Top 5 Thuốc Sổ Mũi Không Gây Buồn Ngủ Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Sổ mũi có thể xảy ra với bất cứ người nào và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại gây mệt mỏi, khó chịu, cản trở quá trình sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện các triệu chứng, bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ở bài viết này hãy cùng tìm hiểu 5 loại thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ phổ biến, được tin dùng nhất hiện nay.

Top 5 loại thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ phổ biến nhất

Các loại thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ thường chứa các hoạt chất như cetirizin, loratadin, levocetirizin. Các thành phần này ít có khả năng đi qua não bộ nên không gây buồn ngủ và cho hiệu quả trong thời gian dài. Nếu chưa biết loại thuốc nào cho hiệu quả cao nhất, bạn nên tham khảo những gợi ý dưới đây:

Cetirizin STADA 10mg

Cetirizin STADA 10mg thuộc nhóm thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ, được sản xuất bởi công ty TNHH Liên doanh STADA. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, mỗi hộp 5 vỉ và mỗi vỉ 10 viên.

Cetirizin STADA 10mg có chứa thành phần chính là Cetirizin cùng tá dược khác vừa đủ.

Công dụng:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi, chart nước mũi, nước mắt.
  • Đẩy lùi tình trạng sưng, ngứa do nổi mề đay, phát ban, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng.

Cách dùng:

  • Trẻ trên 6 tuổi và người lớn mỗi ngày dùng 5mg, sau đó có thể tăng lên 10mg/lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ dưới 6 tuổi chỉ uống Cetirizin STADA 10mg khi được bác sĩ cho phép.
  • Trường hợp suy gan, suy thận dùng liều bằng nửa so với người bình thường.

Lưu ý khi dùng:

  • Trong quá trình uống Cetirizin STADA 10mg không nên dùng bia rượu, chất kích thích để tránh tác dụng phụ.
  • Trường hợp có thai, cho con bú phải thăm khám để bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc cụ thể.
  • Dùng Cetirizin STADA 10mg có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn,…

Giá tham khảo: Khoảng 25.000 đồng.

Thuốc Cetirizin STADA 10mg có hiệu quả cao
Thuốc Cetirizin STADA 10mg có hiệu quả cao

Thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ Allergex

Allergex là dược phẩm được nghiên cứu, sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm OPC. thuộc nhóm thuốc chống dị ứng. Thuốc Allergex được đóng gói dưới dạng viên nang với quy cách hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thành phần trong thuốc bao gồm hoạt chất acrivastin cùng các tá dược như natri starch glycolate, magnesy stearate, flowlac 100,…

Công dụng:

  • Thuốc Allergex thường dùng trong trường hợp bị viêm mũi dị ứng, đẩy lùi triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, đỏ mắt, chảy nước mũi,…
  • Hỗ trợ điều trị bệnh mề đay tự phát, mề đay mãn tính và mề đay do cấp tiết choline.

Cách dùng: Trẻ trên 12 tuổi và người lớn uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.

Lưu ý khi dùng:

  • Không dùng Letrizine với trường hợp bị suy thận nặng, trẻ dưới 6 tuổi, người dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Trường hợp đang mang thai hoặc cho con bú phải hỏi ý kiến bác sĩ để tránh gặp rủi ro, biến chứng.
  • Khi dùng Letrizine cần thận trọng nếu phải vận hành máy móc và lái xe thường xuyên.
  • Thuốc Letrizine có thể gây ra tác dụng phụ đó là mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, phát ban, ù tai, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim,…

Giá tham khảo: Khoảng 535.000 đồng.

Thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ Allergex
Thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ Allergex

Thuốc Letrizine

Letrizine được biết đến là thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Dược phẩm này được sản xuất bởi công ty M/S Associated Biotech, đóng gói ở dạng viên với quy cách hộp 10 vỉ x 10 viên, hàm lượng 5mg và 10mg.

Thành phần chính của thuốc Letrizine bao gồm levocetirizine cùng tá dược khác vừa đủ.

Công dụng:

  • Thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị các triệu chứng của dị ứng thời tiết, dị ứng theo mùa với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,…
  • Có thể chữa bệnh viêm mũi dị ứng, mề đay, chàm cấp hoặc mãn tính.

Cách dùng:

  • Trẻ em từ 2 – 5 tuổi mỗi ngày uống 1,25mg Letrizine vào buổi tối.
  • Trẻ từ 6 – 11 tuổi mỗi ngày uống 2,5mg trong 1 lần duy nhất.
  • Trẻ trên 13 tuổi và người lớn uống mỗi ngày 5mg trong 1 lần duy nhất.

Lưu ý khi dùng:

  • Không uống rượu bia, chất kích thích trong quá trình dùng Letrizine.
  • Không sử dụng thuốc với trường hợp mẫn cảm, dị ứng với thành phần của thuốc.
  • Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Letrizine đó là buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh, dị ứng ngoài da.

Giá tham khảo: Khoảng 66.000 đồng.

Letrizine được biết đến là thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
Letrizine được biết đến là thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

Loratadin

Loratadin được sản xuất bởi công ty cổ phần Traphaco, được đánh giá cao về hiệu quả điều trị chứng sổ mũi, đặc biệt thuốc không gây buồn ngủ và rất ít khi gây ra tác dụng phụ. Loratadin được đóng gói theo quy cách hộp 1 vỉ x 10 viên.

Thành phần chính của thuốc là loratadin cùng các tá dược khác như microcrystalline cellulose, natri benzoat, lactose, tinh bột, magnesium stearate,…

Công dụng:

  • Có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng của viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc, sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi.
  • Thuốc Loratadin còn hỗ trợ cải thiện chứng viêm mũi do giải pháp histamin.

Cách dùng:

  • Trẻ từ 2 – 12 tuổi nếu nhỏ hơn 30kg uống nửa viên mỗi ngày, nếu trên 30kg uống 1 viên mỗi ngày.
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn uống mỗi ngày 1 lần và mỗi lần 1 viên.

Lưu ý khi dùng:

  • Không dùng Loratadin với người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, trẻ dưới 2 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi có ý định dùng Loratadin.

Giá tham khảo: Khoảng 12.000 đồng.

Loratadin được sản xuất bởi công ty cổ phần Traphaco
Loratadin được sản xuất bởi công ty cổ phần Traphaco

Thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ Telfast

Thuốc sổ mũi Telfast có chứa hoạt chất chính là fexofenadin cùng các tá dược khác như pregelatinized maize starch, croscarmellose sodium, microcrystalline cellulose,… Đây được biết đến là thuốc kháng dị ứng thế hệ mới, thường dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi.

Công dụng:

  • Thuốc Telfast có khả năng đẩy lùi các biểu hiện của viêm da dị ứng theo mùa bao gồm sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi.
  • Chuyên trị bệnh ngoài da như mề đay, chàm, phát ban.

Cách dùng:

  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn dùng mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 180mg.
  • Trẻ từ 6 – 11 tuổi dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30mg.

Lưu ý khi dùng:

  • Không dùng Telfast cho trẻ dưới 6 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Sử dụng nước lọc để uống thuốc, không dùng nước ngọt, nước ép, rượu bia.
  • Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Telfast là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chảy nước mũi nhiều, ngạt mũi.

Giá tham khảo: Khoảng 40.000 – 84.000 đồng.

Thuốc sổ mũi Telfast có chứa hoạt chất chính là fexofenadin
Thuốc sổ mũi Telfast có chứa hoạt chất chính là fexofenadin

Lưu ý khi dùng thuốc sổ mũi để đảm bảo an toàn

Khi dùng thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ cần chú ý một số vấn đề dưới đây để có hiệu quả cao, đảm bảo an toàn:

  • Mua thuốc ở địa chỉ uy tín để không dùng nhầm hàng giả, kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi có ý định dùng thuốc sổ mũi, thận trọng với một số đối tượng nhạy cảm như phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ.
  • Trường hợp bị suy giảm chức năng gan, thận nếu dùng thuốc có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu gặp những dấu hiệu bất thường như đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi kéo dài, nên tìm gặp bác sĩ để được xử lý ngay.
  • Khi uống thuốc phải dùng nước lọc, không kết hợp cùng nước ngọt, nước trái cây, trà, cà phê vì chúng làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường các nhóm vitamin, dưỡng chất từ trái cây, rau củ quả để nâng cao sức đề kháng, giúp cải thiện bệnh tốt hơn.
  • Sinh hoạt lành mạnh, không dùng chất kích thích, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày, đặc biệt giữ ấm cho cơ thể, vùng cổ họng, mũi, miệng khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Chăm chỉ tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh từ môi trường.
  • Nếu sau một thời gian dùng thuốc nhưng các triệu chứng không thuyên giảm, cần hỏi bác sĩ để đổi sang loại thuốc hay phương pháp điều trị khác.

Các loại thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ có thể cho hiệu quả cao nhưng vẫn tiềm ẩn một số tác dụng phụ nếu dùng sai cách, sai đối tượng. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia và tuân thủ đúng chỉ định khi sử dụng. Đặc biệt chú ý hãy kết hợp cùng chế độ ăn uống, dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để cải thiện triệu chứng nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc tiến triển nghiêm trọng hơn.

Thông tin hữu ích cho bạn: Sổ mũi nên ăn uống gì để giúp bệnh nhanh khỏi?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo