Polyp Xoang Hàm Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Cách Chữa

Polyp xoang hàm là bệnh lý nhiều người gặp phải nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị. Ở bài viết này bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thông tin liên quan đến tình trạng xoang hàm phổ biến này.

Polyp xoang hàm là gì? Triệu chứng cụ thể

Polyp xoang hàm là một dạng của polyp mũi xoang, đặc trưng bởi sự hình thành một hoặc nhiều khối u lành tính, xuất hiện ngay niêm mạc mũi xoang. Những khối u này có hình dáng, kích thước khác nhau, gây chèn ép và làm thu hẹp diện tích xoang mũi.

Polyp xoang hàm là một dạng của polyp mũi xoang
Polyp xoang hàm là một dạng của polyp mũi xoang

Polyp mũi xoang được nhận biết thông qua các biểu hiện sau:

  • Ngạt mũi: Tình trạng ngạt mũi có thể nặng hoặc nhẹ tuỳ theo mức độ tiến triển của polyp mũi. Bệnh nhân thường bị ngạt cả hai mũi, khó thở vào ban đêm, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…
  • Chảy nước mũi: Khi các khối polyp hình thành, phần niêm mạc xoang mũi trở nên nhạy cảm hơn, tăng tiết dịch nhầy, dễ gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Đồng thời các khối u này cũng phát triển nhanh khiến người bệnh đau đớn.
  • Đau nhức: Cảm giác đau nhức xuất hiện nhiều ở hai bên má, sống mũi gây đau đầu. Cơn đau trở nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với tác nhân gây hại.
  • Giảm chức năng khứu giác: Polyp mũi xoang có thể khiến người bệnh bị suy giảm chức năng của mũi. Lúc này niêm mạc mũi tăng tiết dịch nhầy, trở nên viêm nhiễm, dễ ứ đọng dịch.
  • Ngủ ngáy: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của Polyp mũi xoang.

Nguyên nhân gây polyp xoang hàm

Các nguyên nhân gây polyp mũi xoang là:

  • Viêm xoang lâu ngày trở thành dạng mãn tính. Lúc này niêm mạc mũi bị tổn thương tạo điều kiện để khối polyp hình thành.
  • Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại như vi khuẩn, vi nấm, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật làm tăng nguy cơ bị polyp mũi.
  • Trường hợp có tiền sử bị hen suyễn, hội chứng Churg – Strauss có khả năng cao bị polyp mũi xoang.
  • Một số người bị dị ứng với thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau nhóm aspirin dễ mắc bệnh hơn bình thường.
Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại dễ gây polyp mũi xoang
Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại dễ gây polyp mũi xoang

Polyp xoang hàm có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết về cơ bản các khối polyp mũi xoang khá lành tính. Ban đầu bệnh chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống. Tuy nhiên nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh lý này gây ra nhiều biến chứng như:

  • Ảnh hưởng đến cổ họng: Polyp xoang hàm dễ làm kích thích niêm mạc tiết dịch mũi. Lượng dịch mũi tiết ra dễ chảy vào trong cổ họng gây viêm nhiễm. Từ đó người bệnh có nguy cơ cao bị viêm họng, viêm amidan,…
  • Tổn thương các cơ quan lân cận: Các khối polyp này khi phát triển nhanh có thể khiến các cơ quan lân cận bị tác động, tổn thương, đặc biệt là họng và tai. Khi đường hô hấp bị chèn ép, quá trình không khí lưu thông trở nên khó khăn hơn, thiếu oxy lên não và các cơ quan khác. Về lâu dài, người bệnh dễ bị tổn thương tim mạch, phổi,…
  • Làm biến dạng khuôn mặt: Polyp có thể khiến vách ngăn mũi bị vỡ, sống mũi phình lên. Khi đó người bệnh luôn có cảm giác đau đớn và tăng nguy cơ biến dạng khuôn mặt.
  • Nguy cơ đột tử: Khi thiếu oxy lên não sẽ khiến tuần hoàn máu hoạt động kém, gây suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, tình trạng này gây ngưng thở tạm thời khi ngủ vô cùng nguy hiểm, có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
  • Tổn thương chức năng nội tạng: Trong trường hợp lượng oxy vào cơ thể bị hạn chế, không đủ oxy nuôi cơ quan nội tạng khiến chúng bị tổn thương, dần suy yếu, thậm chí gây ung thư.
Polyp xoang hàm dễ làm kích thích niêm mạc tiết dịch mũi
Polyp xoang hàm dễ làm kích thích niêm mạc tiết dịch mũi

Phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán vô cùng quan trọng nhằm tìm ra nguyên nhân, mức độ bệnh lý và tạo nền tảng để xử lý bệnh tốt hơn.

Trước khi xét nghiệm hoặc thực hiện một số thủ thuật liên quan, bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu tiền sử bệnh, kiểm tra mũi, khám tổng quát.

Một số biện pháp chẩn đoán polyp xoang hàm là:

  • Nội soi mũi: Bác sĩ đưa ống nội soi vào mũi để quan sát sâu bên trong, từ đó xác định được vị trí, kích thước của khối polyp trong mũi.
  • Chụp CT: Trong trường hợp polyp có vị trí sâu trong hốc xoang, bác sĩ cần tiến hành chụp cắt lớp vi tính – CT. Hình ảnh CT có thể giúp xác định mức độ viêm, kích thước chính xác của polyp. Đặc biệt phương pháp này còn giúp loại trừ các nguyên nhân khác như ung thư, dị dạng cấu trúc mũi.
  • Xét nghiệm u xơ nang: Được tiến hành khi polyp xoang hàm xảy ra ở trẻ nhỏ. Lúc này bác sĩ cần lấy dịch tiết mồ hôi và xét nghiệm để xác định bệnh lý.
  • Xét nghiệm dị ứng: Bác sĩ nhỏ hoá chất gây dị ứng lên da và quan sát dấu hiệu. Xét nghiệm dị ứng được chỉ định với trường hợp nghi ngờ bị viêm mãn tính do dị ứng.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này giúp đo nồng độ vitamin D trong cơ thể người bệnh.
Bác sĩ áp dụng nhiều biện pháp để chẩn đoán bệnh
Bác sĩ áp dụng nhiều biện pháp để chẩn đoán bệnh

Cách điều trị Polyp xoang hàm

Polyp xoang mũi hiện nay có thể điều trị bằng nhiều cách. Tuỳ mức độ và nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà biện pháp xử lý cũng không giống nhau:

Dùng thuốc

Với tình trạng polyp xoang hàm nhẹ, mới khởi phát có thể dùng các loại thuốc có chứa corticosteroid. Đây là hoạt chất có khả năng giảm sưng viêm, làm thông mũi, hỗ trợ teo nhỏ khối polyp.

Các loại thuốc điều trị polyp xoang hàm phổ biến bao gồm:

  • Corticosteroid dạng uống: Cho hiệu quả cao, ít gây tác dụng phụ, tuy nhiên cần thận trọng trong khi dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, loét dạ dày, loãng xương, tâm thần,…
  • Thuốc xịt corticosteroid tại chỗ: Có thể giúp thu nhỏ hoặc loại bỏ polyp mũi. Thuốc xịt này giúp kiểm soát các triệu chứng của polyp mũi xoang một cách hiệu quả vì chúng ít được hấp thụ vào cơ thể.
  • Thuốc chống dị ứng và nhiễm trùng: Các thuốc kháng histamin được dùng để kháng lại tình trạng dị ứng do tiếp xúc với tác nhân gây kích thích. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng giảm ngạt mũi, giúp đường thở thông thoáng.
  • Thuốc kháng nấm: Thường được chỉ định trong trường hợp viêm xoang mạn do phản ứng miễn dịch bất thường trong cơ thể khi tiếp xúc với vi nấm.

Can thiệp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân polyp xoang hàm mức độ nghiêm trọng, không đáp ứng với việc dùng thuốc. Phương pháp phổ biến nhất cho trường hợp này là phẫu thuật nội soi. Khi thực hiện bác sĩ sẽ nạo bỏ polyp, dẫn lưu dịch ứ, mở rộng lỗ xoang để tránh tình trạng ứ trệ.

Can thiệp ngoại khoa được chỉ định cho bệnh nhân ở mức độ nghiêm trọng
Can thiệp ngoại khoa được chỉ định cho bệnh nhân ở mức độ nghiêm trọng

Một số kỹ thuật phẫu thuật mũi xoang:

  • Phẫu thuật nội soi chức năng của mũi xoang tối thiểu.
  • Phẫu thuật nội soi mũi xoang để mở sàng – xoang.
  • Phẫu thuật nội soi mũi xoang để mở sàng – hàm – trán – bướm.

Thông thường sau khi phẫu thuật, các triệu chứng do polyp xoang hàm được thuyên giảm rõ rệt, tuy nhiên bệnh vẫn có xu hướng tái phát trở lại ở trường hợp u xơ nang hoặc tiểu đường.

Lưu ý quan trọng

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để phòng tránh và hỗ trợ điều trị polyp mũi xoang:

  • Không dùng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích để tránh ảnh hưởng đến mũi xoang.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, thức ăn cay nóng và các loại thịt đỏ.
  • Vệ sinh răng miệng, mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất gây polyp.
  • Dành thời gian tập thể dục thể thao hàng ngày giúp nâng cao sức đề kháng.
  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng mũi họng khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh.

Polyp xoang hàm không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được kiểm soát từ sớm có thể gây ra nhiều biến chứng. Do đó bạn nên thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân, mức độ và các biện pháp điều trị phù hợp.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo