Thuốc Artrodar Có Tốt Không? Công Dụng Và Giá Bán Chi Tiết

Thuốc Artrodar thuộc nhóm Anthraquinone, thường dùng trong phác đồ điều trị những vấn đề liên quan đến xương khớp. Hiện nay dược phẩm này đang rất phổ biến do mang đến hiệu quả cao trong việc giảm đau, kháng viêm. Để tránh tác dụng phụ không mong muốn cũng như đạt được kết quả tốt nhất, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thông tin liên quan đến thành phần, công dụng, cách dùng và giá bán sản phẩm được đề cập ở bài viết dưới đây. 

Một số thông tin cần biết về thuốc Artrodar

Thuốc Artrodar thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid, được nghiên cứu, sản xuất bởi Công ty TRB Pharma S.A – Argentina. Artrodar được bào chế ở dạng viên nang 50mg và đóng gói trong vỉ PVD với quy cách hộp 3 vỉ x 10 viên.

Thuốc Artrodar thuộc phân nhóm thuốc kháng viêm không steroid
Thuốc Artrodar thuộc phân nhóm thuốc kháng viêm không steroid

Thành phần

Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc Artrodar có chứa thành phần chính là diacerein hàm lượng 50mg và tá dược vừa đủ như: Lactose monohydrate, Croscarmellose sodium, Povidone K30, Magnesium stearate, Silicon dioxide dạng keo,…

Đặc biệt Artrodar hoạt động theo cơ chế ngăn chặn các hoạt động của protein beta interleukin-1. Hoạt chất protein beta interleukin-1 có thể phá hủy các sụn khớp, làm xuất hiện các ổ viêm tại khớp xương và thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra. Vì thế thuốc Artrodar ức chế hoạt chất này sẽ hỗ trợ bảo vệ sụn khớp tốt hơn, tăng khả năng vận động cho người bệnh.

Công dụng

Thuốc Artrodar với các thành phần có lợi mang đến công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp thông qua đường uống. Cụ thể:

  • Giảm đau, kháng viêm cho trường hợp thoái hóa khớp gối, khớp hông, khớp vai.
  • Đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm xương khớp, sưng đau các khớp.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa thoái hóa, bảo vệ sụn khớp và đảm bảo khả năng vận động cho người bệnh.
Thuốc Artrodar hỗ trợ điều trị viêm đau, thoái hóa xương khớp
Thuốc Artrodar hỗ trợ điều trị viêm đau, thoái hóa xương khớp

Hướng dẫn sử dụng

Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về cách dùng thuốc Artrodar vô cùng quan trọng để tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Cách dùng:

  • Người lớn dùng liều khởi đầu là 1 viên/ngày, liên tục từ 2 – 4 tuần, sau đó tăng lên 2 viên/ngày, chia thành 2 lần uống.
  • Những trường hợp bị suy thận có thể giảm liều theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống thuốc trực tiếp với nước lọc ngay sau bữa ăn chính trong ngày, tuyệt đối không nhai, nghiền nát, bẻ thuốc, đặc biệt không kết hợp cùng nước ngọt, trà, cà phê.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị thoái hóa khớp gối.
  • Thoái hóa khớp hông.
  • Thóa hóa khớp vai.
  • Trường hợp bị viêm xương khớp và đau các khớp.

Chống chỉ định:

  • Đối tượng có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong Artrodar.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú không dùng Artrodar.
  • Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi.
  • Người già trên 65 tuổi.
  • Người có tiền sử bị suy gan hoặc suy thận mức độ nặng.
  • Trường hợp rối loạn đường ruột, đặc biệt là vấn đề về đại tràng.

Tác dụng phụ

Sử dụng thuốc Artrodar sai cách, sai đối tượng hoặc tự ý tăng giảm liều lượng khi chưa được phép sẽ tăng khả năng gặp tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Men gan huyết thanh tăng cao bất thường.
  • Tổn thương gan.
  • Đi tiểu có màu vàng đậm.
  • Có khả năng cao bị tiêu chảy và đi ngoài phân lỏng.
  • Tăng nhanh quá trình thức ăn qua ruột, gây đau bụng.
Thuốc có thể khiến người dùng gặp phải tình trạng tiêu chảy
Thuốc có thể khiến người dùng gặp phải tình trạng tiêu chảy

Mặc dù đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và cấp phép lưu hành nhưng thuốc Artrodar vẫn có khả năng gây ra tác dụng phụ, vì thế bạn cần hết sức thận trọng trong quá trình dùng thuốc. Nếu gặp một trong những dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra và tìm cách xử lý.

Giá thuốc Artrodar là bao nhiêu và mua ở đâu?

Thuốc Artrodar đã được nhập khẩu và phân phối về Việt Nam tại các hiệu thuốc lớn, nhà thuốc bệnh viện. Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua loại thuốc này. Hiện nay, giá thuốc Artrodar đang dao động từ 410.000 – 460.000 VNĐ/hộp.

Chú ý, người bệnh khi mua cần kiểm tra kỹ nhãn mác trên bao bì thuốc, nguồn gốc xuất xứ, thuốc phải được đóng nguyên hộp, không có dấu hiệu bị móc trộm hoặc cào xước.

Thuốc khớp Artrodar có hiệu quả không?

Trao đổi về chủ đề “thuốc Artrodar có tốt không?”, không ít người bệnh đã chia sẻ phản hồi về loại thuốc này trên các trang thông tin về cơ xương khớp. Dưới đây là một số ghi nhận của nhà thuốc Đỗ Minh Đường về vấn đề này.

Chị Nguyễn Thị Mai, 23 tuổi, Ba Vì, Hà Nội cho biết: “Tôi đã dùng thuốc Artrodar đang ở tuần thứ 4. Thuốc này có hiệu quả khá chậm. 1 tuần đầu sử dụng, tôi gần như vẫn bị cơn đau đeo đẳng. Sau tuần 3, triệu chứng giảm nhẹ khi tôi kết hợp với 1 số loại thuốc khác.”

Anh Bùi Văn Thiên, 34 tuổi, Yên Mô, Ninh Bình chia sẻ: “Thuốc Artrodar gần như không có tác dụng trên cơ địa của tôi. Dùng thuốc đã gần 5 tuần nay mà cơn đau vẫn nhức, vùng khớp gối của tôi vẫn đau và tấy dữ dội.”

Tùy vào từng cơ địa và liều lượng sử dụng, thuốc Artrodar phát huy tốc độ phản ứng khác nhau.

Thuốc Artrodar cho hiệu quả khác nhau với từng đối tượng
Thuốc Artrodar cho hiệu quả khác nhau với từng đối tượng

Cảnh báo khi sử dụng thuốc

Khi dùng thuốc, người bệnh cần ghi nhớ những cảnh báo sau đây, để không gặp phải các phản ứng xấu do thuốc gây ra:

  • Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Nếu có thắc mắc cần hỏi lại bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Khi uống thuốc tuyệt đối không được bẻ, nhai hoặc nghiền nát thuốc, sẽ phá vỡ cấu trúc thuốc, làm mất tác dụng.
  • Thuốc có thể tương tác với thuốc khác như thuốc kháng axit, Magiê, nhôm, canxi. Điều này làm gia tăng phản ứng phụ xảy ra. Vì vậy nếu dùng kết hợp nhiều thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ.
  • Nếu quên uống thuốc hãy bổ sung ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu gần với thời gian của lần uống tiếp theo thì bỏ qua. Không dồn liều, uống bù thuốc, gây tác động xấu tới sức khỏe.
  • Không được tự ý tăng, giảm liều lượng so với khuyến cáo. Cũng không tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu gặp phải hiện tượng bất thường cần thăm khám tại các cơ sở y tế.
  • Nên hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống hàng ngày vì có một số thực phẩm và chất kích thích sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Trường hợp, bệnh viêm đau khớp trở nặng, người bệnh hãy nhanh chân tới các địa chỉ thăm khám cơ xương khớp uy tín dưới đây. Tại đây, các y bác sĩ bằng tâm, đức của mình sẽ giúp bạn phục hồi bệnh nhanh chóng và chuẩn xác nhất.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo