận.
  • Ức chế phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể, làm yếu hệ thống miễn dịch.

Cách dùng:

  • Tacrolimus được dùng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Tùy tình trạng sức khỏe, bệnh lý, đối tượng và cân nặng, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp.

Chống chỉ định:

  • Trường hợp dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong Tacrolimus.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không dùng Tacrolimus.

Tác dụng phụ:

  • Đau nhức đầu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau bụng.
  • Chán ăn.
  • Tiêu chảy.
  • Khó ngủ.
  • Ngứa tê bàn tay, bàn chân.
  • Sưng, nóng đỏ và đau ở vị trí tiêm.
  • Triệu chứng suy tim.
  • Dễ bầm tím.
  • Nhịp tim không đều.
  • Khó thở, ngất xỉu.
  • Tăng huyết áp.
  • Nhiễm trùng não.
Tacrolimus có tác dụng phụ là gây đau đầu
Tacrolimus có tác dụng phụ là gây đau đầu

Thuốc ức chế miễn dịch hiện nay có rất nhiều loại, dùng trong nhiều trường hợp khác nhau, có khả năng điều trị bệnh với hiệu quả cao. Các loại thuốc này đều có khả năng gây ra tác dụng phụ từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng, do đó tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng, cách dùng trong quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo