Nước Mũi Màu Vàng Đặc Quánh: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý

Chảy nước mũi là hiện tượng bình thường của cơ thể khi gặp các vấn đề như cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm virus, khuẩn hại. Tình trạng này có thể chữa khỏi tại nhà và không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu nước mũi chảy ra có màu vàng kèm trạng thái đặc quánh thì rất có thể là cảnh báo của một số bệnh lý khác. Vậy hiện tượng nước mũi màu vàng đặc quánh là bệnh gì, có nguyên nhân do đâu và điều trị thế nào? 

Chảy nước mũi màu vàng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Nước mũi của một người khỏe mạnh thường không màu, trong suốt, lỏng được sản xuất ra hằng ngày có nhiệm vụ làm ẩm và bảo vệ xoang và khoang mũi. Mỗi ngày, cơ thể bạn sản xuất ra khoảng 1,5 lít nước mũi từ protein, muối và kháng thể, nhưng hầu hết dịch này được nuốt xuống bụng và bị hòa tan nên bạn không nhận biết được.

Khi bị bệnh, nước mũi sẽ thay đổi màu và trạng thái, thậm chí có mùi hôi. Màu sắc phổ biến là màu vàng, có thể ở dạng lỏng, đặc,… Mỗi loại sẽ là biểu hiện của một bệnh lý cụ thể nào đó.

Nước mũi màu vàng đặc quánh

Nước mũi có tính chất đặc quánh như bơ đậu và có màu vàng đậm là biểu hiện của bệnh viêm mũi do nấm. Bình thường, trong không khí chứa rất nhiều bào tử nấm lơ lửng. Khi mũi hít phải, hầu hết dịch mũi sẽ tự rửa sạch chúng rồi cuốn xuống cổ họng.

Tuy nhiên, khi bị dị ứng với loại nấm có trong không khí, chúng sẽ ở lại trong ổ xoang, gây sưng đường dẫn khí. Các bào tử nấm phát triển mạnh làm niêm mạc mũi bị tổn thương và mất đi độ ẩm. Điều này đã làm cho dịch mũi trở nên đặc quánh.

Nước mũi màu vàng đặc quánh là triệu chứng của viêm mũi do nhiểm khuẩn hoặc cảm lạnh lâu ngày
Nước mũi màu vàng đặc quánh là triệu chứng của viêm mũi do nhiểm khuẩn hoặc cảm lạnh lâu ngày

Ngoài ra, tình trạng nước mũi màu vàng đặc quánh cũng là một biến chứng của bệnh cảm lạnh khi không được điều trị bệnh kịp thời. Lúc này, các tế bào màu trắng tập trung lại vùng niêm mạc mũi bị tổn thương để chống lại vi khuẩn, chúng lẫn trong dịch nước mũi bị viêm nhiễm nên có màu vàng và đặc. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần đến gặp bác sĩ để sớm thăm khám và chữa trị.

Nước mũi màu vàng lỏng

Nước mũi có màu vàng và loãng là triệu chứng của bệnh cảm lạnh hoặc viêm xoang. Trong giai đoạn này, virus đang hoạt động mạnh mẽ trong vòm mũi và cơ thể tiết nhiều dịch nhầy hơn để chống lại. Chúng trộn lẫn vào nhau tạo ra nước mũi vàng và loãng. Đặc biệt, đối với người mắc bệnh viêm xoang, nước mũi sẽ có mùi hôi tanh.

Đây chỉ mới là những triệu chứng đầu tiên của bệnh cảm lạnh hoặc viêm xoang. Nếu không sớm điều trị, để bệnh biến chứng, nước mũi sẽ vàng và đặc quánh lại rất khó chữa.

Bệnh nhân viêm xoang có nước mũi màu vàng lỏng
Bệnh nhân viêm xoang có nước mũi màu vàng lỏng

Nước mũi màu vàng trong

Khi quan sát thấy dịch mũi có màu vàng trong chứng tỏ bạn đang bị viêm mũi dị ứng. Lúc này mũi sẽ tiết ra dịch nhầy liên tục để bảo vệ niêm mạc mũi, kèm với các tế bào kháng thể đang làm nhiệm vụ chống lại các tác nhân gây dị ứng, nước mũi sẽ ngả sang màu vàng.

Những triệu chứng thường đi kèm với tình trạng dịch mũi vàng trong là hắt hơi liên tục, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt,…

Nước mũi màu vàng chỉ chảy một bên

Nhiều trường hợp dịch mũi có màu vàng, có mùi hôi và chỉ chảy ra ở 1 bên mũi. Khi gặp triệu chứng này, có thể bạn đang bị viêm xoang do răng hoặc dị vật nằm trong mũi. Nghiêm trọng hơn, có thể bạn đang bị ung thư mũi xoang. Hãy đến tìm gặp bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoán bệnh hoặc lấy dị vật ra ngoài.

Chẩn đoán bệnh qua màu nước mũi
Chẩn đoán bệnh qua màu nước mũi

Nước mũi màu vàng lẫn máu

Nước mũi có lẫn máu do nhiều nguyên nhân gây ra, đa phần đều là lành tính. Tuy nhiên, nước mũi có màu vàng có lẫn máu thì nhiều trường hợp có thể là biểu hiện của những bệnh lý ác tính.

Dịch mũi chảy ra có mủ, lẫn với máu. Thỉnh thoảng, khi xì mũi, bạn sẽ thấy một một sổ mảng hoại tử có mùi hôi. Có khả năng, đây là hội chứng mũi xoang thường gặp ở bệnh u ác tính mũi xoang.

Ngoài nước mũi có màu vàng, dịch nhầy ở mũi khi có bệnh lý còn có thể chuyển thành một số màu khác như màu xanh, màu đỏ ,màu nâu, màu đen. Mỗi màu với mỗi biểu hiện khác nhau đều đáng để bạn lưu tâm. Chính vì vậy, khi gặp bất cứ tình trạng chuyển màu nào của nước mũi, bạn cần đến các cơ sở y tế để khám bệnh và điều trị.

Nước mũi màu vàng đặc quánh có đáng lo ngại không?

Hiện tượng chảy nước mũi màu vàng đặc quánh thường là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Các chuyên gia cho biết đa số những bệnh này không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, suy giảm sức khỏe, sức đề kháng, thậm chí gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, khứu giác là một trong các giác quan đóng vai trò quan trọng của con người nên nếu xảy ra bất thường ở cơ quan này, bạn không được xem nhẹ.

Không ít trường hợp chảy nước mũi màu vàng đặc quánh cảnh báo bệnh cảm, viêm xoang khi túi dịch phù thũng bên ngách mũi bị rách gây ra tình trạng đổi màu và tính chất của nước mũi. Hiện tượng này nếu không được chữa trị từ sớm, về lâu dài sẽ khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau đầu, sốt, nôn khi ăn uống, hơi thở có mùi hôi, nước mũi xuất hiện mủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Để tránh những biến chứng có thể xảy ra, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, đặc biệt mà nước mũi vàng và đặc quánh, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm hướng xử lý phù hợp.

Nước mũi màu vàng đặc quánh là dấu hiệu cho thấy mũi đã bị viêm mức độ nặng
Nước mũi màu vàng đặc quánh là dấu hiệu cho thấy mũi đã bị viêm mức độ nặng

Cách xử lý hiện tượng nước mũi màu vàng đặc quánh

Như đã nói, tình trạng nước mũi màu vàng đặc quánh dù không đe dọa tính mạng nhưng không được chủ quan, phải áp dụng các biện pháp khắc phục từ sớm để đảm bảo sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Mẹo dân gian

Từ xưa, dân gian đã truyền tai nhau nhiều cách khắc phục tình trạng nước mũi màu vàng đặc quánh. Biện pháp này được áp dụng phổ biến bởi sử dụng các nguyên liệu an toàn, lành tính, không gây hại cho cơ thể và mang đến hiệu quả nhanh chóng. Dưới đây là một số mẹo hay giúp xử lý nước mũi vàng, đặc quánh.

  • Dùng lá lốt: Lá lốt chứa nhiều hoạt chất với đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt, có thể chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Đầu tiên bạn chuẩn bị 1 nắm lá lốt rửa sạch, xay nhuyễn và chắt lấy phần nước cốt. Sau đó bạn nhỏ nước lá lốt vào hai bên mũi, mỗi bên từ 1 – 2 giọt và mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần.
  • Sử dụng hạt gấc: Hạt gấc cũng xuất hiện trong nhiều mẹo dân gian, bài thuốc chữa bệnh liên quan đến hệ hô hấp nhờ tính kháng viêm, diệt khuẩn tốt, có khả năng loại bỏ tình trạng nước mũi màu vàng đặc quánh. Bạn chuẩn bị 30 hạt gấc mang nướng chín trên bếp, sau đó giã nhỏ và ngâm cùng rượu trắng trong ít nhất 20 ngày. Sau thời gian này, lấy tăm bông để chấm dung dịch rượu hạt gấc lên sống mũi, thoa đều lên vùng niêm mạc mũi. Chờ 1 lúc nếu thấy có dịch nhầy từ mũi chảy ra, bạn xì cho hết nước mũi. Nên áp dụng cách làm này từ 2 – 3 lần một ngày sẽ nhanh chóng cải thiện bệnh.
  • Dùng gừng: Tương tự như lá lốt và hạt gấc, gừng cũng chứa nhiều hoạt chất có lợi giúp kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng và giảm đau. Vì thế nếu sử dụng nguyên liệu này để trị bệnh chảy nước mũi sẽ cho hiệu quả cao. Bạn có thể lấy nửa củ gừng rửa sạch, gọt vỏ rồi thái lát mỏng, nhai trực tiếp 2 – 3 lát gừng và áp dụng 3 – 4 lần một ngày. Thêm một cách chữa viêm mũi từ gừng đó là mang gừng đã rửa sạch, gọt vỏ đi giã nát, sau đó hãm cùng nước sôi trong 5 phút, thêm ít mật ong nguyên chất và uống trực tiếp. Mỗi ngày người bệnh uống 2 – 3 cốc nước gừng ấm để đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh.
Lá lốt có thể giúp làm lỏng dịch nhầy mũi
Lá lốt có thể giúp làm lỏng dịch nhầy mũi

Thay đổi sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là yếu tố tác động và làm xuất hiện tình trạng nước mũi màu vàng đặc quánh. Do vậy để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này, bạn nên chú ý:

  • Vệ sinh mũi hàng ngày: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nước mũi chảy ra có màu vàng và đặc quánh là do sự sinh sôi của vi khuẩn trong hốc mũi, làm tổn thương lớp niêm mạc ở bộ phận này. Vì thế bạn cần chú ý vệ sinh mũi hàng ngày thật sạch sẽ, nên ưu tiên sử dụng nước muối sinh lý và thực hiện rửa mũi đúng cách, không để nước tràn quá sâu vào bên trong.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống: Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt khi mũi thường xuyên hít thở, nếu môi trường sống không sạch sẽ, những dị nguyên, bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc sẽ xâm nhập vào trong cơ thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó bạn cần chú ý làm sạch không gian sống, lau chùi nhà cửa thường xuyên, đảm bảo thông thoáng.
  • Tạo độ ẩm cho không gian sống: Để tránh tình trạng mũi bị khô, bạn nên chú ý làm ẩm không khí xung quanh. Lý do là bởi nếu không khí khô có thể khiến các tác nhân gây hại hình thành, tấn công, kích thích tình trạng dị ứng, chảy nước mũi, ngạt mũi. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, trồng thêm cây xanh trong nhà, nấu nước sôi, xả nước nóng, mở cửa phòng tắm,…
Vệ sinh mũi đúng cách ngăn ngừa vi khuẩn phát triển
Vệ sinh mũi đúng cách ngăn ngừa vi khuẩn phát triển

Dùng thuốc

Nhiều trường hợp bị chảy nước mũi vàng đặc quánh liên tục nhiều ngày không thuyên giảm, dù đã áp dụng mẹo dân gian hay thay đổi thói quen sinh hoạt. Lúc này bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc Tây y hoặc Đông y.

Uống thuốc Tây y

Sau khi thăm khám, xác định được mức độ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh để ức chế sự tấn công của vi khuẩn. Bên cạnh đó đối tượng bị chảy nước mũi màu vàng đặc quánh cũng có thể dùng thêm một số thuốc đặc trị khác như: Paracetamol, aspirin, acetaminophen, ibuprofen, thuốc thông mũi có chứa thành phần phenylephrine hoặc ephedrine.

Đặc biệt, đa số những trường hợp này sẽ được kê thêm xịt mũi có chứa thành phần corticoid giúp giảm viêm mũi và một số hoạt chất khác nhằm mục đích thông mũi, co mạch, chống viêm, diệt khuẩn.

Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh nhanh chóng
Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh nhanh chóng

Thuốc Đông y

Bên cạnh thuốc tân dược, người bệnh bị chảy nước mũi vàng đặc quánh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để đẩy lùi triệu chứng. Những bài thuốc này thường chứa thành phần lành tính, an toàn, tác động trực tiếp đến căn nguyên gây bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. Sau khi đã bắt mạch, chẩn đoán mức độ, nguyên nhân gây bệnh, lương y sẽ gia giảm liều lượng thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo