Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Array

Viêm khớp là 1 trong 5 bệnh phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam(theo báo cáo của tổ chức y tế). Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, trong mọi hoàn cảnh, tuy nhiên thời điểm giao mùa là lúc số ca ghi nhận nhiều nhất. Việc nhận biết sớm sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị, hạn chế tối đa những tổn thương khớp có thể gặp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới bạn toàn bộ thông tin cần thiết về bệnh viêm khớp.

Bệnh viêm khớp là bệnh gì?

Viêm khớp là một dạng bệnh lý thường gặp về xương khớp. Bệnh lý này gây nhiều trở ngại cho bệnh nhân, gây đau đớn trong quá trình sinh hoạt. Viêm khớp thường đi kèm với những biểu hiện như sưng nóng, đau khớp gối, khớp háng, khớp vai, cổ tay, cổ,..

Đến nay, các nhà khoa học đã ghi nhận hơn 100 loại viêm khớp khác nhau, trong đó có những loại viêm khớp thông thường, có những loại gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác.

2 loại viêm khớp thường gặp nhất hiện nay là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA)

Viêm xương khớp (OA)

Đây là loại phổ biến nhất, ảnh hưởng nhiều đến sụn khớp - lớp mô bao bọc bên ngoài đầu xương. Có chức năng giảm ma sát và giúp các đầu xương trượt dễ dàng khi vận động. Khi vận động, bệnh nhân bị viêm xương khớp sẽ cảm thấy khó khăn. Lâu dần lớp sụn bị bào mòn, thô ráp và mỏng đi, cơ thể sẽ tự sản sinh các gai xương, làm thay đổi dạng khớp, thậm chí có thể lệch khỏi vị trí ban đầu.

Viêm khớp dạng thấp (RA)

Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra với các bệnh lý khớp tự miễn mãn tính. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị tấn công, các tác nhân làm tổn hại khớp (vị trí tổn thương đầu tiên là màng bao hoạt của khớp), gây sưng đau.

Theo thống kê, nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới, nhất là độ tuổi 40.

Nguyên nhân gây viêm khớp

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp, trong đó có thể chia làm 2 loại chính như sau:

  • Nguyên nhân tại khớp: Các vấn đề xuất phát từ chính khớp như: viêm sụn, thoái hóa khớp, sụn khớp bị bào mòn qua thời gian, nhiễm khuẩn tại khớp, chấn thương khớp…
  • Nguyên nhân bên ngoài: Chấn thương do tai nạn, chơi thể thao, rối loạn chuyển hóa (Tăng acid uric trong bệnh gút), rối loạn chức năng miễn dịch (Viêm khớp dạng thấp), di truyền,....

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh viêm khớp, thậm chí cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhóm đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả:

  • Người cao tuổi: do quá trình lão hóa của cơ thể cộng thêm những tổn thương tích tự từ nhiều năm trước.
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
  • Những người phải làm việc nặng nhọc, ngồi lâu một tư thế, vận động sai tư thế
  • Những người đã từng bị chấn thương, có thể hiện tại chỉ là viêm khớp cấp, nhưng lâu dần sẽ chuyển sang mãn tính.
  • Người thừa cân béo phì: Do cơ thể liên tục phải chịu những áp lực của cơ thể, sức ép lên các khớp khiến đẩy nhanh quá trình viêm.
  • Người gặp vấn đề do rối loạn trao đổi chất, mắc bệnh về miễn dịch hoặc rối loạn di truyền.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp

Viêm khớp tùy vào vị trí và loại viêm sẽ có những triệu chứng biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, có một số biểu hiện chung như sau:

  • Đau khớp, rất đau khi vận động, thậm chí không làm gì cũng đau âm ỉ.
  • Hạn chế tầm vận động, khó khăn khi di chuyển, đi lại.
  • Sưng cứng khớp: Biểu hiện thường gặp của viêm khớp cấp tính.
  • Viêm đỏ tại chỗ hoặc xung quanh khớp đau.
  • Đỏ nóng vùng da quanh khớp.
  • Khi cử động có tiếng kêu lạo xạo, nhất là buổi sáng, quay người,...
  • Một số triệu chứng đi kèm: Sốt, phát ban, ngứa vùng đau, khó thở, sụt cân,... Những biểu hiện trên có thể trùng với một số bệnh lý khác, cần phân biệt rõ. 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn - Cố vấn y khoa VTV2, Giám đốc chuyên môn Đỗ Minh Đường chia sẻ: “Viêm khớp nếu không điều trị kịp thời có thể không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh, thậm chí gây teo khớp, bại liệt.

Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn

Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Thoái hóa khớp: Người bệnh có thể bị rối loạn giấc ngủ (do đau đớn), vôi hóa sụn khớp, biến dạng khớp, gout, liệt.
  • Viêm khớp dạng thấp: Người bệnh dần dần bị phá hủy các khớp, biến dị các khớp ngón tay, cổ tay
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Trật khớp, mất khả năng vận động, chèn ép tủy sống, vẹo cột sống, lây lan sang thận và phổi gây viêm, áp xe.
  • Viêm khớp phản ứng: hóa sừng trong lòng bàn tay, bàn chân, đầu, viêm kết mạc, 
  • Viêm cột sống dính khớp: Cứng cột sống, di chuyển không linh hoạt, gây vấn đề về tim, phổi, tiêu hóa,.... thậm chí tàn phế. 
  • Gout: Gây sỏi thận, thận cấp tính ở bệnh nhân bị gout do nồng độ axit uric trong máu cao, suy giảm chức năng thận.                                         
  • Lupus: Ban đỏ hệ thống, tổn thương tim, phổi, thận, não,... sảy thai, cao huyết áp thai kỳ, sinh non,...
  • Đau cơ xơ hóa: Những cơn đau kéo dài khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, trầm cảm và mất ngủ, đau đầu. Bên cạnh đó đi kèm hội chứng chân không yên, đau bụng, ruột kích thích, ngưng thở khi ngủ,...

Phương pháp chẩn bệnh viêm khớp

Khi xuất hiện một hoặc tất cả những triệu chứng của bệnh viêm khớp đã kể trên, người bệnh nên đến ngay những cơ sở uy tín để được hỗ trợ kịp thời. Tại đây, bác sĩ sẽ có những phương pháp chẩn bệnh phù hợp, đánh giá đúng và tìm phác đồ điều trị đúng nhất.

Người bệnh có thể cần thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra các chỉ số kháng thể như anti - CCP, RF, ANA,...
  • Chụp X-quang, MRI và CT: Có cái nhìn bao quát và chính xác về tình trạng hiện tại của hệ thống xương khớp.
  • Chụp xạ hương: Nhận thấy sự thay đổi của khớp, phát hiện sớm các trường hợp ung thư và u xương khớp. 

Bệnh viêm khớp có điều trị khỏi được không?

Viêm khớp là căn bệnh khó điều trị, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị khỏi 100%. Duy chỉ có viêm khớp cấp nếu được phát hiện kịp thời có khả năng trị khỏi. Còn viêm khớp mãn tính, đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau rất khó để điều trị hoàn toàn.

Những phương pháp phổ biến hiện nay chỉ hỗ trợ phần nào, làm giảm đau đớn và chậm quá trình hình thành biến chứng. 

Tuy phương án chữa điều trị hoàn toàn không khả thi, nhưng nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể giảm tối đa nguy cơ khớp bị thương tổn, hạn chế tác động của viêm khớp tới cơ thể. 

Những phương pháp điều trị

Mục tiêu chính khi điều trị viêm khớp là giảm nhẹ cơn đau và hạn chế tối đa sự thương tổn của khớp. Để có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần đến những cơ sở y tế có chuyên môn để được bác sĩ thăm khám. 

Hiện nay, để giảm tình trạng đau, nhiều người thường lựa chọn chườm lạnh, chườm nóng, miếng dán,.. Nhiều người sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gậy, khung tập đi đẻ giảm áp lực lên vùng khớp sưng viêm. 

Những cách này đều có hiệu quả. Nhưng để điều trị tốt nhất, người bệnh vẫn cần đến gặp bác sĩ, kết hợp một số phương pháp khác để hiệu quả được cao nhất:

Dùng thuốc

Một số loại thuốc đang được rất nhiều người sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau: Vicodin, tylenol có tác dụng rất tốt giảm đau, tuy nhiên không có chức năng điều trị viêm. 
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có thể kể đến Advid, salicylat,... giúp kiểm soát cơn đau và viêm.
  • Menthol hoặc kem capsaicin: ngăn chặn việc dây thần kinh truyền tín hiệu đau từ khớp lên não bộ. Cơ thể bị đánh lừa và không cảm thấy đau. Tuy nhiên chỉ là phương pháp giảm đau đơn thuần, không có tính điều trị. 
  • Thuốc đông y: Có thể kể đến như Xương khớp Đỗ Minh có tác dụng giảm đau, kháng viêm, phục hồi vùng xương bị tổn thương, ngăn ngừa tái phát. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật thay khớp nhân tạo là giải pháp được nhiều bác sĩ chỉ định khi tình trạng viêm đã quá nặng, không thể điều trị thay thế bằng những phương pháp khác. Thay khớp nhân tạo hiện được dùng nhiều nhất cho những vị trí như khớp hông, đầu gối.

Đối với ngón tay hoặc cổ tay, nếu viêm quá nặng, chữa theo những cách khác vẫn không có hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiến hành ghép khớp.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được kỳ vọng sẽ tăng cường các cơ xung quanh vùng khớp vị ảnh hưởng, giúp người bệnh có thể vận động dễ dàng hơn. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định những bài tập vật lý trị liệu phù hợp nhằm giảm đau, tăng sự linh hoạt của khớp và tăng phạm vi vận động.

Có những bệnh viêm khớp ở mức độ nhẹ đã được điều trị khỏi bằng phương pháp vật lý trị liệu này, sau một thời gian người bệnh kiên trì luyện tập.

Điều trị tại nhà

Những phương pháp này sẽ không có tác dụng điều trị viêm khớp, chỉ hỗ trợ việc giảm đau và bổ trợ khi dùng thuốc. Người bệnh có thể kết hợp song song:

  • Tập thể dục thường xuyên: Mặc dù viêm khớp gây đau đớn và khó khăn khi vận động. Những người bệnh hoàn toàn có thể tập luyện những bài nhẹ nhàng, cũng giúp nâng cao sức khỏe tổng thể. Tham khảo bác sĩ những động tác có thể thực hiện được. Trường hợp không gặp khó khăn khi vận động, có thể lựa chọn những bộ môn như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,.. Mỗi ngày cần vận động tối thiểu 30 phút, 5 ngày/1 tuần. 
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi: Một chế độ ăn uống nghỉ ngơi và làm việc khoa học cũng tác động nhiều đến tình trạng của viêm khớp. Hãy giữ cơ thể luôn trong trạng thái thư thái, vui vẻ khi tập luyện. Việc căng thẳng đôi khi cũng khiến tình trạng đau nhức trầm trọng hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Thực đơn ăn uống khoa học sẽ giúp duy trì cân nặng luôn ở mức ổn định, hỗ trợ vào hiệu quả của thuốc. Người bị viêm khớp nên hạn chế những thực phẩm tinh chế, chế biến sẵn và thực phẩm động vật. Bởi những loại thực phẩm này đã được chứng minh có khả năng gia tăng mức độ của cơn đau. Thay vào đó lựa chọn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin D để củng cố sự chắc khỏe của xương. 
  • Cải thiện giấc ngủ: Mất ngủ sẽ tác động lên hệ thống thần kinh, khiến não bộ luôn trong trạng thái căng thẳng. Khi vùng khớp truyền tín hiệu đau vô tình sẽ khiến não căng thẳng, cảm thấy mức độ đau nghiêm trọng hơn so với thực tế. Vì thế, hãy cố gắng giữ một chế độ ngủ nghỉ hợp lý, đảm bảo sâu và ngon giấc.

Lưu ý khi điều trị viêm khớp

Chia sẻ những lưu ý khi điều trị viêm khớp, lương y Đỗ Minh Tuấn cho hay: Những lưu ý người bệnh cần nắm rõ khi điều trị viêm khớp:

  • Không tự ý mua và sử dụng những loại thuốc giảm đau tại nhà. Bởi theo nhiều chuyên gia và trên thực tế, đã có nhiều trường hợp gặp những tác dụng phụ không mong muốn như: ngộ độc, nhờn thuốc, chóng mặt, dạ dày,.....Việc tự ý mua thuốc sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề, cơ thể chỉ giảm đau tạm thời bởi nó bị đánh lừa bởi thuốc, tình trạng viêm vẫn tồn tại, thậm chí chuyển biến dần nặng hơn. 
  • Khi có những triệu chứng bất thường, gặp phản ứng khi dùng thuốc, hãy dừng lại và hỏi ngay bác sĩ điều trị chính. Có thể cơ thể không hợp với loại thuốc đó. Khi ấy bác sĩ sẽ xác định và có những điều chỉnh phù hợp. 
  • Sử dụng đúng liều thuốc, kiên trì: Đối với một số phương pháp như vật lý trị liệu hoặc thuốc đông y, điều trị tại nhà hiệu quả có thể đến chậm hơn so với dùng thuốc tây y. Người bệnh cần kiên trì điều trị. Không vì nôn nóng mà tự ý tăng liều hoặc bỏ dở giữa chừng, khiến “tiền mất tật mang”.
  • Đối với người phẫu thuật: Cần hạn chế, kiêng khem đầy đủ trong ít nhất 6 tháng đầu, tránh hoạt động mạnh gây ảnh hưởng đến vị trí vết mổ. 
  • Sau khi điều trị hết liệu trình, cần tái khám để bác sĩ kiểm tra toàn bộ, xác nhận không còn tác nhân gây bệnh tồn tại. 
  • Quan trọng nhất là luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Một tâm trạng tích cực sẽ giúp 

Cần làm gì để phòng tránh viêm khớp?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là những phương pháp giúp bạn tránh xa bệnh hoặc những nguy cơ hình thành viêm khớp. 

Giữ cân nặng hợp lý

Như đã nói, cân nặng làm các khớp căng thẳng và có thể ăn mòn sụn mềm ở đầu xương. Quá trình này diễn ra nhanh và nghiêm trọng hơn nếu người bệnh béo phì bước sang tuổi 55.

Không chỉ gây áp lực, các chất béo dư thừa còn giải phóng một số chất hóa học có thể gây ra tình trạng viêm khớp. Chính vì thế, để ngăn ngừa bệnh hiệu quả, mỗi người hãy có phương án quản lý cân nặng hợp lý. 

Kiểm soát lượng đường trong máu

Những người bị đái tháo đường có nguy cơ rất cao mắc bệnh về viêm khớp. Bởi mức độ đường quá cao sẽ hình thành các phân tử làm cứng hoặc yếu sụn. Khi này, nếu cơ thể vận động mạnh, phần sun có thể bị phá vỡ. 

Vì thế, để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, người bị tiểu đường cần kiểm soát thật tốt tình trạng bệnh của mình. 

Rèn luyện thể lực

Việc tập thể dục, rèn luyện thể lực giúp tăng cường cơ bắp, ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình lão hóa sụn. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng ngăn ngừa những chấn thương đột ngột có thể ảnh hưởng đến khớp.

Đặc biệt, nên ưu tiên những bài tập tác động vào các cơ xung quanh khớp như hông, đầu gối, mắt cá chân,...

Bổ sung Omega - 3

Omega 3 là chất dinh dưỡng tự nhiên có tác dụng làm giảm viêm nhiễm, được ví như “thần dược” của khi điều trị các vấn đề về xương khớp. Vì thế hãy bổ sung nhóm chất này vào trong khẩu phần dinh dưỡng của bạn, thông qua: Cá hồi, quả bơ, cá mòi, các loại hạt, cá thu,.....

Thực hiện đúng động tác, tránh hoạt động lặp lại

Lặp lại liên tục những động tác trong một thời gian dài như (vung vợt bóng bàn, nâng hộp,...) sẽ khiến sụn khớp bị làm mòn. Vì thế để phòng tránh viêm khớp, hãy nghỉ ngơi thường xuyên để cơ thể kịp phục hồi, chườm đá để giảm sưng tấy.

Thực hiện đúng động tác sẽ giúp khung xương không bị biến dị. Hãy trao đổi với chuyên gia những động tác, tư thế đúng, ít gây chấn thương.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm khớp bạn đọc cần nắm rõ. Để tránh xa căn bệnh này, mỗi người cần hiểu những biện pháp phòng tránh hiệu quả. Nếu đang gặp tình trạng này, hãy đến ngay những cơ sở y tế có chuyên môn để được hỗ trợ, đưa ra phương án điều trị phù hợp, tránh những biến chứng về sau.

Người bệnh có thể liên hệ tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được khám bệnh, tư vấn MIỄN PHÍ

Thông tin nhà thuốc Đỗ Minh Đường:

  • Hotline: 0963 302 349 – 0938 449 768
  • Website: dominhduong.com hoặc dominhduong.org
  • Fanpage: nhathuocdominhduong
  • Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình
  • Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh

Tư vấn khám Đỗ Minh Đường

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *