Viêm Xoang Sàng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả

Viêm xoang sàng là bệnh lý dai dẳng, tái phát liên tục và khó điều trị dứt điểm. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm sinh lý, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Để biết tình trạng này có nguyên nhân do đâu, triệu chứng điển hình thế nào và cách điều trị ra sao, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.

Viêm xoang sàng là gì? Phân loại chi tiết

Xương sàng nằm ở dưới trán, vị trí giữa 2 hốc mắt, bên trên hốc mũi. Trong đó có 4 hang rỗng thông với nhau. Viêm xoang sàng được hiểu là tình trạng lớp niêm mạc lót trong các xoang sàng bị nhiễm trùng. Lúc này các hốc xoang bị viêm, sưng phù, dịch trong xoang ứ đọng không thể thoát ra ngoài.

Người bệnh viêm xoang sàng có biểu hiện nghẹt mũi, đau ở vùng mặt, đau đầu do thiếu oxy não, giảm hoặc mất khứu giác.

Xương sàng nằm ở dưới trán, vị trí giữa 2 hốc mắt, bên trên hốc mũi
Xương sàng nằm ở dưới trán, vị trí giữa 2 hốc mắt, bên trên hốc mũi

Viêm xoang được chia thành 3 dạng theo vị trí đó là:

  • Viêm xoang sàng trước: Là tình trạng viêm nhiễm tại khu vực xoang nằm ở hốc mắt, sống mũi khiến người bệnh đau nhức, dịch mũi liên tục chảy ra ngoài.
  • Viêm xoang sàng sau: Tại vị trí sau của xoang sàng trước bị viêm nhiễm về phía sau gáy với triệu chứng đau sau gáy, đau đầu, mắt mờ.
  • Viêm xoang sàng 2 bên: Đây là hiện tượng cùng lúc cả xoang sàng trước và sàng sau bị viêm, tắc nghẽn.

Phân loại viêm xoang sàng theo mức độ có 2 loại:

  • Viêm xoang sàng cấp tính: Là tình trạng sưng, viêm ở các xoang cạnh mũi, lúc này các triệu chứng kéo dài không quá 4 tuần, không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, sức khỏe của người bệnh.
  • Viêm xoang sàng mãn tính: Thường xuất hiện do nhiễm trùng, dị ứng hoặc do sự tấn công của polyp xoang xoang. Khi bị bệnh lý này, các triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần, bao gồm đau đầu, sưng mặt, chảy nước mũi, chóng mặt, khó thở.
Viêm xoang sàng là bệnh lý nhiều người mắc phải
Viêm xoang sàng là bệnh lý nhiều người mắc phải

Triệu chứng viêm xoang sàng

Dấu hiệu nhận biết viêm xoang sàng phổ biến nhất đó là:

  • Mũi chảy nhiều dịch, nước mũi màu vàng, xanh, trắng đục, có mùi hôi tanh vô cùng khó chịu.
  • Người bệnh thường xuyên bị nghẹt mũi, khứu giác giảm.
  • Có nhiều đờm ở họng khiến người bệnh muốn khạc nhổ liên tục.
  • Cảm thấy đau nhức vùng mặt và đầu, đặc biệt ở vị trí giữa 2 hốc mắt, hốc mũi, đau sau gáy, ở vùng thái dương.
  • Những trường hợp bị viêm xoang sàng trước có dịch mũi tràn ra ngoài, đau gốc và hốc mũi, ngược lại viêm xoang sàng sau có dịch mũi chảy xuống họng gây ra tình trạng mờ mắt, đau đầu.
  • Những triệu chứng khác của viêm xoang sàng là đau cổ họng, sốt cao, thường xuyên mệt mỏi, uể oải, ù tai, choáng váng, khó chịu.
Nhiều người phải chung sống với viêm xoang sàng cả đời
Nhiều người phải chung sống với viêm xoang sàng cả đời

Nguyên nhân gây bệnh

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh giúp người bệnh dễ dàng có hướng xử lý và đẩy nhanh quá trình điều trị hơn. Các chuyên gia cho biết những nguyên nhân gây bệnh viêm xoang sàng đó là:

  • Dị ứng: Nếu tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, phấn thực vật, lông động vật, niêm mạc xoang có thể bị tổn thương, hình thành phản ứng viêm nhiễm.
  • Polyp mũi: Đây là những khối u nhỏ, mềm, mịn, phát triển ở niêm mạc xoang, dễ dàng gây tắc nghẽn và ảnh hưởng đến dòng chảy của dịch mũi trong xoang. Từ đó vi khuẩn có điều kiện tấn công để gây viêm.
  • Nhiễm trùng: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang sàng là nhiễm vi khuẩn hoặc virus như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae.
  • Nhiễm trùng răng miệng: Một số trường hợp bị nhiễm trùng răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu có thể làm lây lan lên các xoang và gây viêm nhiễm nếu không được xử lý đúng cách. Đặc biệt vi khuẩn từ nướu hoặc răng bị viêm lây truyền qua các ống thông khí, qua mô mềm xung quanh, xâm nhập vào niêm mạc xoang gây viêm nhiễm.
  • Môi trường: Viêm xoang sàng có thể xuất hiện do môi trường bị ô nhiễm, hít phải khói thuốc lá, khí thải từ công nghiệp, chất gây kích ứng.
  • Cấu trúc xoang sàng bất thường: Những trường hợp có cấu trúc xương sàng bất thường, hẹp khiến dịch mủ trong xoang ứ đọng, tăng nguy cơ viêm xoang sàng.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Nếu hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể khó ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng. Khi đó khuẩn hại gây viêm nhiễm ở xoang, làm xuất hiện bệnh viêm xoang sàng.

Bệnh viêm xoang sàng có nguy hiểm không?

Viêm xoang sàng ban đầu không gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể kiểm soát bằng nhiều biện pháp. Tuy nhiên bệnh lý này thường kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm.

Tình trạng này đâu ra cảm giác khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống. Nếu để bệnh tiến triển thành dạng mãn tính hoặc chữa sai cách rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như:

  • Bị sưng đau, phù nề ở mắt, mắt mờ, thị lực giảm hoặc mất hẳn, lồi nhãn cầu.
  • Viêm họng, viêm phổi, viêm thanh quản, viêm amidan,…
  • Viêm màng não mủ.
  • Viêm tai giữa, gây áp lực cho màng nhĩ, người bệnh có thể bị điếc.
Cảnh giác với các biến chứng bệnh trước khi quá muộn
Cảnh giác với các biến chứng bệnh trước khi quá muộn

Cách điều trị bệnh

Viêm xoang sàng cần được phát hiện và có biện pháp xử lý từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tùy nguyên nhân, mức độ bệnh mà phương pháp xử lý sẽ không giống nhau.

Mẹo tại nhà

Đây là biện pháp được ưu tiên khi viêm xoang sàng ở mức độ nhẹ, mới khởi phát và các triệu chứng chưa tiến triển nghiêm trọng. Bệnh nhân viêm xoang sàng có thể áp dụng một trong những cách sau:

  • Nhỏ mũi: Sử dụng các loại thảo dược quanh nhà như tỏi, cây hoa ngũ sắc, cây giao mang rửa sạch, để ráo, giã nát cùng một ít nước ấm. Sau đó người bệnh dùng nước này để nhỏ vào mũi.
  • Xông mũi: Dùng một trong các loại lá như ngải cứu, lá lốt, cây cứt lợn rửa sạch, đun cùng 500 – 1000ml nước để xông mũi hàng ngày giúp đường thở thông thoáng.
  • Dùng nước muối: Có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi mỗi ngày, hỗ trợ làm sạch dịch mũi, tạp chất bên trong, đồng thời dẫn lưu xoang mũi.

Thuốc Tây y

Sử dụng thuốc được bác sĩ chỉ định nhằm mục đích giúp bệnh nhân đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm xoang sàng. Mặc dù cho hiệu quả tích cực, tuy nhiên thuốc Tây y có khả năng cao gây tác dụng phụ. Do đó người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Một số loại thuốc trị viêm xoang sàng thường dùng là:

  • Thuốc hỗ trợ giảm đau phổ biến như: Ibuprofen, acetaminophen,…
  • Thuốc xịt mũi, thông mũi trị xoang.
  • Thuốc chống kháng histamin.
  • Thuốc kháng sinh phổ biến như: Azithromycin, Amoxicillin,…
  • Corticosteroid xịt hoặc đường uống.
Có nhiều loại thuốc được dùng để trị viêm xoang sàng
Có nhiều loại thuốc được dùng để trị viêm xoang sàng

Phẫu thuật

Nếu bệnh nhân viêm xoang sàng không thể đáp ứng với các biện pháp xử lý nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Can thiệp ngoại khoa được áp dụng cho các trường hợp như:

  • Viêm xoang sàng lan đến hốc mắt.
  • Dùng thuốc không hiệu quả.
  • Bị viêm xoang gây biến chứng áp xe não.
  • Viêm xoang đe dọa đến tính mạng.

Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ các mô xương sàng bị viêm, mở rộng lỗ thông xoang bị tắc, mở rộng lỗ thông xoang bị tắc.

Có 2 phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân viêm xoang sàng:

  • Phẫu thuật nội soi chức năng: Khi thực hiện bác sĩ sẽ dùng ống nội soi (ống được chiếu sáng và gắn camera) cùng máy bào mô microdebrider đưa vào qua mũi sau khi đã gây mê bệnh nhân. Khi đó sẽ loại bỏ mô bị viêm nhiễm và xương ở vị trí có vấn đề nhưng không làm hỏng mô lành xung quanh.
  • Phẫu thuật xoang đường ngoài: Bác sĩ tiến hành đục một lỗ ở hàm trên của miệng nhằm tiếp cận xương sàng để xử lý các vấn đề trong mũi xoang. Từ đó các tắc nghẽn và polyp trong xoang được loại bỏ, tái thông thoáng và kháng viêm trong xoang.

Thuốc Đông y

Thuốc Đông y sử dụng các dược liệu tự nhiên lành tính, tác động sâu vào bên trong cơ thể, vừa đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, vừa nâng cao sức khỏe tổng thể. Đặc biệt dùng đúng loại thuốc còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc Đông y khá lành tính, không gây tác dụng phụ như thuốc Tây y. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Sau khi thăm khám, tùy thể trạng, mức độ bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm các loại dược liệu sao cho phù hợp.

Lời khuyên về cách phòng ngừa viêm xoang sàng cho người bệnh

Để dứt điểm bệnh, ngừa tái phát chỉ dựa vào phương pháp điều trị là không đủ, bệnh nhân cần chú ý phòng tránh bệnh bằng các biện pháp như:

  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường tránh những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài
  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ không đưa tay lên ngoáy mũi.
  • Giữ ấm cơ thể, tránh để hít gió từ luồng máy lạnh, quạt thẳng vào.
  • Biết viêm xoang sàng nên ăn gì, kiêng ăn gì để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh nhanh khỏi.

Viêm xoang sàng là bệnh lý khá phổ biến, nhiều người mắc phải, gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt bệnh lý này thường kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Người bệnh ngay khi phát hiện các triệu chứng cần sớm thăm khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn phương pháp chữa phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo