Thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra những cơn đau nhức nặng nề, ảnh hưởng tới quá trình lao động cũng như khả năng vận động của bệnh nhân. Để điều trị bệnh hiệu quả, cần xác định chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh lý, áp dụng những phương pháp cải thiện sức khỏe phù hợp theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Định nghĩa thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng tổn thương ở các đốt sống tại khu vực thắt lưng, chủ yếu tại vị trí xương dưới sụn và sụn khớp. Các phần đĩa đệm, màng hoạt dịch đồng thời cũng sẽ bị ảnh hưởng, bệnh nhân suy giảm sức khỏe rõ rệt.
Theo đó, đây là dạng bệnh mãn tính, có quá trình phát triển khá âm thầm và sẽ khó phát hiện ngay từ giai đoạn đầu. Nếu để càng lâu dài, bệnh nhân có nguy cơ bị biến dạng đốt sống thắt lưng, mất đi độ đàn hồi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và lao động.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng có thể bị suy giảm chức năng, xảy ra các tổn thương nghiêm trọng dẫn tới thoái hóa bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể tới gồm:
- Ảnh hưởng bởi giới tính: Nữ giới khi tới tuổi tiền mãn kinh sẽ bị suy giảm nội tiết tố mạnh mẽ, lúc này, hệ thống xương khớp sẽ xảy ra nhiều ảnh hưởng, dễ bị mất canxi, xương yếu đi rõ rệt, trong đó cột sống thắt lưng sẽ là vị trí chịu nhiều tác động.
- Người thừa cân béo phì: Khi trọng lượng cơ thể quá lớn, hệ thống xương khớp sẽ chịu rất nhiều sức ép và áp lực, đặc biệt ở phần thắt lưng. Người càng béo phì càng dễ đau mỏi xương, các đốt sống bị chèn ép nhiều về lâu dài sinh ra thoái hóa và cả thoát vị.
- Tuổi tác: Khi tuổi tác càng lớn, quá trình lão hóa tự nhiên sẽ diễn ra rất nhanh chóng, lúc này xương khớp sẽ bị tổn thương, yếu hơn theo thời gian. Cho tới một thời điểm nhất định, các đĩa đệm và đốt sống mất đi chức năng hoạt động vốn có, không còn khả năng nâng đỡ cho trọng lượng cơ thể.
- Tư thế làm việc và nghỉ ngơi: Việc nằm ngủ gục trên bàn, ngủ sai tư tế kết hợp với quá trình lao động nặng nhọc, phải khuân vác quá sức gây nhiều sức ép nặng nề lên cột sống.
- Ăn uống thiếu chất: Với những trường hợp ăn uống thiếu nhiều vitamin D, canxi cùng các loại khoáng chất thiết yếu khác, xương khớp sẽ khó có khả năng tái tạo mật độ xương, dễ thoái hóa, giòn yếu và khó có thể phục hồi.
- Nguyên nhân khác: Thoái hóa cột sống thắt lưng còn có thể xảy ra bởi các chấn thương không được chữa trị kịp thời và đúng cách, di truyền từ cha mẹ, ông bà hoặc mắc các dị tật bẩm sinh.
Đối tượng thoái hóa cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng bị thoái hóa nhiều nhất ở những đối tượng sau đây
- Người mắc bệnh viêm khớp vảy nến, gặp phải các bệnh lý, chấn thương tại cột sống nhưng không được chữa trị kịp thời.
- Người có cân nặng dư thừa lớn, ít vận động.
- Các bệnh nhân từng thực hiện phẫu thuật ở đốt sống.
- Các trường hợp lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích cùng nhiều yếu tố gây hại khác.
- Di truyền từ người thân mắc bệnh thoái hóa trong gia đình.
- Người làm việc văn phòng hoặc công nhân lao động nặng nhọc.
Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng gây ra không ít đau nhức, khó chịu, trong đó những biểu hiện thường gặp nhất phải kể tới gồm:
Đau nhức nặng nề
Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ không tránh khỏi các cơn đau nhức. Đau sẽ bắt đầu từ mức độ âm ỉ, các cơn đau đứt đoạn và không diễn ra thường xuyên ở giai đoạn đầu. Cho tới khi bệnh nặng hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức rõ rệt, đau ngày càng nặng hơn và diễn ra thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong ngày. Khi này, người bệnh sẽ bị gián đoạn giấc ngủ, hạn chế khả năng vận động cũng như lao động hàng ngày.
Giảm sức lực ở chân
Thoái hóa cột sống thắt lưng còn gây ra tình trạng giảm lực ở chân rất rõ rệt do các rễ thần kinh nối tới chân bị chèn ép gây tổn thương. Khi này, người bệnh sẽ bị các cơn tê mỏi, chân không có lực, dễ bị run và hạn chế các động tác vận động mạnh một cách rõ rệt. Việc bưng bê đồ nặng gần như không có khả năng.
Hạn chế khả năng vận động
Khi mắc thoái hóa cột sống thắt lưng, khả năng vận động cơ bản cũng bị hạn chế rất rõ rệt. Bệnh nhân hạn chế ngay cả các động tác cúi người, xoay lưng, vươn người đều bị đau nhức, sức lực yếu và không thể duy trì các tư thế khó khăn quá lâu.
Không thể giữ thăng bằng
Đây cũng là biểu hiện rất thường gặp ở những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Do cột sống là bộ khung nâng đỡ cơ thể, đảm bảo bạn có thể giữ được tư thế thăng bằng và đứng thẳng, nhưng khi xảy ra tổn thương, các đĩa đệm và đốt sống không còn duy trì được chức năng, từ đó mất đi sự điều khiển chủ động việc đảm bảo cơ thể có thể đứng vững. Kéo theo đó sẽ gây ra tình trạng không thể đi đứng bình thường, lưng dễ vẹo sang một bên và vấp ngã bất ngờ.
Ở một số trường hợp khác, bệnh nhân còn có thể bị đau nhức đầu, phần cơ bắp ở chân thường xuyên bị co rút và đau cứng cơ rất khó chịu. Mức độ biểu hiện sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.
Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng nếu không điều trị hiệu quả sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó phải kể tới các biến chứng sau:
- Thị lực suy giảm: Việc chậm trễ trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ gây ra suy giảm thị lực một cách rõ rệt. Người bệnh ngày càng thấy mắt mờ, sưng đau mắt, thường xuyên bị chảy nước mắt không phân biệt thời điểm trong ngày và nặng hơn có thể bị mất khả năng nhìn vĩnh viễn.
- Cột sống biến dạng: Thoái hóa cột sống thắt lưng nếu quá nghiêm trọng sẽ dẫn tới vẹo cột sống, làm người bệnh bị gù lưng, mất tính thẩm mỹ ngoại hình và gây ảnh hưởng nặng nề tới cả tâm lý.
- Hình thành gai cột sống và thoát vị đĩa đệm: Những tổn thương do thoái hóa gây ra có nguy cơ làm bệnh nhân hình thành gai xương và thoát vị đĩa đệm, khi này càng bị đau nhức nặng, thậm chí không còn khả năng phục hồi các đốt sống.
- Bại liệt: Bại liệt xảy ra khi các rễ thần kinh bị chèn ép quá mức, các cơn đau càng về sau càng diễn tiến nặng khiến người bệnh ngại vận động, khó điều khiển chân và rất có khả năng bị bại liệt.
Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng
Việc chẩn đoán rất cần thiết để đưa ra được các biện pháp điều trị hợp lý, giúp người bệnh phục hồi một cách tốt nhất. Cụ thể các cách thăm khám được bác sĩ thực hiện như sau:
Thăm khám lâm sàng:
Trước tiên, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm hỏi về mức độ đau, tần suất xuất hiện của các cơn đau mỏi, có tiền sử bệnh lý hay trong gia đình có người mắc bệnh thoái hóa hay không. Dựa vào một số triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện một số cách thăm khám khác như đánh giá khả năng phản xạ của chân, biên độ vận động của đốt sống thắt lưng cũng như dáng đứng hiện tại của bệnh nhân.
Kỹ thuật hình ảnh:
- Chụp X-quang: Nhằm đánh giá tình trạng của gai xương, cấu trúc đốt sống, đĩa đệm và lỗ liên hợp, chiều cao của các đốt sống,... Qua đó còn có thể nhận biết được biểu hiện gãy cuống đốt sống.
- Chụp CT, MRI: Để đánh giá chi tiết hơn các tổn thương ở đĩa đệm và đốt sống khi X-quang không thể thu được hình ảnh rõ ràng.
- Xét nghiệm máu: Nhằm loại bỏ các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng.
Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Hiện nay, bệnh nhân được hướng dẫn điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y, mẹo dân gian,.... như sau:
Thuốc Tây
Tây y từ lâu đã có rất nhiều phương thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Trong đó những loại thuốc nổi bật nhất được ứng dụng rộng rãi hiện nay là:
- Thuốc ức chế thần kinh: Là nhóm thuốc sử dụng chủ yếu trong mọi đơn điều trị của người bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Thuốc được dùng với công dụng kích thích máu lưu thông tốt hơn, hạn chế các căng thẳng thần kinh, qua đó tủy sống không còn bị chèn ép gây ra đau nhức.
- Nhóm giảm đau: Để có thể chấm dứt các cơn đau một cách tốt nhất, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc giảm đau theo loại và liều lượng cụ thể bởi các bác sĩ. Thuốc phổ biến là các loại: Acetaminophen, Paracetamol, cho khả năng giảm cơn đau nhanh, hạn chế các tổn thương lan rộng. Tuy vậy, bệnh nhân không nên tự ý mua về dùng tại nhà khi các đợt bệnh tái phát, việc sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ vẫn là yêu cầu hàng đầu.
- Nhóm không chứa steroid: Với những trường hợp bị đau nhức nặng và các loại thuốc giảm đau thông thường không cho tác dụng như ý muốn, bệnh nhân sẽ được chỉ định nhóm thuốc chống viêm không chứa thành phần steroid hoặc nhóm Opioid.
- Tiêm Corticosteroid: Trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu viêm do thoái hóa cột sống thắt lưng, thuốc tiêm Corticosteroid sẽ được yêu cầu dùng cho bệnh nhân. Người bệnh sẽ phải tiêm dưới sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ để không xảy ra các phản ứng nghiêm trọng do sai liều lượng.
Phẫu thuật chữa trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Khi bệnh tiến triển nặng, việc sử dụng thuốc không thể giúp bệnh nhân kiểm soát các cơn đau và phục hồi các phần bị tổn thương, việc phẫu thuật sẽ được chỉ định. Theo đó, các trường hợp sau đây cần phải nhanh chóng tiến hành các kỹ thuật mổ:
- Bệnh nhân đã bị trượt các đốt sống khỏi trục cố định ban đầu.
- Mất kiểm soát chức năng tại bàng quang, ruột.
- Đĩa đệm mất hoàn toàn chức năng, không còn tác dụng nâng đỡ và tạo độ đàn hồi.
- Dây thần kinh chịu sức ép lớn dẫn tới tê liệt tạm thời.
Vật lý trị liệu
Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phục hồi các đốt sống và đĩa đệm, các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện các bài tập vật lý trị liệu. Phương pháp này sẽ cho tác dụng từ từ nhưng lâu dài, có tính an toàn cao và cũng dễ dàng thực hiện.
Nếu áp dụng đúng kỹ thuật, khả năng vận động của bệnh nhân sẽ được cải thiện rõ rệt, cột sống không còn chịu nhiều sức ép, rễ thần kinh được giải tỏa áp lực và bệnh nhân có thể phục hồi lại chức năng vận động.
Một số kỹ thuật vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến nhất là: Kéo giãn cột sống, tia hồng ngoại, kích thích điện, sóng siêu âm, bùn nóng hoặc suối khoáng nóng.
Mẹo dân gian
Với các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng ở mức độ nhẹ, có thể tham khảo thêm một số cách chữa trong dân gian như:
- Xương rồng: Bệnh nhân chuẩn bị một vài lá xương rồng ba chia, rửa sạch và gọt bỏ hết phần gai. Cho xương rồng vào ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút rồi nướng trên bếp lửa cho xém cạnh. Sau đó chườm trực tiếp xương rồng lên vùng thắt lưng đang bị đau mỗi ngày 1 lần.
- Lá lốt: Dùng một nắm lá lốt ngâm nước muối và rửa sạch, sau đó đem nấu cùng một lượng nước vừa đủ. Phần nước thu được sẽ dùng để uống hết trong ngày cho tới khi đợt bệnh bùng phát chấm dứt.
- Rễ cây nhàu: Chuẩn bị khoảng 15g rễ nhàu, rửa sạch và đem sắc với lượng nước vừa đủ. Uống nước rễ nhàu khi còn ấm mỗi ngày để cơn đau thuyên giảm tốt nhất.
Thuốc Đông y
Đông y có khá nhiều bài thuốc điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, giúp giảm đau nhức, tăng cường lưu thông máu tới vùng thắt lưng. Những bài thuốc cho công dụng tốt nhất gồm:
Bài thuốc số 1:
- Dược liệu: Thạch cao, hy thiêm, xuyên khung, đỗ trọng, cẩu tích, quế chi, phòng phong, vương cốt đằng, chi mẫu, hoàng cầm, thạch cao.
- Cách dùng: Mang thuốc sắc với 6 bát nước cho đến khi cạn còn 2 bát. Chắt thuốc ra uống lúc còn ấm để có thể đạt được công dụng tốt nhất.
Bài thuốc số 2:
- Dược liệu: Cát căn, hoàng cầm, sinh khương, quế chi, xích linh, đương quy, cam thảo, tần giao, phòng phong.
- Cách dùng: Thuốc sắc với lượng nước vừa đủ, mỗi ngày 1 thang uống theo liệu trình được hướng dẫn.
Phòng tránh thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể phòng ngừa được khi có các cách chăm sóc sức khỏe như sau:
- Hạn chế ngồi làm việc một chỗ quá lâu, ít vận động hoặc mang vác đồ vật nặng sai cách khiến cột sống tổn thương.
- Phân chia thời gian nghỉ ngơi và làm việc sao cho hợp lý, tránh để cột sống chịu nhiều áp lực lớn.
- Nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày, có thể thực hiện các bộ môn như yoga, đi bộ, bơi lội, ngồi thiền,... Điều này sẽ giúp thư giãn gân cốt, giải tỏa áp lực ở đĩa đệm và dây chằng, hạn chế hình thành các tổn thương ở cột sống.
- Có chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp đầy đủ vitamin D, canxi và các khoáng chất cần thiết khác để xương khớp luôn được khỏe mạnh.
- Khi thấy cột sống có những dấu hiệu đau nhức bất thường, cần sớm tới bệnh viện thăm khám và tiến hành trị liệu theo chỉ dẫn của các bác sĩ, tránh để biến chứng thành bệnh thoái hóa.
Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không chữa trị kịp thời. Do đó, người bệnh cần chủ động tới các cơ sở y tế để thăm khám, áp dụng đúng phác đồ chữa trị của các bác sĩ và kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt thật lành mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!