Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành từ các chất của nước tiểu nằm ở bên trong thận. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người lớn tuổi. Thay vì chủ quan, người bệnh nên sớm phát hiện bệnh để có các biện pháp điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn sự phát triển của sỏi thận, tránh biến chứng nguy hiểm.

Sỏi thận là gì? Nhận biết dấu hiệu

Sỏi thận xảy ra khi các chất khoáng trong nước đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản và hình thành tinh thể rắn. Sỏi có nhiều kích thước, từ nhỏ đến lớn vài cm, có thể lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quan.

Sỏi thận là gì? Đâu là nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh
Sỏi thận là gì? Đâu là nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh

Các chuyên gia sẽ dựa vào thành phần của sỏi để chia bệnh thành 4 loại: sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvit, sỏi cystin. Trong 4 loại trên, chỉ có sỏi canxi thuộc nhóm sỏi cản quang, 3 loại còn lại là sỏi không cản quang.

Dấu hiệu sỏi thận

Khi sỏi thận xuất hiện, đường tiết niệu bị kích thích dẫn đến co thắt, bóp chặt và gây tắc nghẽn. Lúc này nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài và làm tăng áp lực lên vùng bể thận, từ đó dẫn đến đau lưng và nhiều triệu chứng sỏi thận khác:

  • Sỏi thận gây đau lưng

Niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang, do đó sỏi thận xuất hiện sẽ tạo ra sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu và gây đau lưng. Cơn đau bắt đầu từ thắt lưng, ở một hoặc cả 2 bên hạ sườn, sau đó lan dần từ vùng hố thắt lưng xuống phía dưới hoặc phía trước hố chậu, đùi, thậm chí lan sang cả bộ phận sinh dục. Đau co thắt từ bên trong, kéo dài từ 20 – 60 phút, thậm chí là vài giờ. Người bệnh nằm tư thế nào cũng cảm thấy đau nhức, có thể tiểu ra máu, sốt hoặc ớn lạnh.

Dấu hiệu nhận biết sỏi thận

Nếu sỏi thận phát triển và hình thành các viên sỏi to, chúng sẽ tạo áp lực lên khu vực bị ảnh hưởng và gây chèn ép tại các vùng mô xung quanh. Khi đó người bệnh còn cảm thấy đau khi ngồi lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Lúc này có thể sỏi đã to hơn và gây áp lực lên khu vực bị ảnh hưởng.

  • Triệu chứng bí đái và sỏi thận tiểu ra máu

Dù lượng nước uống vào không thay đổi nhưng lại đi tiểu nhiều và tiểu buốt hơn bình thường. Đó là vì các viên sỏi di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo làm xuất hiện các vết xước, gây viêm nhiễm, thậm chí tiểu ra máu.

  • Sốt và có cảm giác ớn lạnh

Sỏi thận có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu khiến người bệnh bị ho, sốt và toàn thân ớn lạnh. Bên cạnh đó thận và ruột còn có sự liên kết thông qua dây thần kinh. Vì vậy bệnh sỏi thận cũng gây ra các ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy buồn nôn.

  • Sưng vùng thận

Nếu không điều trị kịp thời, sỏi thận có thể gây sưng thận, bụng, háng hoặc khu vực xung quanh. Các triệu chứng diễn ra âm thầm nên người bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Vì vậy bạn nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và đi thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời.

Ngoài ra dấu hiệu nhận biết sỏi thận ở nam cũng tương đồng với sỏi thận ở nữ. Trên thực tế, hầu như phụ nữ nào cũng có sỏi trong thận, tuy nhiên mỗi người sẽ có số lượng, kích thước và khả năng tự đào thải khác nhau. Nếu sỏi bị mắc kẹt quá nhiều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh được hình thành từ rất nhiều nguyên nhân, có thể do bẩm sinh, thừa cân, tăng huyết áp, đái tháo đường, dư thừa thức ăn trong cơ thể,… Sau đây là các nhân tố chính gây sỏi thận:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý

Thực phẩm mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn, chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra muối còn gia tăng sự đào thải natri, kéo theo sự tăng ion canxi tại ống thận. Nồng độ canxi cao tạo điều kiện để hình thành các loại sỏi.

  • Nước tiểu ít

Công việc nặng, tập thể dục cường độ cao hoặc khí hậu khô nóng khiến lượng nước tiểu ít dần, cơ thể không đủ nước để hòa tan muối dẫn đến lắng đọc natri và hình thành sỏi.

Các nguyên nhân gây ra sỏi thận

  • Mắc bệnh về đường tiêu hóa

Tiêu chảy, viêm loét đại tràng hoặc phẫu thuật dạ dày sẽ làm giảm lượng lớn chất lỏng từ cơ thể và giảm lượng nước tiểu được đào thải. Cơ thể hấp thu và gia tăng oxalate trong nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi để hình thành sỏi thận oxalat canxi.

  • Bệnh lý về đường tiết niệu

Một số bệnh đường tiểu gây cản trở lưu thông nước tiểu dẫn đến ứ đọng và hình thành các viên sỏi. Nhóm sỏi bàng quang, sỏi niệu quản có thể nhiễm khuẩn ngược dòng và làm thận bị hư tổn.

  • Béo phì

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí The American Medical Association, người có chỉ số BMI cao (chỉ số khối của cơ thể) dễ mắc bệnh sỏi thận hơn người bình thường. Vì vậy một trong những yếu tố làm giảm nguy cơ mắc bệnh là kiểm soát tốt cân nặng của cơ thể.

  • Sử dụng thuốc uống tùy tiện

Nhiều người dùng thuốc bừa bãi, không theo chỉ định trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Ngoài ra việc uống bổ sung vitamin C và canxi hằng ngày cũng có thể dẫn đến dư thừa, chuyển hóa các chất thành oxalat đào thải ra ngoài thận và khiến thận bị quá tải.

  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Nhịn ăn sáng, nhịn tiểu, uống ít nước, mất ngủ,… đều là nguyên nhân gây bệnh. Khi người bệnh sinh hoạt không khoa học, độc tố khó có thể đào thải ra bên ngoài, dịch mật tích tụ trong túi mật, các mô thận bị tổn thương không thể tái tạo và phục hồi.

  • Yếu tố di truyền

Gần 25% trường hợp bị sỏi thận do gen di truyền. Vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh của người có có cha mẹ hoặc người thân bị sỏi thận sẽ cao hơn người khác.

Đối tượng dễ mắc bệnh và phương pháp chẩn đoán

Đối tượng dễ mắc bệnh sỏi thận:

  • Trẻ sinh non: Yếu tố hình thành sỏi thận là do cơ thể không uống đủ nước, đào thải ít hơn 1l nước tiểu mỗi ngày. Đây là lý do sao trẻ sinh non dễ mắc bệnh sỏi thận. Tuy nhiên người ở độ tuổi 20 - 50 cũng rất dễ mắc căn bệnh này.
  • Người da trắng dễ bị sỏi thận hơn người da đen (theo báo cáo của Hoa Kỳ).
  • Nam giới dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.
  • Gia đình có tiền sử bị bệnh sỏi thận, tăng nguy cơ tái phát.
  • Người có những yếu tố mắc bệnh như: Dễ mất nước, béo phì, chế độ ăn không khoa học, phẫu thuật dạ dày, viêm ruột, sử dụng nhiều thuốc,...

Các phương pháp chẩn đoán bệnh:

Hiện nay, các bác sĩ có thể chẩn đoán sỏi thận thông qua việc khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu, chụp X- quang, siêu âm bụng, chụp CT,… Từ đó bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân, dấu hiệu và mức độ bệnh lý để đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận

Các triệu chứng của bệnh sỏi thận chỉ có thể nhận biết rõ ràng khi sỏi thận di chuyển tới niệu quản. Lúc này ngoài những cơn đau dữ dội ở vùng hông lưng, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt: Người bị sỏi thận sẽ có nhu cầu đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là khi viên sỏi nằm ở niệu quản đầu bàng quang hay ở cổ bàng quang. Việc thường xuyên đi tiểu, tiểu với lượng nhỏ (hay còn gọi là tiểu rắt), khả năng cao sỏi thận đang di chuyển qua niệu quản. Lúc này, sỏi thận sẽ kích thích bàng quang và khiến người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu. Tuy nhiên, nếu sỏi thận đã phát triển lớn có thể làm tắc nghẽn niệu đạo, gây rối loạn co thắt cơ trơn bàng quang và tạo tín hiệu buồn tiểu giả rất khó chịu. 
  • Tiểu ra máu: Bệnh khi phát triển sẽ gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu và khiến bộ phận này bị chảy máu. Vậy nên trong một vài trường hợp, khi tiểu bạn sẽ thấy nước tiểu có màu hồng hoặc nâu. Nếu không may rơi vào tình trạng này, tốt nhất bạn nên tới bệnh viện thăm khám và tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt. 
  • Buồn nôn, nôn: Đây là dấu hiệu sỏi thận đang bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần khiến nước tiểu không di chuyển tới bàng quang. Cộng thêm các dây thần kinh ở ruột và thận có mối liên quan tới nhau nên khi tắc nghẽn ở thận chúng sẽ làm ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, kích hoạt dây thần kinh, làm cho da dày co thắt, khó chịu và dẫn tới hiện tượng buồn nôn, nôn. 
  • Sốt, lạnh: Dấu hiệu nhận biết này thường đi kèm với các triệu chứng sỏi thận ở nữ. Chúng cho thấy người bệnh đã bị nhiễm trùng, bởi sỏi thận là nơi vi khuẩn dễ dàng phát triển. 
  • Nước tiểu có màu đục: Nếu nước tiểu có màu đục, khả năng cao là bạn đang bị sỏi hoặc nằm trong danh sách đối tượng dễ bị sỏi thận - tiết niệu. Hiện tượng này xuất hiện do quá trình lắng đọng chất cặn bã hoặc cũng có thể là vì viêm đường tiết niệu. 
  • Cảm thấy đau rát khi đi tiểu: Tắc nghẽn đường dẫn tiểu gây tiểu khó, tiểu buốt diễn ra khi sỏi rơi xuống niệu quản hoặc từ bàng quang xuống niệu đạo. Chưa kể, khi phát triển, sỏi cọ vào niêm mạc niệu quản, niệu đạo gây đau và nóng rát khi tiểu. Kèm theo đó là các cơn đau cùng các tình trạng viêm nhiễm khác. 
  • Vô niệu: Sỏi niệu quản có thể gây ra vô niệu một phần hoặc toàn phần. Trong đó, vô niệu một phần là do sỏi gây tắc một bên thận, toàn phần là gây tắc nghẽn cả 2 bên. Đây là trường hợp cần được xử lý gấp để tránh bị vỡ thận, suy thận cấp. 

Sỏi thận có nguy hiểm không?

Những viên sỏi nhỏ có khả năng bào mòn và đào thải bằng đường nước tiểu. Tuy nhiên, khi khoáng chất bị đọng lại quá nhiều sẽ làm tăng kích thước của sỏi. Khi viên sỏi càng lớn, mức độ ảnh hưởng càng cao. Cụ thể:

  • Sỏi thận 3mm: không quá nguy hiểm, viên sỏi có thể rơi xuống bàng quang và ra ngoài theo đường tiểu khi uống nhiều nước
  • Sỏi thận 4mm và 5mm: có thể gây ra một số cơn đau ở bụng, hông, đùi nhưng không tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
  • Sỏi thận 6mm và sỏi thận 7mm: gây ứ nước đi kèm triệu chứng khó chịu, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Kích thước sỏi càng lớn, bệnh càng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Kích thước sỏi càng lớn, bệnh càng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu người bệnh thờ ơ với bệnh sỏi thận, kích thước và độ cứng của sỏi ngày càng gia tăng, từ đó dẫn đến các biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng tiết niệu

Sỏi tiết niệu (gồm niệu quản, sỏi thận, bàng quang) có kích thước lớn và các cạnh sắc nhọn nằm bên trong đường tiết niệu là nơi cư trú của nhiều hại khẩn. Trong quá trình di chuyển, sỏi thận cọ xát khiến nhiều vị trí ở niêm mạc đường tiết niệu bị tổn thương và gây nhiễm trùng. Dấu hiệu nhận biết bệnh gồm sốt, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, trường hợp nặng có thể gây viêm thận và thận ứ mủ.

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu

Thông thường, đài thận và bể thận là nơi sỏi thận hình thành. Tuy nhiên chúng sẽ theo dòng chảy của nước tiểu và di chuyển xuống các vị trí khác, sau đó rơi xuống niệu quản, niệu đạo và gây tắc nghẽn. Khi đó cơ trơn tiết niệu sẽ co bóp nhiều lần để đẩy viên sỏi ra ngoài, từ đó gây ra các cơn đau quặn và triệu chứng tiểu đêm, tiểu rắt.

  • Suy thận cấp và mãn tính

Các tình trạng như thận ứ nước, viêm đường tiết niệu, sỏi thận gây tắc nghẽn dần dần hủy hoại tế bào và ảnh hưởng đến chức năng của thận theo nhiều cấp độ. Nếu thận bị suy giảm chức năng trên 75% sẽ gây hại đến tính mạng con người, đồng thời quá trình điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Biểu hiện của suy thận là sưng phù các bộ phận, thay đổi vị giác, da niêm mạc nhợt nhạt,…

  • Vỡ thận

Trường hợp này tương đối hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không điều trị đúng phương pháp. Bởi vì vách thận rất mỏng, nếu bị ứ nước quá nhiều, có thể bị vỡ một cách đột ngột, tính mạng người bệnh bị đe dọa.

Có thể thấy bệnh lý này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Vậy khi người bệnh bị đau sỏi thận phải làm sao? Phương pháp điều trị nào an toàn, hiệu quả và không tái phát?

Chẩn đoán bệnh sỏi thận thế nào?

Việc chẩn đoán bệnh cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có trang thiết bị máy móc hiện đại để đưa ra kết quả chính xác cùng phác đồ điều trị hiệu quả. Theo đó, bệnh nhân sẽ cần thực hiện nhiều biện pháp xét nghiệm và kiểm tra như sau:

  • Siêu âm: Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị sỏi thận, phương pháp đầu tiên được chỉ định chính là làm siêu âm. Biện pháp này ít tốn kém nhưng lại cho kết quả khá chính xác. Việc siêu âm có thể phát hiện sỏi cũng như tiên lượng được độ ứ nước của thận, niệu quản và độ dày mỏng của mô thận. Rất nhiều trường hợp bị sỏi thận nhưng chưa có biến chứng hay triệu chứng rõ ràng, qua việc thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ mà nhiều người vẫn có thể phát hiện ra bệnh lý và điều trị sớm. 
  • Xét nghiệm nước tiểu: Là xét nghiệm bắt buộc trong chẩn đoán để kết luận tình trạng bệnh - giai đoạn tiến triển, biến chứng và dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu nếu có. 
  • pH nước tiểu: Nếu độ pH trên 6.5 có thể kết luận là nhiễm trùng đường tiết niệu. 
  • Soi cặn lắng: Phương pháp này cho biết loại sỏi đang tồn tại và hình thành trong hệ tiết niệu là gì thông qua việc phát hiện các tinh thể như Calci, phosphat hay Oxalat,... 
  • Protein niệu: Nước tiểu có Protein niệu rất có khả năng bạn đang gặp một số bệnh cầu thận khác ngoài nhiễm trùng niệu. 
  • Tìm tế bào và vi trùng: Trường hợp nghi ngờ có sỏi thận xảy ra biến chứng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ quay ly tâm, soi, nhuộm gram để tìm vi trùng trong nước tiểu. 
  • UIV - chụp hệ tiết niệu qua đường tĩnh mạch: Là phương pháp cho biết hình dáng thận, đài bể thận, niệu quản cũng như vị trí của sỏi trong đường tiết niệu, mức độ giãn nở của các bộ phận trên. Từ những thông tin được cung cấp, bác sĩ sẽ nắm được chức năng bài tiết chất cản quang của thận ở từng bên. 
  • ASP - chụp X-quang bụng không chuẩn bị: Ở Việt Nam đa phần là sỏi cản quang nên muốn chẩn đoán chính xác thì cần phải tiến hành chụp X-quang. Bởi, ASP - chụp X-quang bụng sẽ cho bác sĩ biết vị trí vị trí sỏi cản quang, kích thước, số lượng và hình dáng của sỏi.
  • Nội soi bàng quang: Ít được dùng khi chẩn đoán mà phần lớn được dùng phổ biến trong phẫu thuật nội soi để lấy hình ảnh. 
  • Chụp X-quang niệu quản thận ngược dòng và xuôi dòng: Dùng để phát hiện sỏi không cản quang hay được áp dụng trong trường hợp thận câm trên phim UIV. 

Điều trị sỏi thận bằng phương pháp nào hiệu quả cao?

Phương pháp điều trị sỏi thận sẽ tùy thuộc vào từng loại sỏi, chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp phù hợp. Hiện nay có những cách điều trị hiệu quả cao sau:

Đâu là thuốc chữa sỏi thận hiệu quả?

Với những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc tây để đẩy lùi triệu chứng
Với những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc tây để đẩy lùi triệu chứng

Những viên sỏi có kích thước trên 5mm, người bệnh sẽ ược khuyến nghị dùng kết hợp thuốc bào mòn sỏi  và giúp lợi tiểu. Thông thường bác sĩ có thể chỉ định thuốc có khả năng kiểm soát tốt nồng độ chất khoáng như canxi, muối urat, oxalat, natri, cystine hoặc phốt pho trong nước tiểu để ngăn chặn sự hình thành các viên sỏi mới và phòng bệnh tái phát.

Trong quá trình điều trị, người bệnh nên nghe theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liệu trình để tránh trường hợp phản tác dụng. Nếu gặp tác dụng phụ, bạn hãy đến gặp chuyên gia để được trợ giúp.

Áp dụng biện pháp ngoại khoa – Mổ sỏi thận

Không phải cứ bị sỏi thận là người bệnh sẽ phải mổ. Chỉ khi cách chữa nội khoa không hiệu quả hoặc viên sỏi quá lớn thì bác sĩ mới chỉ định phương pháp này. Vậy sỏi thận kích thước bao nhiêu phải mổ?

Theo các chuyên gia, điều trị ngoại khoa được xem là biện pháp cấp bách để loại bỏ các viên sỏi có kích thước trên 20mm. Các cách phẫu thuật được áp dụng là tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi xung kích, tán sỏi thận qua da,…

Vì phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro như sẹo niệu quản, rách niệu quản, chảy máu, nhiễm trùng,… nên người bệnh phải tìm đến các bệnh viện uy tín, có trang thiết bị hiện đại và bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo an toàn.

Mẹo dân gian chữa sỏi thận tại nhà

Những viên sỏi nhỏ có kích thước dưới 5mm không gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh có thể trị sỏi thận bằng mẹo dân gian cộng thêm thay đổi lối sống để đào thải sỏi ra bên ngoài.

  • Chữa sỏi thận bằng dứa

Dứa có vị chua, tính bình, giúp giải khát, sinh tân dịch, hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc. Để chữa bệnh bạn có thể nướng quả dứa trên lửa sao cho cháy phần vỏ ngoài, tiếp theo ép lấy nước cốt rồi trộn với 1 quả trứng gà đánh nhuyễn. Mỗi ngày uống 2 lần hỗn hợp này, uống liên tiếp 3 ngày.

  • Chữa sỏi thận bằng rau ngổ

Rau ngổ có vị chua, tính mát, rất hiệu quả khi thông mật, giãn cơ, chống co thắt, lợi tiểu, làm sạch đường tiểu, tăng lọc ở cầu thận và đem lại tác dụng tốt khi chữa sỏi thận.

Cách thực hiện: Lấy 50gr rau ngổ tươi rồi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, sau đó cho thêm một thìa muối trắng và hòa tan. Mỗi ngày uống 2 lần, dùng liên tiếp trong 5 – 7 ngày để sỏi thận mài mòn và dễ dàng thoát ra bên ngoài theo đường nước tiểu.

  • Chữa sỏi thận bằng đu đủ

YHCT quan niệm đu đủ xanh có vị ngọt, tính mát, giúp nhuận tràng, lợi thấp và làm dịu cơn đau do bệnh sỏi thận gây nên. Ngoài ra đu đủ còn có tác dụng tiêu viêm, đẩy lùi tình trạng đau rát khi tiểu, khó tiểu, giúp bào mòn sỏi thận, sỏi mạn,…

Khi chữa bệnh, bạn nên chọn đu đủ xanh có nhiều nhựa, bánh tẻ, không quá già hoặc không quá non. Sau đó bạn mang đu đủ nguyên vỏ cắt hai đầu, bổ đôi, khoét sạch hạt. Tiếp đến bạn rửa sạch, cho muối vào phần ruột và cho vào một nồi nước lớn để đun cách thủy. Đợi đến khi đu đủ chín thì để nguội và ăn sau bữa chính. Mỗi ngày ăn một quả, thực hiện liên tiếp trong một tuần.

Người bệnh có thể sử dụng đu đủ xanh để ngăn chặn sự phát triển của sỏi
Người bệnh có thể sử dụng đu đủ xanh để ngăn chặn sự phát triển của sỏi

Chữa bệnh bằng biện pháp Đông y

Các loại thuốc đem đến hiệu quả nhanh, giảm triệu chứng tức thời nhưng khó tác động sâu vào căn nguyên. Trong khi phẫu thuật tốn kém chi phí và có mức độ rủi ro cao. Do đó, người bệnh cần tìm phương pháp điều trị có thể đáp ứng 4 tiêu chí gồm: đào thải hết sỏi thận và cặn lắng ở đường tiết niệu, đẩy lùi hiệu quả triệu chứng, tăng cường chức năng đường tiết niệu và bảo vệ thận, phòng tránh biến chứng và ngăn ngừa sỏi thận tái phát.

Hiện nay, phương pháp điều trị đạt đủ các mục tiêu trên là cách chữa sỏi thận bằng Đông y. Từ lâu đời, cha ông đã biết cách kết hợp hàng chục thảo dược tự nhiên, có tác dụng cải thiện triệu chứng, tăng đào thải sỏi, ức chế kết tinh sỏi,… để bào chế các bài thuốc trị bệnh. Đến nay, phương pháp này ngày càng được bệnh nhân tin tưởng vì các ưu điểm an toàn, hiệu quả và phù hợp với mọi đối tượng.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sỏi thận

  • Uống nhiều nước phù hợp với cơ địa, một lượng nước phù hợp nằm trong mức 15,l - 2l một ngày. Việc tăng cường đủ nước sẽ giúp cơ thể dễ dàng đào thải những tinh thể lắng đọng trong thận.
  • Nên ưu tiên nước hoa quả hoặc nước lọc để nạp vào cơ thể. Ví dụ như chanh có chứa axit uric ngăn chặn hình thành sỏi, hoặc nước ép hoa quả có múi chứa citrate cũng có hiệu quả tương tụ.
  • Hạn chế dùng những thực phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi như: dầu mỡ, cholesterol, soda, trà đá,..
  • Thực hiện phương pháp ăn nhạt, hạn chế muối.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý
  • Thường xuyên đến các cơ sở có chuyên môn để kiểm tra sức khỏe định kỳ, kịp thời phát hiện sỏi.

Sỏi thận là bệnh lý tiến triển nhanh, phức tạp và tạo nên nhiều vấn đề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy bạn không nên chủ quan mà hãy lắng nghe cơ thể, quan sát các dấu hiệu bất thường và theo dõi trong thời gian dài. Nếu các triệu chứng nặng và ngày càng rõ nét bạn cần đến bệnh viện để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp từ chuyên gia.