Giải Phẫu Tuyến Tiền Liệt: Cấu Tạo, Chức Năng, Bệnh Hay Gặp

Tuyến tiền liệt được biết đến là cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản. Bộ phận này có thể gặp nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến sinh lý và khả năng có con của nam giới. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về giải phẫu tuyến tiền liệt, bao gồm cấu tạo, chức năng và những vấn đề thường gặp. 

Giải phẫu tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là cơ quan quan trọng, liên quan đến nội tiết và chức năng sinh sản của nam giới. Để bạn đọc hiểu rõ về bộ phận này, nội dung dưới đây sẽ phân tích chi tiết giải phẫu tuyến tiền liệt.

Quá trình hình thành

Tuyến tiền liệt được hình thành cùng với sự phát triển của thai nhi trong 7 tuần đầu tiên. Đây là giai đoạn cơ quan sinh dục của cả nam và nữ giống nhau về hình dạng nhưng về sau quá trình biệt hóa sẽ tạo ra hình thái đặc thù cho mỗi giới.

Vị trí tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt nằm trên hoành chậu hông, ngay dưới bàng quang và cao hơn cơ thắt niệu đạo, phía sau xương mu và giữ cơ nâng hậu môn, trước trực tràng. Bộ phận này được bao quanh với một mô xơ gọi là nang, quấn quanh niệu đạo.

Tuyến tiền liệt nằm trên hoành chậu hông, ngay dưới bàng quang
Tuyến tiền liệt nằm trên hoành chậu hông, ngay dưới bàng quang

Hình dạng

Tuyến tiền liệt có hình trứng hoặc hình nón với phần đáy trên rộng, đỉnh dưới hẹp, khá giống quả óc chó với 4 mặt: Mặt trước, mặt sau và hai mặt bên dưới.

Kích thước và khối lượng

Trong tài liệu giải phẫu tuyến tiền liệt, bộ phận này không ngừng phát triển suốt cuộc đời nam giới. Ban đầu khi đứa trẻ mới được sinh ra, tuyến tiền liệt nhỏ bằng hạt đậu và ở độ tuổi trưởng thành, trọng lượng trung bình là 18g, dao động 15 – 25g. Tuyến tiền liệt có độ dày 2,5cm, cao 3cm và rộng 4cm.

Cấu tạo tuyến tiền liệt

Khi giải phẫu tuyến tiền liệt sẽ thấy bộ phận này được cấu tạo từ 70% mô tuyến cùng 30% lớp đệm mô sợi cơ. Lớp đệm bao gồm nhiều sợi collagen và sợi cơ trơn, các sợi này sẽ bao quanh để thực hiện chức năng co bóp, đổ chất dịch tuyến tiền liệt đi vào niệu đạo.

Tuyến tiền liệt còn được bao bọc bởi lớp vỏ có chứa collagen, elastin, sợi cơ trơn, trong đó vỏ mặt trước và mặt bên dày khoảng 0,5mm.

Phân thùy

Tuyến tiền liệt chia thành 3 thùy với vị trí khác nhau:

  • Thùy phải.
  • Thùy trái ngăn với thùy phải thông qua rãnh ở mặt sau.
  • Thùy giữa ngay giữa niệu đạo và ống phóng tinh.

Vùng giải phẫu

Giải phẫu tuyến tiền liệt được chia thành 4 vùng chính:

  • Vùng ngoại vi.
  • Vùng trung tâm.
  • Vùng chuyển tiếp.
  • Vùng đệm.

Niệu đạo được xem là mốc phân chia các vùng này của tuyến tiền liệt.

Giải phẫu tuyến tiền liệt được chia thành 4 vùng chính
Giải phẫu tuyến tiền liệt được chia thành 4 vùng chính

Giải phẫu hình thể bên trong tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt và niệu đạo bắt chéo nhau tại vùng dưới, gần đỉnh tuyến, do đó đa phần niệu đạo nằm trước trực tuyến. Tuy nhiên một số trường hợp có phần nhỏ của trục tuyến nằm trước niệu đạo. Hình thể bên trong tuyến tiền liệt như sau:

  • Mào niệu đạo: Là bộ phận nổi gờ lên giữa niệu đạo tuyến tiền liệt, nối tiếp với lưỡi bàng quang ở trên và đi xuống phần niệu đạo màng bên dưới.
  • Lồi tinh: Nằm ở vị trí ⅓ giữa và ⅓ dưới của niệu đạo tuyến tiền liệt. Ở đây mào niệu đạo mở thành vùng lồi có hình bầu dục, ngay ở giữa là lỗ túi bầu dục tuyến tiền liệt và bên trong bộ phận này có 2 lỗ của ống tinh. Được biết túi bầu dục này là vết còn lại của cuống ống cận trung thận, giống tử cung và âm đạo của nữ giới.
  • Rãnh lồi tinh: Hai rãnh lồi tinh nằm hai bên tuyến tiền liệt, dưới đáy có nhiều lỗ nhỏ của ống tuyến đổ vào.
  • Xoang tuyến tiền liệt: Là vùng lõm xuống, nằm phía bên phải và bên trái của mào niệu đạo – vị trí đổ vào của niệu đạo và tuyến tiền liệt.

Vai trò của tuyến tiền liệt

Như đã nói ở trên, tuyến tiền liệt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng sinh dục, sinh sản của nam giới, tham gia trực tiếp vào quá trình tạo tinh dịch, cung cấp năng lượng cho tinh trùng. Ngoài ra, tuyến tiền liệt còn kiểm soát tiểu tiện ở cánh mày râu, hỗ trợ ngủ ngon và sâu hơn.

Cụ thể vai trò của tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Tạo tinh dịch và nuôi dưỡng tinh trùng: Nam giới khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, tuyến tiền liệt hoạt động, tiết ra dịch để hình thành tinh dịch và cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho tinh trùng.
  • Bảo vệ tinh trùng, tăng khả năng thụ thai: Tuyến tiền liệt tiết ra dung dịch kiềm bao quanh tinh trùng để bảo vệ tinh trùng, giúp tinh trùng sống sót trong thời gian dài, từ đó dễ dàng tiếp cận với trứng hơn.
  • Kiểm soát dòng chảy nước tiểu: Bộ phận này có thể kiểm soát dòng chảy nước tiểu thông qua cơ chế tạo áp lực trực tiếp đến phần niệu đạo bao quanh.
Tuyến tiền liệt có chức năng tạo và nuôi dưỡng tinh trùng
Tuyến tiền liệt có chức năng tạo và nuôi dưỡng tinh trùng

Vấn đề thường gặp với tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt có thể bị tấn công bởi các yếu tố bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường dẫn đến các vấn đề bất thường. Cụ thể

Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh lý này xuất hiện khi tuyến tiền liệt bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc yếu tố khác. Viêm tuyến tiền liệt xảy ra phổ biến với nam giới ở độ tuổi sau 40.

  • Viêm tuyến tiền liệt cấp tính: Đặc trưng bởi các triệu chứng đột ngột, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, điển hình như ớn lạnh, sốt cao, đau khắp cơ thể, tiểu buốt, nước tiểu lẫn máu, đau khi xuất tinh, rối loạn cương dương.
  • Viêm tuyến tiền liệt mãn tính: Nếu viêm tuyến tiền liệt cấp tính không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến dạng mãn tính. Lúc này người bệnh sẽ gặp các biểu hiện như đau vùng bẹn, đau tinh hoàn, nước tiểu đục, giảm ham muốn tình dục, khó thụ thai.

Phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt bình thường có trọng lượng từ 15 – 25g, trong trường hợp các tế bào tuyến tiền liệt phát triển quá mức có thể năng từ 80 – 100g. Phì đại tuyến tiền liệt gây chèn ép niệu quản, bàng quang. Nam giới lúc này thường gặp các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu són, tiểu không tự chủ, đặc biệt nước tiểu ứ đọng ở bàng quang gây cảm giác khó chịu.

Ung thư tuyến tiền liệt

Đây là một trong những bệnh lý về tuyến tiền liệt nguy hiểm nhất, đặc trưng bởi tình trạng đau ngang thắt lưng, đau hai bên hông, tiểu tiện khó khăn, nước tiểu lẫn máu hoặc máu trong tinh dịch.

Chuyên gia cho biết, các biểu hiện của ung thư tuyến tiền liệt khá chậm nên khó phát hiện. Nhiều trường hợp biết mình bị ung thư thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng, khó điều trị.

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý về tuyến tiền liệt nguy hiểm nhất
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý về tuyến tiền liệt nguy hiểm nhất

Các loại kiểm tra tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt có thể gặp vấn đề bất thường, tuy nhiên nam giới khó phát hiện nếu chỉ dựa vào các triệu chứng thông thường. Vì thế bác sĩ thường áp dụng các loại kiểm tra để đánh giá sức khỏe tuyến tiền liệt một cách chính xác.

Kiểm tra bằng kỹ thuật số DRE

Đây là phương pháp kiểm tra được ứng dụng phổ biến trong quá trình đánh giá sức khỏe của tuyến tiền liệt. Theo đó người bệnh được yêu cầu nằm trên bàn khám, bác sĩ sẽ sử dụng gang tay Y tế và bôi trơn tay để đưa 1 ngón tay vào trực tràng và cảm nhận tuyến tiền liệt của bệnh nhân.

Siêu âm bụng

Siêu âm bụng sẽ sử dụng sóng âm thanh để xây dựng bản đồ cấu trúc trong ổ bụng, gồm cả tuyến tiền liệt. Bác sĩ thoa gel bôi trơn lên bụng và dùng thiết bị cầm tay chuyên dụng – máy dò để di chuyển quanh khu vực này. Các hình ảnh vùng bụng và tuyến tiền liệt được hiển thị trên màn hình, qua đó bác sĩ có thể quan sát, đánh giá tình hình cũng như phát hiện bất thường nếu có.

Kiểm tra tuyến tiền liệt bằng cách thử nghiệm kháng nguyên đặc hiệu 

Thử nghiệm kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt PSA có thể đánh giá mức độ PSA trong máu. Nếu PSA tăng có thể người bệnh bị ung thư tuyến tiền liệt và một số vấn đề khác liên quan.

Phân tích hình ảnh

Với phương pháp phân tích hình ảnh, bác sĩ sẽ dựa vào nhiều kỹ thuật hình ảnh để chẩn đoán vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt, bao gồm các kỹ thuật:

  • Chụp cộng hưởng từ MRI để thu thập hình ảnh các cơ quan nội tạng thông qua sóng vô tuyến và nam châm.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT kết hợp chụp X-quang và kỹ thuật số để thu thập hình ảnh 3 chiều của những vị trí xung quanh niệu đạo, tuyến tiền liệt.

Phân tích nước tiểu

Chuyên gia có thể yêu cầu thu thập nước tiểu của bệnh nhân để phân tích các chất bất thường trong tuyến tiền liệt nếu có, đồng thời phân biệt giữa hiện tượng nhiễm trùng tuyến tiền liệt và nhiễm trùng niệu đạo.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đánh giá chức năng tổng thể của tuyến tiền liệt, niệu đạo, bàng quang thông qua kỹ thuật xét nghiệm niệu động học, từ đó xem xét dòng chảy nước tiểu và khả năng lưu trữ của bàng quang.

Phân tích nước tiểu để đánh giá chức năng tổng thể của tuyến tiền liệt
Phân tích nước tiểu để đánh giá chức năng tổng thể của tuyến tiền liệt

Sinh thiết tuyến tiền liệt

Nếu các xét nghiệm, kiểm tra trước đó phát hiện ra mầm mống tế bào ung thư, bác sĩ thường tiến hành sinh thiết để đánh giá chính xác có phải ung thư không, là u lành tính hay ác tính.

Thông thường bác sĩ sử dụng một cây kim đâm trực tiếp vào tuyến tiền liệt để thu thập mẫu mô và đưa đến phòng thí nghiệm để đánh giá sự hiện diện của tế bào ung thư.

Trên đây là những thông tin giải phẫu tuyến tiền liệt chi tiết nhất để bạn đọc có thể hiểu rõ về bộ phận này cũng như các vấn đề thường gặp. Đây là bộ phận quan trọng của nam giới, dễ mắc bệnh lý, vì thế ngay khi có những triệu chứng lạ, anh em cần nhanh chóng thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo