Ăn Khế Có Tác Dụng Gì Và Nên Ăn Thế Nào Để Đạt Hiệu Quả Cao?

Quả khế đã quá quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta, không chỉ là thứ quả dân giã, được dùng để ăn vặt hoặc chế biến món ăn và khế còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh. Vậy thực tế ăn khế có tác dụng gì và nên ăn thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Nội dung được đề cập ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này.

Ăn khế có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Khế là loại quả có vị chua ngọt với hình dáng như ngôi sao 5 cánh. Quả khế rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, có thể dùng để ăn như một loại trái cây hoặc sử dụng trong chế biến món ăn. Mặc dù quen thuộc nhưng thực tế không phải ai cũng biết công dụng của loại quả này. Vậy thực tế ăn khế có tác dụng gì với sức khỏe?

Ăn khế có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết
Ăn khế có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết

Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong khế

Các chuyên gia cho biết khế là thứ quả cung cấp hàm lượng lớn chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C dồi dào cho cơ thể. Theo như nghiên cứu, những thành phần dưỡng chất trong 1 quả khế bao gồm:

  • Chất xơ 3g.
  • Chất đạm 1g.
  • Vitamin C 52%.
  • Đồng 6%.
  • Vitamin B5 4%.
  • Folate 3%.
  • Kali 3%.
  • Magie 2%.

Ăn khế có tác dụng gì?

Dù khế xuất hiện rất nhiều trong các bữa ăn hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết ăn khế có tác dụng gì. Dưới đây là những lợi ích của việc ăn khế đã được nghiên cứu và chứng minh:

  • Giải độc cơ thể: Quả khế có tính lợi tiểu, hỗ trợ loại bỏ chất độc, cặn bẩn và lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể, từ đó làm sạch gan, thận tốt hơn.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Nhờ thành phần vitamin B riboflavin và axit folic mà loại quả này có khả năng điều chỉnh quá trình trao đổi chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
  • Chống viêm loét: Y học cổ truyền có ghi chép rằng các hoạt chất trong khế có khả năng chống viêm loét, đặc biệt là flavonoid và terpenoid. Bên cạnh đó vitamin C, epicatechin và axit gallic cũng hỗ trợ điều trị viêm loét miệng hiệu quả.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Nếu bạn đang thắc mắc ăn khế có tác dụng gì thì câu trả lời chính là cải thiện sức khỏe tim mạch. Hàm lượng kali, natri dồi dào trong khế chính là những chất điện giải cần thiết để điều hòa huyết áp, nâng cao sức khỏe của hệ tim mạch.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Đây là loại quả có chứa hàm lượng lớn magie – vi khoáng có khả năng kích hoạt axit gamma aminobutyric để nâng cao chất lượng giấc ngủ
  • Chữa cảm, kháng khuẩn: Khế từ lâu đã được biết đến với công dụng chữa ho, cảm, sốt, đau họng, đặc biệt người ta thường dùng lá khế để kháng viêm, diệt khuẩn, chữa nổi mề đay, mẩn ngứa, viêm nhiễm, ung nhọt, viêm da có mủ, viêm loét dạ dày,…
  • Đẩy lùi bệnh gout: Một trong những lợi ích quan trọng khi ăn khế đó là hỗ trợ đẩy lùi bệnh gout. Trong thành phần của khế có chứa hàm lượng acid oxalic thấp, có thể ức chế quá trình sản sinh axit uric trong máu. Đồng thời các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, natri, vitamin nhóm B (B1, B6, B12), vitamin K, A, P, C trong khế còn giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại tác nhân gây hại từ môi trường.

ĐỌC NGAY: Chuyên gia chỉ điểm cách chữa dứt điểm bệnh Gout mà không cần dùng thuốc tây

Quả khế có tính lợi tiểu, hỗ trợ loại bỏ chất độc, cặn bẩn
Quả khế có tính lợi tiểu, hỗ trợ loại bỏ chất độc, cặn bẩn

Một số cách dùng khế đúng để đạt hiệu quả cao

Ăn khế mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe tổng thể, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh, tuy nhiên cần biết cách dùng đúng mới đạt được hiệu quả cao. Ngoài việc ăn trực tiếp như một loại trái cây bình thường, bạn có thể dùng khế chữa bệnh với những cách làm đơn giản.

Nước ép khế:

  • Bạn chuẩn bị 3 quả khế ngọt, mang rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Tiếp đến hãy thái mỏng, cho vào máy ép để lấy phần nước cốt.
  • Mỗi ngày nên uống nước ép khế 1 lần sau khi ăn và kiên trì khoảng 15 ngày để cảm nhận được công dụng của nó.

Nước khế khô:

  • Bạn cũng chuẩn bị 3 quả khế ngọt, mang rửa sạch, để ráo nước.
  • Thái mỏng quả khế thành từng lát, mang phơi khô từ 3 – 4 nắng hoặc sấy khô và bảo quản trong túi sạch để dùng dần.
  • Mỗi khi cần sử dụng, bạn lấy 1 nắm khế khô cho vào nồi, thêm 500ml nước để đun trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn khoảng nửa lượng nước ban đầu thì tắt bếp.
  • Uống nước khế khô mỗi ngày 1 lần và kiên trì ít nhất 30 ngày để cảm nhận hiệu quả rõ rệt.

ĐỌC THÊM: Bài thuốc Gout Đỗ Minh chiết xuất từ tinh hoa thảo dược tự nhiên, chữa dứt điểm bệnh gout

Nước khế ngọt và trứng gà:

  • Cần chuẩn bị 1 quả khế ngọt và 1 quả trứng gà.
  • Khế mang rửa sạch, chờ ráo nước và thái thành lát mỏng.
  • Bạn cho vào máy ép để ép nước, chắt phần nước cốt cho vào cốc.
  • Tiếp đến cho lòng đỏ trứng gà vào cốc, khuấy đều cùng nước khế.
  • Mỗi ngày nên dùng 1 lần và áp dụng ít nhất 15 ngày để các triệu chứng của bệnh thuyên giảm dần.

Mặc dù quả khế cho hiệu quả cải thiện bệnh tốt và cách thực hiện vô cùng đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn khế thường xuyên. Các chuyên gia cho biết một số đối tượng không nên ăn khế đó là:

  • Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn khế ngọt.
  • Trường hợp đau dạ dày tránh ăn khế vì lượng axit trong loại quả này dễ bào mòn niêm mạc bao tử khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đối tượng đang dùng các loại thuốc Đông – Tây y trị bệnh.
Có nhiều cách ăn khế đơn giản, hiệu quả
Có nhiều cách ăn khế đơn giản, hiệu quả

Lưu ý quan trọng khi dùng khế chữa bệnh

Để dùng khế an toàn, tránh tác dụng phụ và cho hiệu quả cao nhất, bạn cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên dùng với hàm lượng vừa đủ, không lạm dụng quá nhiều để tránh cản trở quá trình hấp thụ canxi từ thực phẩm khác.
  • Khế chỉ mang tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, không thể điều trị bệnh.
  • Trong trường hợp bị bệnh, tốt nhất người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra, hướng dẫn phương pháp điều trị tốt nhất.
  • Ăn khế có thể gây ra tác dụng phụ như tăng đường huyết, đau dạ dày, khó tiêu, sỏi thận và một số biến chứng khác, do đó cần hết sức thận trọng, nhanh chóng thông báo cho bác sĩ nếu gặp bất thường.
  • Tuyệt đối không nên ăn khế khi đói.
  • Bên cạnh việc ăn khế, nên kết hợp cùng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt khoa học để cải thiện bệnh tình tốt hơn.

Trên đây là câu trả lời giải đáp cho thắc mắc ăn khế có tác dụng gì và làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng, tuy nhiên không nên lạm dụng và không quá kỳ vọng về việc ăn khế sẽ chữa được bệnh. Tốt nhất nếu bị bệnh hãy thăm khám bác sĩ và tuân thủ đúng phác đồ điều trị được đưa ra.

CHUYÊN GIA ĐANG ONLINE 

NHẮN TIN TƯ VẤN VỀ BỆNH GOUT MIỄN PHÍ 

Ăn Khế Có Tác Dụng Gì Và Nên Ăn Thế Nào Để Đạt Hiệu Quả Cao?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo