Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Thận yếu xảy ra khi một số cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, từ đó ảnh hướng tới chức năng thận. Người có thận suy yếu sẽ gặp nhiều vấn đề từ sức khỏe đến nhu cầu tình dục. Vậy để biết bệnh là gì, đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị kịp thời nhất mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.

    Định nghĩa thận yếu

    Thận yếu hay suy thận là hiện tượng thận không thể đảm đương chức năng chính như đào thải độc tố, lọc máu,... Đây là một trong những bệnh lý phổ biến, thường gặp ở những người cao tuổi. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng khôn lường và đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

    Dựa theo tình trạng bệnh lý, thời gian mắc bệnh mà người ta chia thận yếu thành 5 giai đoạn cụ thể như sau:

    • Giai đoạn 1: Giai đoạn nhẹ nhất và các triệu chứng ở giai đoạn 1 thường không rõ ràng nên phần lớn người bệnh không phát hiện ra.
    • Giai đoạn 2: Xuất hiện một vài tổn thương ở thận với các biểu hiện triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên mức độ, tần suất còn ít nên rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, nếu được phát hiện bệnh ở giai đoạn 1 và 2, phần trăm chữa cũng như cải thiện chức năng thận là rất cao.
    • Giai đoạn 3: Đây chính là giai đoạn bản lề, đánh dấu bước chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này, chức năng gan sẽ hoạt động kém hơn hẳn, người bệnh bắt đầu có những triệu chứng rõ ràng hơn như đau mỏi lưng, rối loạn tiểu tiện, phù tay chân,...
    • Giai đoạn 4: Chính là giai đoạn bệnh trở nặng, chức năng thận lúc này đã suy giảm khoảng 80 - 90%. Vậy nên ngoài biểu hiện thường thấy, bệnh nhân còn có thể gặp phải các biến chứng liên quan tới thiếu máu, xương khớp hoặc huyết áp tăng.
    • Giai đoạn 5: Nếu vào giai đoạn này, khả năng cứu chữa rất ít. Các chức năng của thận đã gần như bị mất hoàn toàn, người bệnh buộc phải sử dụng các phương pháp can thiệp từ bên ngoài để duy trì sự sống. Ngoài ra có thể phải tiến hành phẫu thuật ghép thận để kéo dài thời gian sống.

    Thận yếu có 5 giai đoạn phát triển bệnh

    Nguyên nhân thận yếu

    Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thận yếu, bao gồm cả yếu tố chủ quan, khách quan, từ các bệnh lý và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Cụ thể:

    Nguyên nhân chủ quan

    Sử dụng chất kích thích, dùng thuốc trong thời gian dài, thói quen sinh hoạt không khoa học,… đều là những tác nhân âm thầm gây tổn hại và làm suy giảm chức năng của thận, từ đó gây ra tình trạng teo thận.

    Nguyên nhân khách quan

    Tuổi tác hay yếu tố tâm lý, tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài khiến thận bị áp lực và hệ bài tiết gặp trục trặc.

    Các bệnh lý

    Sỏi thận, đái tháo đường, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt ở nam giới, sa tử cung ở nữ giới,… đều có thể làm tắc niệu đạo, tạo áp lực lên thận, cản trở quá trình đào thải nước tiểu, chèn ép chức năng của thận dẫn đến tổn thương.

    Sỏi thận sẽ gây ra thận yếu

    Đối tượng bị yếu thận

    Nguy cơ bị suy thận thường tới từ nhóm đối tượng sau đây:

    • Người bị bệnh đái tháo đường.
    • Bệnh huyết áp.
    • Bệnh tim.
    • Béo phì.
    • Người hay hút thuốc.
    • Chủng tộc người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ hoặc người Mỹ gốc Á. 
    • Trường hợp có nồng độ cholesterol trong máu cao.
    • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận. 
    • Người cao tuổi, ngoài 65. 

    Triệu chứng thận yếu

    Thận yếu tác động trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống, do đó người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng sau để sớm phát hiện và có phương pháp trị bệnh thích hợp:

    Tiểu đêm

    Thận yếu làm chức năng lọc nước trục trặc, tần suất đi tiểu tăng, thậm chí tăng gấp 2 lần số lượt đi tiểu trong ngày. Ngoài ra đặc điểm của nước tiểu cũng bị thay đổi. Với người bình thường, nước tiểu có thành màu trắng, vàng nhạt, không có bọt hoặc rất ít bọt. Tuy nhiên người bệnh sẽ có nước tiểu màu sẫm, xuất hiện bọt, bong bóng, thậm chí lẫn máu.

    Đau lưng

    Đa số người thận yếu đều bị đau lưng. Ở mức độ nhẹ, cơn đau diễn ra âm ỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên khi bệnh nghiêm trọng, cơn đau trở nên dữ dội, lưng không đủ thẳng, việc cúi gập hoặc xoay người đều trở nên khó khăn.

    Ngoài ra bệnh còn khiến chức năng điều tiết nước, máu và các chất dinh dưỡng cho xương khớp giảm sút. Từ đó gây ra tình trạng loãng xương, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ,…

    Chân tay lạnh buốt, dễ rùng mình

    Thận suy giảm khiến người bệnh rùng mình và ớn lạnh đột ngột khi gặp thời tiết lạnh, thậm chí ở cả môi trường có nhiệt độ cao. Tình trạng này có thể kéo theo các cơn nhức mỏi đầu gối, chân tay.

    Khó tập trung

    Các hoạt động của thận đều liên quan đến não, vì vậy thận hư, thận yếu sẽ ảnh hưởng đến chức năng lọc máu, não bộ không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết làm người bệnh bị hoa mắt, chóng mắt, mất tập trung, đêm ngủ trằn trọc,…

    Suy giảm ham muốn

    Thận đóng vai trò quan trọng để cân bằng và sản sinh nội tiết tố sinh dục. Ngoài ra bộ phận này còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông máu đến sinh dục. Vì vậy thận yếu khiến lượng máu cung cấp cho dương vậy không đủ để “cậu bé” cương cứng và sản sinh tinh binh. Các cơn đau lưng cũng khiến người bệnh không còn ham muốn chuyện làm tình.

    Thay đổi lớp da

    Ngoài vai trò lọc và đào thải nước tiểu, giúp sản sinh hồng cầu cho máu và cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Tuy nhiên khi cơ quan này gặp trục trặc, hồng cầu bị mất cân bằng khiến người bệnh gặp phải một số bệnh lý về da, biểu bì da đổi màu và nổi lên các cơn ngứa khó chịu.

    Vị giác và hơi thở có vấn đề

    Người bệnh ăn không ngon, miệng có vị đắng, vị giác kém, hơi không sâu, hít thở khó khăn. Điều này có thể làm cơ thể suy sụp, sụt cân và rối loạn đường tiêu hóa.

    Ở giai đoạn đầu thận yếu không bộc lộ nhiều dấu hiệu nên người bệnh khó phát hiện kịp thời. Chỉ đến khi cơ thể gặp những biến chứng nghiêm trọng thì bệnh nhân mới phát hiện và loay hoay tìm cách điều trị.

    Bệnh nhân đau mỏi lưng liên tục

    Biến chứng thận yếu

    Nếu bệnh thận kéo theo, không có biện pháp điều trị thích hợp sẽ có sự ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Cụ thể như:

    • Tăng cân hoặc sưng phù: Nếu thận bị yếu, các chất độc hại không được đào thải ra bên ngoài và tích tụ lâu ngày bên trong các cơ quan. Từ đó gia tăng khả năng tích nước trong các mô, gây sưng phù cơ thể và tăng cân không rõ nguyên nhân.
    • Tăng huyết áp: Khi huyết áp tăng, áp lực của mạch máu cũng bị ảnh hưởng, bệnh thận ngày càng nghiêm trọng hơn.
    • Táo bón: Tình trạng này xuất hiện do quá trình chuyển hóa thức ăn, quá trình lọc và đào thải chất độc hại bị ảnh hưởng khi suy giảm chức năng của thận.
    • Rối loạn nhịp tim: Thận yếu khiến người bệnh khó kiểm soát và điều hòa nồng độ các chất bên trong. Điều này làm cơ thể mất cân bằng, quá trình điều tiết chất kali gặp nhiều khó khăn dẫn đến sự rối loạn nhịp tim, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thở gấp và khó thở. Tình trạng này diễn ra lâu ngày không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà còn có thể dẫn đến đột quỵ.
    • Suy thận: Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, thận yếu kéo dài sẽ gây ra chứng suy thận cấp và mãn tính. Người bệnh cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, giảm sút tinh thần. Nếu mắc chứng suy thận mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định chạy thận định kỳ hoặc tiến hành cấy ghép thay thế thận.

    Chẩn đoán thận yếu

    Bên cạnh chẩn đoán bằng phương pháp cận lâm sàng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định một số loại xét nghiệm chuyên sâu để lấy số liệu như:

    • Protein niệu vượt mức 3,5g trong 24h.
    • Protein trong máu dưới 60g/lít đi kèm tình trạng Albumin dưới 30g/lít.
    • Cholesterol máu vượt 6,5 mmol/lít.
    • Xuất hiện các hạt mỡ lưỡng chiết trong nước tiểu.

    Một số xét nghiệm cần thực hiện: Xét nghiệm máu, nước tiểu, sinh thiết thận,.. Cụ thể như sau:

    • Xét nghiệm máu: Được chỉ định nhằm đo lường nồng độ creatinin trong máu. Phỏng theo chỉ số này, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có bị mắc bệnh thận hay không. Nhưng bởi chỉ số creatinin trong máu còn bị ảnh hưởng bởi giới tính, độ tuổi và trọng lượng cơ thể. Vậy nên ngoài xét nghiệm máu, người bệnh còn cần xét nghiệm Cystatin C để tăng tính chuẩn xác khi kết luận bệnh. 
    • Xét nghiệm nước tiểu: Là biện pháp đo lượng nước tiểu cơ thể bài tiết ra ngoài trong khoảng thời gian nhất định. Lúc này tình trạng thận của người bệnh sẽ được đánh giá dựa trên kết quả thu được. 
    • Chẩn đoán hình ảnh: Thông thường, chẩn đoán hình ảnh sẽ được thực hiện bằng biện pháp siêu âm hay chụp cắt lớp vi tinh. Trong đó, siêu âm là phương pháp phổ biến giúp kiểm tra chính xác vị trí, kích thước của thận. Còn chụp cắt lớp vi tính sẽ giúp phát hiện được các tổn thương, sỏi thận hoặc áp xe (nếu có),... 
    • Sinh thiết thận: Đây là phương pháp được thực hiện với mục đích chẩn đoán thận hư, đồng thời giúp xác định được nguyên nhân gây bệnh. 
    • Xét nghiệm khác: Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm đo kali huyết, xét nghiệm kiểm tra ure máu, ước tính mức độ lọc của thận,... 

    Điều trị thận yếu

    Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như Đông y, Tây y hay biện pháp dân gian. Bạn nên dựa vào tình trạng bệnh lý để chọn giải pháp phù hợp.

    Tây y chữa thận yếu

    Tây y tập trung giải quyết triệu chứng và ngăn chặn biến chứng. Vì vậy các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc như:

    • Thuốc lợi tiểu: Gồm nhóm thuốc thiazid, nhóm thuốc giảm hàm lượng kali trong máu và nhóm thuốc furosemid,… nhằm đào thải nước, muối và độc tố ra bên ngoài, từ đó giảm áp lực cho cơ thể.
    • Thuốc chống thiếu máu: Sử dụng darbe epo beta, sắt, alpha,… khi thận không thể sản sinh đủ lượng hormone kích thích tủy sản sinh hồng cầu.
    • Thuốc chống tăng huyết áp: Ức chế calci, thuốc chẹn giao cảm beta, thuốc cân bằng calci phốt pho, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế men cụ thể,… để điều hòa huyết áp.
    • Thuốc cân bằng hàm lượng acid uric trong máu: Bao gồm Allopurinol, Colchicin,… để cân bằng lượng axit uric và cải thiện chức năng lọc máu.

    Thuốc Tây kiểm soát chức năng thận hiệu quả

    Mẹo dân gian

    Bài thuốc dân gian chữa thận yếu có ưu điểm như lành tính, an toàn, sử dụng nguyên liệu gần gũi giúp phương pháp này được nhiều bệnh nhân áp dụng.

    • Đậu đen: Chuẩn bị 100gr đậu đen đã rửa sạch, sau đó rang đậu tới khi chuyển vàng và có mùi thơm thì tắt bếp và đợi nguội. Tiếp theo đun phần đậu đã rang với nước trong 10 phút, đợi đến khi nước bớt nóng thì chắt ra bát và uống khi còn ấm.
    • Rau diếp cá: Bệnh nhân lấy 150 – 200gr rau diếp cá để rửa bằng nước muối. Sau đó cho rau vào nồi đã đổ đẩy 1 lít nước, đun cho đến khi phần lá ngả già thì tắt bếp. Uống nước rau diếp cá mỗi ngày, sử dụng đều đặn 2 – 3 tháng sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
    • Đu đủ xanh: Chọn các loại đu đủ không quá non nhưng không quá chín rồi đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp đến khoét một lỗ nhỏ trên thân đu đủ, sau đó cho một thìa muối mặn vào phần ruột và đem chưng cách thủy trong 15 – 20 phút. Khi đu đủ chín mềm thì đem ra ăn mỗi ngày để nhận thấy hiệu quả.

    Thuốc Đông y

    Khi điều trị, Đông y sẽ tập trung phục hồi lục phủ ngũ tạng, thông kinh hoạt lạc, chữa lành sự tổn thương của thận. Các bài thuốc với thành phần chính là thảo dược tự nhiên mang lại hiệu quả bền vững, an toàn.

    Bài thuốc số 1:

    • Dược liệu: Miết giáp, thỏ ty tử, tang phiêu diêu, mẫu lệ, ích trí, đương quy, viễn chí, ô dược, thạch xương bồ,...
    • Cách dùng: Cho thuốc vào ấm và thêm 2 lít nước để sắc cạn còn 500ml. Uống thuốc theo những bữa nhỏ trong ngày.

    Bài thuốc số 2:

    • Dược liệu: Hồ đào nhục, đại táo, bổ cốt chỉ, đỗ trọng.
    • Cách dùng: Tán thuốc thành bột mịn và uống 12g mỗi ngày.

    Bài thuốc số 3:

    • Dược liệu: Thỏ ty tử, cao quy bản, cao lộc hươu, sơn thù, sơn dược, câu kỷ tử.
    • Cách dùng: Thuốc tán mịn rồi trộn với mật ong để vo viên. Mỗi ngày dùng tối đa 8g thuốc uống với nước.

    Các bài thuốc Đông y cũng cho tác dụng khá tốt

    Phòng tránh thận yếu

    Để có thể thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, hạn chế biến chứng và giúp thận khỏe hơn, cần chú ý những điều sau:

    • Chế độ ăn ít muối: Trong chế độ ăn uống hàng ngày, muối là loại gia vị không thể thiếu. Tuy nhiên, cần kiểm soát lượng muối dung nạp vào cơ thể để giảm áp dụng lên thận và ngăn chặn nguy cơ bị tăng huyết áp. 
    • Uống nhiều nước: Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp làm đẹp da mà còn góp phần loại bỏ ure, natri và các chất độc hại khác ra ngoài cơ thể. 
    • Kiểm soát cân nặng: Trọng lượng cơ thể vượt quá cho phép tỷ lệ thuận với áp lực đè lên chức năng thận. Cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên để giữ cân nặng ở mức hợp lý, ổn định. 
    • Kiểm soát đường huyết: Bệnh nhân đái tháo đường thường có nguy cơ cao mắc bệnh thận. Tuy nhiên, bệnh sẽ được cải thiện tốt nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Hãy kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và sử dụng các loại thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. 
    • Cân bằng huyết áp: Huyết áp ổn định sẽ nằm ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 120/80mmHg. Khi huyết áp không ổn định sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, đột quỵ và các dấu hiệu khác ở nam.
    • Hình thành lối sống lành mạnh: Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sau thời gian làm việc căng thẳng. Đồng thời nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, nên chăm chỉ tập luyện thể thao mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện sức khỏe và bảo vệ thận tốt hơn. 
    • Thăm khám định kỳ: Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ, chức năng thận và phân tích nước tiểu định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

    Thận yếu là bệnh lý diễn ra âm thầm, dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Do đó người bệnh nên quan tâm đến các biểu hiện bất thường trên cơ thể và chủ động để tiến hành thăm khám tại bệnh viện, phòng khám uy tín. Khi biết chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh lý, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác.

    Thận yếu là bệnh lý diễn ra âm thầm, dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Do đó người bệnh nên quan tâm đến các biểu hiện bất thường trên cơ thể và chủ động để tiến hành thăm khám tại bệnh viện, phòng khám uy tín. Khi biết chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh lý, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác.

     

    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *