Viêm tuyến tiền liệt: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị [CHUYÊN GIA HƯỚNG DẪN]

Viêm tuyến tiền liệt (tên gọi khác là viêm tiền liệt tuyến) không chỉ là căn bệnh phổ biến mà còn khó chẩn đoán và chữa trị. Tại Việt Nam, ước tính khoảng 65 – 70% số nam giới trong độ tuổi từ 45 – 75 mắc căn bệnh này. Đáng lo ngại, tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng lớn. Cụ thể, ở độ tuổi 50, khoảng 50% quý ông mắc bệnh, tỷ lệ này tăng vọt lên 70% ở độ tuổi 70 và hơn 90% ở độ tuổi trên 80.

Viêm tiền liệt tuyến là gì?

Viêm tuyến tiền liệt là một trong những dạng rối loạn tuyến tiền liệt. Hiện tượng này xảy ra khi nam giới bị viêm tiền liệt tuyến do nhiễm khuẩn hoặc một nhân tố khác. Ước tính, ¼ trong tổng số lượt khám bác sĩ về vấn đề sinh dục và tiểu tiện có liên quan đến chứng viêm tuyến tiền liệt.

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới từ 45 tuổi trở nên
Viêm tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới từ 45 tuổi trở nên

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam gồm 4 dạng:

  • Type I- Viêm nhiễm khuẩn cấp
  • Type II- Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mãn tính
  • Type III- Viêm tiền liệt tuyết mãn không nhiễm khuẩn
  • Type IV- Viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng

Các đối tượng có khả năng mắc bệnh cao nhất:

  • Nam giới có khả năng sinh hoạt tình dục
  • Người ở tuổi trung niên, từ 40 tuổi trở lên
  • Người có lối sống tình dục không lành mạnh.
  • Người bị nhiễm trùng niệu đạo hoặc bàng quang.
  • Người bị mất nước nhiều trong thời gian dài.
  • Người sử dụng ống thông tiểu để thông tắc niệu đạo.
  • Người bị nhiễm HIV do sức đề kháng đã quá yếu.
  • Người thường xuyên đi xe đạp hoặc cưỡi ngựa dẫn tới chấn thương hội âm.
  • Người rượu, chè, thuốc lá quá mức.

Triệu chứng thường gặp

BS Trần Ngọc Sinh, Trưởng bộ môn Tiết niệu học, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM cho biết, bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam khó chẩn đoán phần vì khi mới khởi phát, hầu như không có biểu hiện rõ ràng. Theo thời gian, căn bệnh này phát triển nhanh, phức tạp và chuyển xấu gây nên một số biến chứng nguy hiểm.

Một yếu tố gây khó khăn trong điều trị là do triệu chứng viêm tuyến tiền liệt khá giống với một số bệnh khác như viêm niệu đạo hay viêm bàng quang.

Đa phần, nam giới bị chẩn đoán mắc viêm tuyến tiền liệt đều cảm thấy khó tiểu, đau tức khi tiểu, cơn đau lan xuống vùng sau xương mu và tầng sinh môn. Cụ thể như sau:

  • Sốt cao, cơ thể mỏi mệt.
  • Tiểu lắt nhắt, tiểu buốt (nhất là về đêm), nước tiểu rớt thành từng giọt.
  • Bí tiểu, tiểu chậm phải rặn.
  • Vùng xương mu, tiểu khung, bẹn bìu hay tần sinh môn xuất hiện cảm giác đau tức.
  • Khi quan hệ tình dục, nam giới bị rối loạn chức năng gây xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, xuất tinh ra máu, thậm chí là kèm theo biểu hiện co cứng dương vật.
Đàn ông bị viêm tuyến tiền liệt thường có triệu chứng rối loạn tiểu tiện kèm theo sốt
Đàn ông bị viêm tuyến tiền liệt thường có triệu chứng rối loạn tiểu tiện kèm theo sốt

Nguyên nhân bệnh viêm tiền liệt tuyến phổ biến

Dưới đây là 5 nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt phổ hay gặp nhất hiện nay:

  • Do mắc một số bệnh: Bệnh viêm tinh hoàn, viêm trực tràng, viêm niệu đạo hay viêm mào tinh hoàn…
  • Vi sinh vật tấn công như: Nam giới nhiễm các loại vi khuẩn, vi rút dễ bị viêm tuyến tiền liệt. Một số tác nhân điển hình là E.coli, Gonocoque, Chlamydia, vi khuẩn lậu, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn hay trực khuẩn đại tràng.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Lạm dụng quá nhiều thực phẩm cay, nóng, thiếu hụt lượng chất xơ cần thiết và sử dụng quá nhiều chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) thúc đẩy viêm tuyến tiền liệt.
  • Ống niệu đạo bị tổn thương, sung huyết tuyến tiền liệt dẫn tới khả năng tiểu tiện bị đau buốt, bí tắc.
  • Sinh hoạt tình dục không lành mạnh: Quan hệ không điều độ, quan hệ quá mạnh… làm cơ chế xuất tinh của nam bị rối loạn. Tình trạng này làm cho tuyến tiền liệt bị ứ đọng 1 lượng dịch lớn, lâu dần gây sung huyết.
  • Tuyến tiền liệt bị chèn ép: Khi tiền liệt tuyến chịu áp lực quá lớn (ngồi lâu, đạp xe hoặc cưỡi ngựa trọng thời gian dài), máu lưu thông kém. Lúc này các bộ phận phía trên kích thích tuyến tiền liệt và niệu đạo, làm đau tuyến tiền liệt.

Bệnh viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?

Các bác sĩ chuyên khoa nhận định, viêm tuyến tiền liệt bộc lộ không rõ, diễn biến suốt thời gian dài nên khiến nhiều nam giới chủ quan. Nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời, bệnh dễ để lại biến chứng nặng nề. Cụ thể là:

  • Gây áp-xe tuyến tiền liệt
  • Nhiễm trùng máu
  • Bí tiểu cấp tính
  • Viêm nội mạc cơ tim
  • Viêm mào tinh hoàn…
  • Xơ cứng cổ bàng quang, hình thành những đợt viêm kịch phát
  • Vôi hóa hoại tử tuyến tiền liệt
  • Rối loạn xuất tinh: Xuất tinh sớm, xuất tinh ra máu hồng lẫn tinh dịch, màu tinh chuyển hẳn sang nâu đỏ và xuất hiện mùi hôi
  • Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn tăng cao…

Viêm tuyến tiền liệt tuyến liệt gây ra nhiều nguy hiểm. Nếu bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm, biến chứng được giảm xuống tối đa. Đồng thời, khả năng phục hồi trong thời gian ngắn (7 – 10 ngày) lên tới 90%. Kèm theo đó, chi phí điều trị giảm, khả năng phục hồi chức năng cao..Vì vậy khi nhận thây các triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh, anh em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Cách chữa viêm tuyến tiền liệt

Hiện nay có nhiều cách được áp dụng để điều trị viêm tuyến tiền liệt. Dùng thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật tùy theo mức độ trầm trọng khác nhau. Tuy nhiên trước khi điều trị, người bệnh cần được kiểm tra cẩn thận để xác định rõ vấn đề đang mắc phải.

1. Chữa viêm tuyến tiền liệt bằng Đông y

Dựa vào thể bệnh và mức độ bệnh lý của từng người bệnh, thầy thuốc có thể đưa ra những cách chữa viêm tuyến tiền liệt bằng Đông y khác nhau.

Ngoài bài thuốc gia truyền chữa viêm tuyến tiền liệt của Đỗ Minh Đường, người bệnh có thể tham khảo thêm một số giải pháp điều trị bệnh bằng Đông y khác dưới đây:

  • Thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt

Các vị thuốc Đông y bào chế 100% từ thảo mộc thiên nhiên, khi hấp thu vào cơ thể giúp bổ thận, tráng dương, cải thiện tuần hoàn lưu thông máu và đả thông kinh mạch. Từ đó, chức năng sinh dục của nam giới được cải thiện đáng kể.

Thuốc Đông y giúp bổ thận, tráng dương, lưu thông khí huyết và cải thiện chức năng sinh dục nam giới
Thuốc Đông y giúp bổ thận, tráng dương, lưu thông khí huyết và cải thiện chức năng sinh dục nam giới

Một số vị thuốc Đông y có tác dụng tốt trong điều trị căn bệnh này như: Vương bất lưu hành, Thạch xương bồ, Đương quy, Dâm dương hoắc, Nguyên hồ, Bại tương thảo, Thương truật, Tỳ giải, Liên tâm, Nữ trinh tử, Thục địa,…Những vị thuốc này thường được bào chế thành dạng thuốc uống hoặc thuốc nhét hậu môn.

  • Xoa bóp, bấm huyệt

Ngoài các bài thuốc, Đông y còn sử dụng cách xoa bóp, bấm huyệt để điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt, cụ thể:

Phương pháp xoa bóp: Bệnh nhân dùng hai tay đặt chồng lên nhau, sau đó dùng một lực vừa phải xoa bùng dưới theo chiều kim đồng hồ trong vòng 3 phút. Mục đích làm ấm vùng bụng dưới, giúp máu lưu thông ở bộ phận này tốt hơn.

Phương pháp bấm huyệt:

Cách chữa này dùng lực tay để tác động vào các huyệt có tác dụng đối với viêm tuyến tiền liệt như: Huyệt Quan nguyên; Huyệt Trung cực, Huyệt Thận du… Ngoài ra, còn một số huyệt người bệnh nên áp dụng gồm Bát liêu, Dương lăng truyền, Tam âm giao.

– Đánh giá:

  • Ưu điểm: Thuốc trị bệnh từ sâu bên trong cơ thể, lấy việc phục hồi nguyên khí làm cốt nên ngăn ngừa khả năng tái phát, thuốc an toàn, lành tính và không gây hại cho gan, thận. Ngoài ra, với phương pháp này, người bệnh có thể chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà.
  • Nhược điểm: Sắc thuốc kỳ công, hiệu quả phát huy chậm từ 1 – 3 tháng, kể từ khi sử dụng. Các huyệt vị cần được xác định chính xác và cần người có kinh nghiệm thực hiện.

2. Dùng thuốc Tây y

Mục đích của việc dùng thuốc là giảm đau nhanh, hạ sốt, phòng ngừa viêm nhiễm và giúp quá trình thải tiểu diễn ra dễ dàng hơn. Ba loại thuốc đặc hiệu điều trị viêm tuyến tiền liệt được áp dụng phổ biên hiện nay gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Dùng để ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn. Các loại thuốc được chọn lựa nhiều là: Nhóm thuốc beta-lactamin (ceftriaxone, amoxicillin), nhóm thuốc macrolid (azithromycin, clarithromycin), nhóm thuốc quinolone (ciprofloxacin, levofloxacin) hay Trimethoprim…
  • Nhóm thuốc Alpha blockers: Dùng để giảm đau nhanh, giúp co giãn cơ vòng giúp nước tiểu thoát ra dễ dàng hơn (alfuzosin, tamsulosin, terazosin, doxazosin…).
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol, aspirin) và các thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofene, diclophenac…): Tác dụng giảm nhanh triệu chứng đau, sốt của bệnh.

– Đánh giá:

  • Ưu điểm: Thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, tiện lợi, dễ sử dụng.
  • Nhược điểm: Khả năng tái bệnh cao. Người bệnh có thể gặp tác dụng phụ và tương tác thuốc.

– Lưu ý: Nam giới dùng thuốc cần tuân theo đúng chỉ định điều trị, tránh lạm dụng hoặc tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Điều trị bằng thuốc Tây y giúp giảm đau, hạ sốt, phòng ngừa viêm nhiễm và lợi tiểu
Điều trị bằng thuốc Tây y giúp giảm đau, hạ sốt, phòng ngừa viêm nhiễm và lợi tiểu

3. Điều trị viêm tuyến tiền liệt bằng vật lý trị liệu

Chữa viêm tuyến tiền liệt bằng vật lý trị liệu nhằm giúp cơ thể nam giới khỏe mạnh, cơ co bóp tốt hơn. Một số cách vật lý trị liệu hiệu quả, an toàn như:

  • Vận động trị liệu: Nằm thả lỏng, tâm trang thư thái, kê 1 chiếc gối ấm xuống vùng cơ đáy chậu để giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu và làm cơ mềm hơn.
  • Sử dụng sóng Viba, sóng cao tần: Nhằm tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và cải thiện tốt tuần hoàn lưu thông máu.
  • Tắm ngồi: Tức là, nam giới ngâm nửa người vào bồn nước nóng từ 15 – 20 phút giúp thư giãn vùng bụng dưới, tầng sinh môn và giúp giảm đau.

– Đánh giá:

  • Ưu điểm: Giúp điều trị bệnh hiệu quả từ sâu bên trong cơ thể và phục hồi chức năng tốt hơn.
  • Nhược điểm: Chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thay thế hiệu quả sử dụng thuốc.

4. Trị viêm tuyến tiền liệt bằng cách phẫu thuật

Phẫu thuật là cách điều trị cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tiền liệt nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giảm đau hoặc thông tiểu. Một số cách thức phẫu thuật phổ biến hiện nay, gồm:

– Phẫu thuật mở: Tạo vết cắt qua da để loại bỏ vết viêm tuyến tiền liệt và các mô xung quanh. Cách làm này thường gây đau, chảy máu nhiều và mất nhiều thời gian phục hồi.

– Phẫu thuật nội soi: Tiếp cận vùng tuyến tiền liệt qua 1 công cụ chuyên khoa, xử lý trực tiếp thông qua màn hình lớn. Cách chữa này giúp người bệnh ít đau, không chảy máu và quá trình phục hồi nhanh.

– Đánh giá:

  • Ưu điểm: Giúp loại bỏ tối đa triệu chứng bệnh một cách hiệu quả.
  • Nhược điểm: Phẫu thuật phức tạp, không tránh khỏi nguy cơ tái bệnh, thậm chí chỉ một sơ xuất cũng dễ gây biến chứng như: Phản ứng phụ của thuốc gây mê, tổn thương cơ quan lân cận, viêm nhiễm tại vị trí phẫu thuật hoặc lưu lại cục máu đông.

Trả lời câu băn khoăn thường gặp

1. Viêm tuyến tiền liệt có gây vô sinh không?

Theo các chuyên gia, bệnh này có thể gây vô sinh, bởi vì:

Tinh dịch bị nhiễm khuẩn

Tiền liệt tuyến bị viêm khiến thành phần tinh dịch chứa 1 lượng lớn vi khuẩn. Độc tố vi khuẩn đi kèm với tế bào viêm sẽ làm tiêu hao lượng lớn oxy hóa, chất dinh dưỡng trong thành phần tinh dịch cạn kiệt dần. Từ đó, hoạt động tinh dịch bị ảnh hưởng gây rối loạn khả năng sinh sản.

pH trong tinh dịch thay đổi

Thành phần tinh dịch chứa một lượng kiềm lớn. Khi độ pH trong cơ thể tăng cao, độ kiềm thay đổi gây tinh trùng chết yểu hoặc phát triển kém so với người bình thường.

Độ nhớt tinh dịch tăng

Dịch tuyến tiền liệt và quá trình bài tiết sẽ ngưng trệ ít/nhiều nếu nam giới bị viêm tuyến tiền liệt. Cơ thể bị đông máu tăng khiến hoạt động của tinh trùng cũng như chức năng của nó bị giảm thiểu. Khả năng tinh trùng tiếp cận được trứng trong môi trường khi giao hợp với bạn tình là rất thấp, khả năng vô sinh tăng cao.

2. Bị viêm tuyến tiền liệt có nên quan hệ không?

Câu trả lời cho vấn đề này là tùy vào mức độ viêm nhiễm của người bệnh:

Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh vẫn có thể duy trì tần suất và mức độ quan hệ như một người bình thường.

Không quan hệ khi viêm nhiễm nặng, tuyến tiền liệt bị lở loét, tiểu có màu vàng đục lẫn máu hồng và mủ tinh dịch. Nếu cố tình quan hệ vào thời điểm này, bộ phận sinh dục cả ở nam và nữ đều có thể bị viêm nhiễm gây nên một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Theo các chuyên gia, nếu bị viêm tuyến tiền liệt nặng người bệnh không được quan hệ tình dục
Theo các chuyên gia, nếu bị viêm tuyến tiền liệt nặng người bệnh không được quan hệ tình dục

Bên cạnh đó khi quan hệ cần chú ý:

  • Chỉ quan hệ khi bác sĩ đồng ý.
  • Trước khi quan hệ, cả nam và nữ cần vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ.
  • Bị viêm tuyến tiền liệt cần kiêng gì? Không quan hệ tình dục với mật độ dày đặc, tư thế khó hoặc thô bạo trong thời gian này để tránh dương vật bị tổn thương.
  • Tuyệt đối không quan hệ bằng miệng trong trường hợp này để tránh nữ giới bị nhiễm khuẩn.
  • Nên sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm

Cách phòng bệnh hiệu quả

Nhằm hạn chế tới mức tối đa mức độ nguy hiểm của bệnh, nam giới bên cạnh điều trị nên tuân thủ một vài lưu ý nhỏ giúp phòng bệnh hiệu quả như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
  • Tránh vận động mạnh, nhất là dồn áp lực lên tuyến tiền liệt.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh.
  • Uống 8 – 12 cốc nước/ngày để làm sạch đường tiết niệu.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Tuyến tiền liệt nằm khá sâu trong bộ phận sinh dục ở nam nên nhiều khi không được quan tâm đúng mức. Thế nhưng, khi tuyến tiền liệt bị viêm, sức khỏe sinh sản của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, viêm tuyến tiền liệt không thể coi nhẹ. Ngay khi nhận thấy các vấn đề bệnh lý dù là nhỏ nhất, nam giới cần sớm tới các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, điều trị hợp lý.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo