Gợi Ý 10 Cách Trị Sổ Mũi Bằng Tỏi Đơn Giản, Hiệu Quả
Tỏi không chỉ là gia vị tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn được sử dụng trong các bài thuốc, mẹo dân gian chữa bệnh, đặc biệt là sổ mũi, cảm cúm nhờ tính ấm, khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và sát trùng cao. Vậy trị sổ mũi bằng tỏi có thực sự hiệu quả không, được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này, đồng thời đưa ra một số lưu ý cần nhớ khi dùng tỏi chữa bệnh.
Trị sổ mũi bằng tỏi có thực sự hiệu quả không?
Khi bị sổ mũi, nghẹt mũi, các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc tân dược để đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng, tuy nhiên thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ nên nhiều bệnh nhân chuyển sang áp dụng mẹo dân gian. Đặc biệt từ xưa người ta mách nhau sử dụng tỏi để trị sổ mũi, thực hư biện pháp này có hiệu quả hay không?
Được biết tỏi có tính ấm, không độc, có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn và sát trùng rất tốt. Khi được đưa vào cơ thể, các hoạt chất trong tỏi sẽ làm ấm, giải độc, tăng cường chuyên hóa. Bên cạnh đó, người ta cũng nghiên cứu và chứng minh tỏi có chứa các thành phần có lợi cho đối tượng bị sổ mũi như:
- Allicin: Đây được xem như một loại kháng sinh tự nhiên, có thể kháng vi khuẩn, làm sạch ổ nhiễm trùng, tiêu diệt vi nấm và cải thiện các dấu hiệu của sổ mũi.
- Scordinin: Hoạt chất này có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại sự tấn công của tế bào bất thường và tác nhân bên ngoài gây sổ mũi.
- Vitamin C: Hàm lượng vitamin C dồi dào trong tỏi có thể tăng sức đề kháng, chống lại quá trình oxy hóa, ức chế sự tấn công của vi khuẩn, virus, ngăn ngừa sổ mũi.
- Khoáng chất khác: Một số loại khoáng chất như canxi, magie, sắt của tỏi có thể kháng viêm, chống lại mầm bệnh.
Có thể thấy, tỏi chứa nhiều hoạt chất tốt cho quá trình trị sổ mũi cũng như một số vấn đề như viêm mũi, cảm cúm, viêm xoang, hen suyễn,… Vì thế trị sổ mũi bằng tỏi là mẹo dân gian nên được áp dụng nếu trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát và các triệu chứng chưa quá nghiêm trọng.
Gợi ý 10 cách trị sổ mũi bằng tỏi đơn giản
Mẹo trị sổ mũi bằng tỏi đã được nhiều người áp dụng thành công, nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh về tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở. Nếu chưa biết cách thực hiện như thế nào đúng chuẩn và đạt hiệu quả cao, hãy tìm hiểu 10 gợi ý dưới đây:
Dùng tỏi và nghệ
Không chỉ tỏi mà nghệ cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt nhờ chứa hàm lượng lớn hoạt chất curcumin. Khi kết hợp tỏi và nghệ vừa giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh sổ mũi, vừa làm lành niêm mạc bị tổn thương, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong hốc mũi.
Chuẩn bị: Bột nghệ, tỏi tươi, nước.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn bóc 2 – 4 tép tỏi, rửa sạch.
- Đun sôi khoảng 100ml nước, cho tỏi đã chuẩn bị vào, tiếp tục đun thêm 3 phút.
- Sau cùng bạn cho nửa thìa bột nghệ vào, khuấy đều rồi đổ hỗn hợp ra ly và uống khi còn ấm.
Trị sổ mũi bằng tỏi và giấm táo
Được biết giấm táo có chứa hàm lượng lớn vitamin C cùng nhiều khoáng chất như kali, magie mang công dụng kháng viêm, ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, nguyên liệu này cũng giúp cân bằng độ pH ở lớp niêm mạc mũi để tránh tiết quá nhiều dịch nhờn gây sổ mũi.
Chuẩn bị: Giấm táo, tỏi và nước.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 3 – 4 tép tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.
- Đun sôi 200ml nước đến khi sôi thì cho tỏi vào, thêm 1 thìa giấm táo.
- Sau đó dùng hỗn hợp này để xông hơi mũi cho đến khi nước nguội hẳn.
Xông hơi cùng tỏi
Như đã nói, tỏi có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, sát trùng, diệt khuẩn, tăng cường sức đề kháng để chống lại tác nhân gây hại nên bạn có thể sử dụng riêng tỏi để trị sổ mũi. Khi dùng tỏi xông mũi sẽ hỗ trợ làm thông thoáng đường hô hấp, giảm quá trình tiết dịch nhầy của vòm mũi gây sổ mũi.
Chuẩn bị: Tỏi tươi, nước và 1 chiếc khăn lớn.
Cách thực hiện:
- Bạn đun sôi khoảng 1,5 – 2 lít nước, giã 3 – 5 tép tỏi rồi cho vào nồi nước đang sôi.
- Đun thêm vài phút để hoạt chất trong tỏi hòa tan trong nước.
- Tiếp đến cho nước ra chậu, dùng khăn lớn trùm kín đầu và chậu nước tỏi, chú ý giữ khoảng cách để tránh bị bỏng.
- Bạn hít thở thật sâu và từ từ để hỗn hợp trong tỏi đi vào vòm mũi và vòm họng sẽ giúp cải thiện bệnh rất tốt.
Kết hợp tỏi và mật ong
Mật ong cũng được biết đến là nguyên liệu kháng khuẩn, chống viêm tốt, đặc biệt mật ong chứa rất nhiều thành phần có lợi bao gồm vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, chống lại tác nhân gây hại, cải thiện tình trạng sổ mũi nhanh chóng.
Chuẩn bị: Tỏi tươi cùng mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Trước hết bạn lấy 3 – 5 tép tỏi bóc vỏ, rửa sạch và giã nhỏ.
- Tiếp đến cho 2 thìa mật ong đã chuẩn bị vào trộn đều.
- Người bệnh sổ mũi ăn trực tiếp hỗn hợp này mỗi ngày từ 1 – 2 lần trước khi ăn, kiên trì đến khi triệu chứng được đẩy lùi.
Trị sổ mũi bằng tỏi và cà chua
Cà chua chứa hàm lượng vitamin C dồi dào cùng chất chống oxy hóa có khả năng tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, đồng thời phục hồi tổn thương ở niêm mạc mũi. Do đó bạn có thể kết hợp tỏi và cà chua để trị sổ mũi.
Chuẩn bị: Tỏi tươi, cà chua, nước cốt chanh và muối.
Cách thực hiện:
- Lấy 2 – 3 tép tỏi bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, trong khi đó cà chua rửa sạch, ép lấy khoảng 100ml nước.
- Cho nước cà chua đun sôi rồi bỏ tỏi vào tiếp tục đun 2 phút, sau đó bạn thêm nước cốt chanh cùng vài hạt muối vào.
- Đổ nước ra cốc, uống ngay khi còn ấm, mỗi ngày nên thực hiện 2 lần.
Tỏi, dầu oliu và muối biển
3 nguyên liệu nhà bếp này đều có công dụng ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan và giảm nhanh các hiện tượng sổ mũi đi kèm với nghẹt mũi. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này để ăn kèm với cơm hằng ngày theo cách sau đây:
Chuẩn bị: Tỏi, dầu ô liu và muối biển.
Cách thực hiện:
- Giã nhuyễn 2 tép tỏi.
- Trộn muối biển vào thành hỗn hợp, sau đó thêm 2 – 3 giọt dầu ô liu.
- Trộn đều hỗn hợp này lên rồi ăn. Ăn hỗn hợp đến khi chứng sổ mũi hết.
Trị sổ mũi bằng tỏi và dầu mè
Dầu mè chứa nhiều vitamin E và B. Những chất này phá hủy các tế bào gây tổn thương niêm mạc mũi, giúp phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương, ngăn ngừa tình trạng sổ mũi.
Chuẩn bị: Tỏi và dầu mè nguyên chất, bông gòn.
Cách thực hiện:
- Giã nhuyễn 3 – 4 tép tỏi tươi rồi vắt lấy nước cốt.
- Thêm dầu mè vào nước cốt tỏi theo tỷ lệ 1:1.
- Nhúng bông gòn vào hỗn hợp dầu mè và nước cốt tỏi rồi nhét vào mỗi bên mũi từ 5 – 10 phút. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày đến khi chứng sổ mũi hết hẳn.
Làm dầu tỏi trị sổ mũi
Bản thân tỏi đã rất tốt bởi những thành phần có trong nó giúp làm giảm ngay các triệu chứng sổ mũi. Chế biến tỏi thành một loại dầu tỏi giúp bảo quản tỏi được lâu hơn nhưng không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng và hoạt chất trị sổ mũi có trong tỏi.
Chuẩn bị: Tỏi, dầu ô liu hoặc dầu mè nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Cho 2 – 3 thìa canh dầu vào chảo.
- Băm nhuyễn tỏi rồi cho vào chảo, đặt lên bếp.
- Bật bếp nấu cho sôi trong vài phút rồi tắt bếp, để nguội, cho vào hủ thủy tinh để bảo quản.
- Dầu tỏi có thể dùng để ăn hoặc có thể chấm 1 ít bôi lên đầu mũi sẽ làm dứt cơn sổ mũi.
- Bôi dầu tỏi 2 – 3 lần mỗi ngày.
Trị sổ mũi bằng trà tỏi
Trà tỏi nghe có vẻ lạ lẫm và khó uống bởi vị nồng hăng của tỏi. Tuy nhiên, loại trà này lại cực kỳ công hiệu trong việc chữa trị sổ mũi, nghẹt mũi và giải cảm cơ thể hoặc chữa viêm mũi. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị: Tỏi, nước.
Cách thực hiện:
- Băm 2 tép tỏi thật nhuyễn rồi cho vào 2 lít nước.
- Đun hỗn hợp này để sôi trên bếp trong vòng 1 giờ đồng hồ.
- Uống trà tỏi khi trà còn ấm, trước bữa ăn. Sử dụng 2 lít nước để uống dần cho 1 ngày.
Làm nước nhỏ mũi từ tỏi trị sổ mũi
Nước nhỏ mũi tỏi chữa trị viêm xoang, viêm mũi và trị sổ mũi nhờ công dụng làm lành niêm mạc mũi và giảm tiết dịch nhầy của tỏi.
Chuẩn bị: Tỏi, nước sôi, muối.
Cách thực hiện:
- Xay nhuyễn tỏi, sau đó chắt lấy nước cốt.
- Cho nước cốt tỏi vào một ly nước sôi rồi cho thêm một chút muối vào.
- Đổ dung dịch vào chai nhỏ mũi. Nhỏ mũi bằng dung dịch tỏi từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Ngoài những bài thuốc trên từ tỏi, hãy đừng quên bổ sung tỏi vào bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt, việc ăn tỏi sống để không làm các thành phần trong tỏi bị thay đổi cũng là một cách trị sổ mũi hiệu quả và đơn giản. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng liều lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng tới tiêu hóa, đặc biệt là những người có vấn đề về dạ dày.
Những lưu ý khi trị sổ mũi bằng tỏi
Sử dụng các bài thuốc từ tỏi để trị sổ mũi là phương pháp được truyền tai và truyền miệng nhau mà chưa có những minh chứng và chỉ định, chống chỉ định rõ ràng. Vì vậy, khi trị sổ mũi bằng tỏi, bạn nên chú đến những điều sau:
- Chỉ nên áp dụng cách chữa trị sổ mũi bằng tỏi khi những biểu hiện mới khởi phát và ở mức độ nhẹ.
- Ngưng sử dụng nếu thấy các phản ứng kích ứng không mong muốn.
- Thời gian sử dụng tỏi để điều trị sổ mũi không quá 10 ngày. Nếu bệnh không giảm bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
- Trong quá trình điều trị sổ mũi bằng tỏi, hãy luôn giữ vệ sinh vòm mũi bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt, trước khi nhỏ mũi bằng nước tỏi, cần rửa mũi bằng tỏi trước.
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và xây dựng lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe.
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân làm triệu chứng sổ mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
Các bạn thân mến, bài viết này đã đưa ra những gợi ý về các bài thuốc trị sổ mũi bằng tỏi đơn giản, dễ thực hiện tại nhà nhưng cho hiệu quả tốt. Hy vọng với những bài thuốc trên, quý bạn đọc sẽ nhanh chóng đẩy lùi được triệu chứng khó chịu này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!