Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Thận | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hồ Chí Minh

Tiểu đêm là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là người già, gây ra nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe tổng thể. Hiện tượng này có thể xuất hiện do các nguyên nhân khác nhau và cảnh báo một số bệnh lý cần chú ý. Để hiểu rõ hơn về chứng đi tiểu nhiều lần trong đêm cùng biện pháp xử lý và phòng ngừa, bạn đọc đừng bỏ qua thông tin hữu ích được chia sẻ ở bài viết dưới đây. 

Tiểu đêm là hiện tượng gì?

Theo nhịp sinh học con người, mỗi ngày chúng ta sẽ đi tiểu khoảng 8 lần, trong đó có 7 lần ban ngày và 1 lần ban đêm. Tuy nhiên có không ít trường hợp tiểu đêm nhiều đến 2 – 3 lần, thậm chí nhiều hơn và kéo dài trong nhiều ngày. Đây không còn là hiện tượng bình thường mà được xem là bệnh lý, cần được chú ý và tìm biện pháp điều trị từ sớm.

Tỷ lệ mắc chứng tiểu đêm tăng dần theo độ tuổi, mặc dù bệnh có thể gặp ở người trẻ nhưng số lượng lớn hơn rơi vào khoảng từ 50 tuổi trở lên do cơ quan tiết niệu bị lão hóa, dần suy giảm chức năng. Tiểu đêm cản trở giấc ngủ ngon, sâu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và làm giảm tinh thần người bệnh vào sáng hôm sau.

Nam giới trên 50 tuổi thường mắc chứng tiểu đêm nhiều
Nam giới trên 50 tuổi thường mắc chứng tiểu đêm nhiều

Nguyên nhân tiểu đêm

Hiện tượng tiểu đêm nhiều xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

Do mất cân bằng dịch

Mất cân bằng dịch chính là tình trạng lượng tiểu tạo ra lớn hơn 40ml/kg trong 24 giờ thường do uống quá nhiều nước, uống rượu bia hoặc mắc bệnh suy thận mạn, tăng canxi huyết, bệnh đái tháo đường. Khi nước tiểu tạo ra quá lớn khiến bàng quang nhanh đầy, hệ thần kinh sẽ kích thích bạn phải thức giấc để đi tiểu. 

Nếu bạn tiểu đêm nhiều thường do thói quen uống nhiều nước khi gần giờ đi ngủ, đặc biệt là đồ uống chứa cafein và cồn. Đây là nguyên nhân phổ biến nhưng dễ khắc phục, do vậy bạn không cần quá lo lắng.

Do thần kinh

Thông thường, dung tích bàng quang của người trưởng thành đạt từ 300 – 400ml nước tiểu. Nếu chất lỏng đầy bàng quang, hệ thần kinh sẽ kích thích não phát tín hiệu để bạn buồn tiểu. Tuy nhiên do nhiều vấn đề thần kinh sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động này. Một số bệnh thần kinh gây tiểu nhiều vào ban đêm như đái tháo đường, hội chứng chèn ép tủy sống, xơ cứng rải rác từng đám, Parkinson,…. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tiểu đêm nhiều ở phụ nữ. 

Rối loạn đường tiểu dưới

Cơ thể của chúng ta cần được cô đặc nước tiểu để duy trì giấc ngủ ngon, liền mạch vào ban đêm, không bị cảm giác buồn tiểu làm thức giấc, mất ngủ. Tuy nhiên nếu bị rối loạn đường tiểu dưới, cụ thể gặp các vấn đề như bệnh tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm nhiễm ở cơ quan này sẽ khiến chức năng cô đọng nước tiểu hoạt động kém hơn, dẫn đến tiểu đêm nhiều.

Rối loạn đường tiểu dưới là nguyên nhân gây tiểu đêm
Rối loạn đường tiểu dưới là nguyên nhân gây tiểu đêm

Tăng sản tuyến tiền liệt

Tăng sản tuyến tiền liệt còn được gọi là phì đại tuyến tiền liệt, phổ biến ở đối tượng nam giới trên 50 tuổi. Theo thống kê, có đến hơn 50% nam giới trong độ tuổi từ 51 – 60 mắc bệnh lý này và con số này lên tới 90% đối với nam giới trên 80 tuổi. Mặc dù là bệnh lành tính, tuy nhiên nó khiến dòng chảy nước tiểu bị ngắt quãng, thành bàng quang dày hơn khiến chúng ta khó làm trống nước tiểu hoàn toàn.

Tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng một số loại thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc lợi tiểu chữa tăng huyết áp, trị phù ngoại biên ở mắt cá hoặc bàn chân như phenytoin, demeclocycline, lithium, furosemide, bạn có thể gặp tác dụng phụ đó là chứng tiểu đêm nhiều. Ngoài ra, khi lạm dụng các loại thuốc tân dược, sử dụng không đúng chỉ định từ bác sĩ cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến bàng quang, gây tiểu đêm thường xuyên. 

Tiểu đêm nhiều có hại không?

Thực tế có không ít trường hợp cho rằng việc tiểu đêm là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, ai cũng mắc phải nên có tâm lý chủ quan. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là bệnh lý, có thể cảnh báo những nguy hại, do vậy bạn cần chú ý đến các triệu chứng để tìm cách chữa trị, phòng ngừa.

Hiện tượng tiểu đêm nhiều trong thời gian dài thường là dấu hiệu của các bệnh lý như:

  • Viêm tuyến tiền liệt: Khi tuyến tiền liệt bị viêm dẫn đến hiện tượng phình to lên, làm chèn ép bàng quang và đường dẫn nước tiểu.
  • Thận yếu: Thận yếu có biểu hiện chính là chức năng lọc nước tiểu bị suy giảm khiến quá trình lọc nước tiểu diễn ra nhanh hơn bình thường và tăng nguy cơ chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…
  • Viêm bàng quang: Tiểu đêm có thể là cảnh báo của chứng viêm bàng quang khiến bàng quang bị suy giảm chức năng, tiết nước tiểu nhiều hơn, kèm theo đó người bệnh sẽ bị tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Sỏi thận: Sỏi thận là vật nằm ở đường tiết niệu khiến kích thước đường tiết niệu lớn hơn, gây căng tức nên người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu.
Tiểu nhiều về đêm có thể cảnh báo nguy cơ sỏi thận
Tiểu nhiều về đêm có thể cảnh báo nguy cơ sỏi thận

Khi tiểu đêm xuất hiện dày đặc và không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể, gây mất ngủ trong thời gian dài, khiến hệ thần kinh suy nhược, tinh thần bị tác động tiêu cực. Vì thế ngay khi có những biểu hiện kể trên, bạn cần nhanh chóng thăm khám để được bác sĩ tư vấn hướng giải quyết phù hợp.

Cách trị bệnh tiểu đêm nhiều lần hiệu quả nhanh

Trong trường hợp đi tiểu nhiều vào ban đêm do yếu tố thói quen sinh hoạt, bạn có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống, giữ tâm lý thoải mái, tạo thói quen đi tiểu trước khi ngủ để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên nếu tiểu đêm kéo dài trong khoảng thời gian lâu kéo theo các triệu chứng đau tức bụng, tiểu ra máu, tiểu rát,… khả năng lớn đó chính là dấu hiệu quả bệnh lý nào đó, các bạn cần sớm tới bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời tránh để bệnh nặng hơn.

Hiện nay có 3 cách chính để điều trị tình trạng này là: Phương pháp dân gian, Tây y và Đông y. Cụ thể về từng liệu pháp này như sau:

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Từ xa xưa, cha ông ta đã lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian được đúc rút kinh nghiệm từ nhiều thế hệ. Với chứng bệnh này có một số bài thuốc dân gian được đánh giá mang lại hiệu quả cao như:

  • Bài thuốc chữa tiểu đêm bằng rau bắp ngô, kim tiền thảo: Người bệnh dùng 2 nguyên liệu này với lượng bằng nhau rồi đun với nước, uống thay nước hàng ngày. Áp dụng bài thuốc này liên tục 2 tuần sẽ giúp giảm chứng tiểu đêm nhiều lần.
  • Bài thuốc từ quả bưởi: Người bệnh chỉ cần ăn bưởi hàng ngày hoặc ép lấy nước uống sẽ giúp giảm chứng đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
  • Bài thuốc từ giá đỗ: Người bệnh dùng giá đỗ luộc lấy nước uống và ăn cả giá để thay. Kiên trì thực hiện khoảng 7 ngày sẽ thấy kết quả.
Chữa tiểu đêm bằng giá đỗ hiệu quả tại nhà
Chữa tiểu đêm bằng giá đỗ hiệu quả tại nhà

Những bài thuốc dân gian này dễ thực hiện. Tuy nhiên hiệu quả do cơ địa mỗi người. Trong trường hợp các bạn áp dụng nhiều ngày nhưng không có kết quả cần nghĩ tới một phương án khác để khắc phục chứng bệnh.

Chữa tiểu đêm nhiều lần bằng Đông Y

Bên cạnh phương pháp dân gian hay Tây y thì những bài thuốc Đông y được nhiều người bệnh áp dụng vì nó đảm bảo an toàn có thể khắc phục những yếu điểm của thuốc Tây y và hiệu quả cao hơn so với bài thuốc dân gian.

Đông y chữa tiểu đêm an toàn hiệu quả
Đông y chữa tiểu đêm an toàn hiệu quả

Một số bài thuốc Đông y có tác dụng hiệu quả để điều trị bệnh tiểu đêm nhiều lần như:

  • Bài thuốc 1: Vị thuốc gồm sơn thù, hắc táo nhân, viễn chí, liên nhục, hoài sơn,… Mỗi ngày người bệnh sắc uống 1 thang giúp cải thiện chứng tiểu đêm nhiều lần.
  • Bài thuốc 2: Nguyên liệu gồm các vị thuốc như ngải điệp, hoàng kì, bạch truật, tang ký sinh, tơ hồng xanh,… Người bệnh sắc uống hàng ngày tới khi bệnh thuyên giảm thì thôi.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng các vị thuốc là thục địa, viễn chí, liên nhục, kim anh,… Kiên trì mỗi ngày uống một tháng uống như vậy, giúp cải thiện tình trạng tiểu đêm nhiều lần.

Điều trị hay đi tiểu đêm nhiều bằng thuốc Tây y

Trong trường hợp người bệnh bị tiểu đêm do bệnh lý về thận, viêm tuyến tiền liệt,… thường được bác sĩ kê một số loại thuốc tiểu đêm như:

  • Các thuốc chẹn alpha-1 (indoramin, terazosin, doxazosin, tamsulosin,…) có tác dụng giảm trương lực cơ, kích thích bàng quang co giãn dễ dàng từ đó giảm tình trạng rối loạn đường tiểu.
  • Thuốc Darifenacin: Tác dụng nhằm giảm sự co trơn của bàng quang, giảm tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
  • Thuốc Solifenacin (vasiare): Có tác dụng giảm nhịp co cơ của bàng quang, giúp bàng quang giữ nước tiểu khối lượng lớn.

Các loại thuốc này có hiệu quả tốt với người bệnh tuy nhiên lại gây ra nhiều tác dụng phụ như gây đau dạ dày, buồn nôn, chóng mặt,…

Thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần kê đơn
Thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần kê đơn

Cách phòng ngừa tình trạng tiểu đêm

Để có thể phòng ngừa tình trạng tiểu đêm, tránh nguy cơ gặp phải những tác hại không mong muốn, bạn cần chú ý một số vấn đề như:

  • Nên bổ sung cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để ổn định chức năng bài tiết của thận.
  • Không nên uống nhiều nước cùng lúc, đặc biệt chỉ nạp một lượng nước nhỏ trước khi ngủ, tránh phải đi tiểu nhiều lần trong đêm.
  • Bạn nên thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe tổng thể, ổn định chức năng của các cơ quan nội tạng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh xa thực phẩm có hại, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia,…
  • Ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám bác sĩ để sớm điều trị, ngăn ngừa rủi ro.

Người mắc bệnh tiểu đêm nhiều lần dù áp dụng phương pháp điều trị nào các bạn cũng cần lưu ý kết hợp với việc điều chỉnh lại thói quen hàng ngày đặc biệt là tránh uống nhiều nước vào buổi tối, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tránh viêm nhiễm khiến chứng tiểu đêm tái phát lại. Chúc các bạn sức khỏe!

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *