Xì Mũi Ra Máu Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
Xì mũi ra máu thường gặp khi bị tổn thương mao mạch trong mũi do thời tiết, thói quen xấu. Bệnh lý này dù không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe, đôi khi là cảnh báo một số bệnh lý quan trọng. Do vậy khi gặp vấn đề này, người bệnh không nên chủ quan, cần tìm hiểu về nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa để bảo vệ bản thân tốt nhất.
Xì mũi ra máu cảnh báo bệnh lý gì?
Hiện tượng xì mũi, hỉ mũi ra máu rất phổ biến, có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Được biết đây thường là biểu hiện khi khoang mũi, mao mạch bên trong mũi bị tổn thương. Ngoài ra, các chuyên gia cho biết xì mũi ra máu có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như:
Viêm mũi cấp tính
Đây là bệnh lý thường gặp, xuất hiện ở nhiều đối tượng, dễ khởi phát vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết có sự thay đổi thất thường. Triệu chứng phổ biến khi bị viêm mũi cấp tính là mệt mỏi, sổ mũi, đau đầu, sốt, nghẹt mũi ở một hoặc cả 2 bên. Đặc biệt người bệnh có thể gặp tình trạng xì mũi ra máu. Dịch mũi của người bệnh lúc này thường chuyển dần từ dịch trong sang dịch nhầy, kèm theo mủ. Nếu xì mũi mạnh, lớp niêm mạc bị tổn thương dẫn đến chảy máu.
Viêm loét mũi gây xì mũi ra máu
Tình trạng viêm loét mũi xảy ra do nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn. Bệnh lý này xuất hiện chủ yếu ở những người có thói quen ngoáy mũi hoặc mắc một số bệnh lý như viêm mũi mạn tính, nấm mũi. Khi bị viêm loét mũi, lớp niêm mạc dễ bị tổn thương và sung huyết, khi đó bệnh nhân sẽ thường xuyên xì mũi ra máu.
Viêm mũi họng xuất tiết
Viêm mũi họng xuất tiết được đặc trưng bởi các dấu hiệu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở, hắt hơi, một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể có niêm mạc mũi bị phù nề, gây chảy máu mũi, đồng thời suy giảm chức năng của khứu giác. Vì vậy khi xì mũi, trong nước mũi của bệnh nhân có lẫn một ít máu.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh như khói bụi, phấn hoa, lông động vật hoặc một số mỹ phẩm có chứa thành phần độc hại. Đối tượng bị viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện như khó thở, ngứa mũi, thường xuyên hắt hơi, xì mũi ra máu.
Xì mũi ra máu do viêm xoang
Viêm xoang chính là hiện tượng lớp niêm mạc xoang bị viêm nhiễm, thường chỉ xảy ra ở 1 bên xoang, tuy nhiên có nhiều trường hợp tình trạng viêm lây lan sang nhiều hơn hai hốc xoang, lúc này người bệnh mắc chứng viêm đa xoang.
Triệu chứng của các bệnh lý này là đau ở vùng mặt, quanh mắt và đau đầu. Những cơn đau này thường xuất hiện theo chu kỳ, có xu hướng tiến triển nặng hơn vào một thời điểm cố định trong ngày, nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra, viêm xoang còn đặc trưng bởi dấu hiệu như chảy nước mũi, tắc nghẽn một hoặc cả hai bên mũi. Nhiều trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể có nước mũi đi kèm dịch nhầy màu vàng đục, có mùi hôi bất thường, đặc biệt khi xì mũi mạnh, dịch mũi lẫn máu.
Có khối u ở mũi
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khối u ác tính mũi xương chiếm 1% trong các loại u ác tính toàn thân và chiếm 3% trong u ác tính đường hô hấp trên. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy máu mũi, giảm chức năng của khứu giác.
Polyp mũi
Polyp mũi chính là khối u lành tính xuất hiện ở niêm mạc mũi và các hỗ xoang. Bệnh lý này có thể gây ra những vấn đề như nghẹt mũi, tắc nghẽn mũi. Nếu polyp hình thành ở cả 2 bên mũi, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hít thở, cần thở bằng miệng. Ngoài ra, polyp khiến khứu giác bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng chảy nước mũi.
Khi chân của polyp bán vào vách ngăn hoặc vùng điểm mạch Kisselbach, bệnh nhân rất dễ chảy máu mũi, lúc này khi xì mũi, bên cạnh dịch sẽ xuất hiện máu.
Ung thư vòm họng
Xì mũi ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng. Đây là bệnh lý nguy hiểm nhất trong nhóm ung thư tai – mũi – họng. Triệu chứng nhận biết hiện tượng này đó là bị tắc nghẽn một bên mũi theo từng đợt lúc ban đầu và tăng dần tần suất sau một thời gian tái phát. Nếu không có biện pháp xử lý, nghẹt mũi có thể tiến triển thành viêm họng thứ phát.
Một số biểu hiện của ung thư vòm họng như viêm tai xuất tiết, ù tai, giảm thính lực, đau đầu, nổi hạch ở cổ rất dễ nhầm sang bệnh tai, mũi, họng thông thường nên khó được phát hiện và tiềm ẩn nhiều nguy hại.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo các chuyên gia, ngoài những bệnh lý nêu trên, có rất nhiều nguyên nhân bên ngoài dẫn đến tình trạng xì mũi ra máu. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này đó là:
- Thời tiết khô lạnh: Khi thời tiết chuyển sang khô và lạnh, các mạch máu mũi bị tổn thương vì không được cung cấp đủ độ ẩm, răng nguy cơ nứt nẻ, rách mạch máu dưới da và dẫn đến tình trạng chảy máu cam. Hiện tượng này nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng và người bệnh thường xuyên xì mũi ra dịch kèm theo máu.
- Thói quen ngoáy mũi: Nếu bạn có thói quen ngoáy mũi thường xuyên, mạch máu ở mũi rất dễ bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Đây chính là lý do người bệnh thường thấy trong nước mũi hoặc dịch mũi có lẫn một ít máu.
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc làm loãng máu như aspirin, warfarin có thể cản trở quá trình đông máu, gây ra tình trạng xì mũi ra máu. Ngoài ra, nhiều người sử dụng thuốc xịt mũi sai cách, tác động lực quá mạnh có khả năng khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, xung huyết dẫn đến chảy máu mũi.
- Có dị vật trong mũi: Các vật thể lạ mắc kẹt trong mũi cũng khiến mạch mũi bị tổn thương và thường xuyên xì ra máu. Nguyên nhân này xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ vì chúng có thói quen cho những vật cứng, lạ vào mũi.
- Cấu trúc mũi bất thường: Thêm một nguyên nhân khiến bạn xì mũi ra máu đó là cấu trúc mũi bất thường như lệch vách ngăn mũi, gai xương vách ngăn, thủng vách ngăn. Khi đó niêm mạc vùng cấu trúc nhô ra, va chạm với nhiều luồng không khí ra vào ở mũi khiến lớp niêm mạc bị mỏng đi, khô lại, dễ bị vỡ mao mạch máu.
- Hít phải chất độc hại: Mạch máu trong mũi có khả năng cao bị tổn thương nếu tiếp xúc với các hóa chất độc hại như cocain, amoniac. Lúc này, người bệnh dễ xì mũi ra máu kèm theo nhiều triệu chứng đáng lo ngại khác.
Xì mũi ra máu là bệnh lý thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, dù không nguy hiểm cho tính mạng nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Ngay khi phát hiện những bất thường, hãy nhanh chóng thăm khám và tìm hướng xử lý phù hợp. Đặc biệt hãy chú ý đến những thói quen hàng ngày, môi trường sống để bảo vệ bản thân trước những tác nhân gây hại.
Sổ mũi ra máu có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?
Xì mũi ra máu không phải là vấn đề quá nguy hiểm và có thể tự cầm máu được. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên có biện pháp can thiệp nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Đặc biệt, xì mũi ra máu cũng có thể biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm khác như:
- Viêm nhiễm đường hô hấp, họng và thanh quản.
- Các vấn đề ở mắt như lồi nhãn cầu do viêm mí mắt hoặc viêm nề ổ mắt.
- Dịch nhầy ứ đọng ở tai, tai mưng mủ.
- Đau nhức xương khớp.
- Khàn tiếng do các khối u lành tính ở thanh quản.
- Cong vẹo sống mũi.
- Suy nhược cơ thể do mất máu.
Xì mũi ra máu có thể dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng, polyp mũi, viêm đa xoang, viêm mũi họng xuất tiết… Do đó, bệnh nhân không nên chủ quan với hiện tượng này. Người bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu tình trạng xì mũi ra máu kéo dài và kèm theo các biểu hiện bất thường sau:
- Ù tai, suy giảm thính lực, viêm tai xuất tiết.
- Nổi hạch ở cổ, nôn mửa.
- Sốt, đau ở đầu, sau gáy và trong hốc mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
Biện pháp khắc phục và phòng ngừa sổ mũi ra máu
Nếu lượng máu trong mũi ít thì tình trạng này có thể tự khỏi sau vài lần xì mũi. Ngược lại, đối với trường hợp chảy máu nhiều, để cầm máu, bệnh nhân có thể dùng 2 ngón tay bóp vào 2 cánh mũi để ép chặt phần điểm mạch nơi máu chảy ra. Khi thực hiện thao tác này, bệnh nhân tuyệt đối không được xì mũi. Nếu lượng máu thoát ra quá nhiều, bệnh nhân nên nằm xuống ngay để tránh choáng hoặc ngất do mất máu.
Đối với tình trạng xì mũi ra máu trong thời gian kéo dài, bệnh nhân nên đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Đồng thời, để tránh các rủi ro không đáng có, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng xì mũi ra máu, bệnh nhân cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc các yếu tố dị nguyên.
- Không cho tay hoặc các vật sắc nhọn vào mũi để tránh tình trạng trầy xước và tổn thương.
- Rửa mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Vệ sinh không gian sống thường xuyên để loại bỏ các yếu tố có thể gây kích ứng mũi.
- Không ngửa đầu lên khi mũi đang chảy máu để tránh tình trạng ứ đọng máu trong khoang mũi.
Xì mũi ra máu có thể là biểu hiện ban đầu của các căn bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, bệnh nhân không nên chủ quan và cần điều trị sớm để tránh tình trạng tái phát nhiều lần. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về xì mũi ra máu và cách khắc phục hiện tượng này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!