Bệnh sa đì là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cảm ơn bạn Cường đã gửi câu hỏi về chuyên mục!
Để giúp bạn giải đáp thắc mắc về chứng bệnh này, dưới đây là một vài thông tin, mời các bạn tham khảo.
1. Sa đì là bệnh gì?
Theo cách gọi của dân gian, sa đì là dạng bệnh trong đó ruột hoặc phủ tạng bị tuột xuống bìu qua lỗ ở thành bụng dưới.
Theo y học hiện đại, bệnh sa đì còn có tên gọi sa tinh hoàn, thoát vị bẹn. Đây là hiện tượng khi nam giới đứng . Ngoài ra, khi ngồi bệnh còn gây ra tình trạng da bìu co lại và không ôm gọn tinh hoàn.
Hình ảnh bệnh sa đì
Bệnh sa tinh hoàn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng sinh sản tinh trùng của tinh hoàn gây khó khăn cho việc sinh sản sau này.
Thêm vào đó, xệ tinh hoàn nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng tới việc tích trữ và nuôi dưỡng tinh trùng. Gây khó khăn cho việc tiết ra testosterone làm giảm khả năng tình dục.
2. Các nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh sa tinh hoàn
Theo các bác sĩ chuyên khoa, các nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh sa đì ở nam giới hầu hết đều do ảnh hưởng từ bệnh tinh hoàn như:
Do giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh thường gặp ở nam giới. Tình trạng tinh hoàn giãn ra hoặc co xoắn bất thường sẽ khiến dòng máu không thể lưu thông xuống bộ phận sinh dục mà chảy ngược vào tĩnh mạch. Tình trạng này khiến các tĩnh mạch ứ đọng và tạo áp lực lớn gây ra giãn quá mức ở phần bìu, làm xuất hiện hiện sương sa tinh hoàn ở bên bị tổn thương.
Do tràn dịch tinh mạc gây bệnh sa đì
Đây cũng là bệnh lý có thể gây ra hậu quả sa tinh hoàn ở nam giới. Dịch tinh mạch bị tràn ra khiến túi tinh xà xuống và chảy xệ tinh hoàn xuống. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vì nó thường gây ra các cơn đau nhức ở bộ phận sinh dục.
Do ung thư tinh hoàn
Nam giới bị ung thư tinh hoàn, các tế bào ung thư này sẽ tạo thành cục cứng khiến khối lượng và thể tích tinh hoàn tăng lên. Do đó, phần da bìu phải chịu áp lực lớn dẫn tới hiện tượng sa đì tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn gây ra bệnh sa đì
Người bệnh bị ung thư tinh hoàn, các tế bào ung thư sẽ lâu dần hình thành những cục cứng ở tinh hoàn, khiến khối lượng và thể tích tinh hoàn thay đổi. Do đó, vùng da bìu phải chịu lực lớn gây ra hiện tượng sa tinh hoàn.
Do màng tinh hoàn tổn thương gây sa đì
Vì một lý do nào đó màng tinh hoàn bị tổn thương gây ra hiện tượng ứ đọng máu và mủ ở hai bên tinh hoàn. Sự tồn đọng này sẽ gây viêm tinh hoàn và tạo áp lực ở tinh hoàn, từ đó dẫn tới chảy xệ.
Chảy xệ tinh hoàn do da bìu quá rộng
Thông thường, kích thước da bìu sẽ ôm gọn tinh hoàn. Tuy nhiên nếu phần da này quá rộng so với kích thước túi tinh sẽ gây ra hiện tượng xệ xuống.
Do kích thước tinh hoàn
Theo các bác sĩ chuyên khoa, kích thước tinh hoàn quá lớn cũng là nguyên nhân dẫn tới sa đì. Vì nếu tinh hoàn có kích thước quá lớn khiến cho vùng da bìu bị chảy xệ.
Ngoài ra nhiệt độ cũng là một yếu tố có thể gây ra bệnh sa đì. Thời tiết lạnh sẽ khiến tinh hoàn săn lên còn trời nóng “cậu nhỏ” sẽ xệ xuống một cách yếu ớt. Nếu nhiệt độ thường xuyên thay đổi đột ngột hoặc làm việc trong môi trường có nhiệt cao dễ dẫn đến mắc bệnh sa đì.
3. Bệnh sa tinh hoàn có triệu chứng như thế nào?
Khi bị sa đì, triệu chứng của bệnh chủ yếu là một bên bìu to lên thành khối phồng.
Kích thường bình thường của tinh hoàn có chiều dài khoảng 4,5 cm, rộng khoảng 2,5 cm. Khi mắc bệnh sa đì, người bệnh sẽ thấy tinh hoàn chảy xệ trên mức bình thường đó.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác như:
- Bìu to lên do ruột ở trên dồn xuống.
- Đau nhiều hoặc đau theo cơn ở bộ phận sinh dục.
- Đau hơn khi nằm đè lên hoặc dùng tay nắn nhẹ.
- Bìu to lên khi đi lại hoặc chạy nhảy, làm việc quá sức.
- Người bệnh thấy tức, nặng, khó chịu vùng bụng dưới.
- Cơ thể mệt mỏi, nôn mửa.
4. Bệnh sa đì có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của nam giới không?
Nam giới bị sa tinh hoàn không chỉ phải chịu những cơn đau tức khó chịu mà còn bị đe dọa tới khả năng sinh sản sau này vì:
Tinh hoàn là nơi sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng. Do vậy khi bị sa tinh hoàn, nó sẽ ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh trùng đáng kể. Khi “tinh binh” bị yếu khiến việc thụ thai cũng khó khăn hơn và làm gia tăng nguy cơ vô sinh cao.
Nam giới bị sa đì làm giảm khả năng sinh dục
Tinh hoàn cũng là bộ máy để tiết ra testosterone – hormone nam tính. Việc tinh hoàn bị sa đì sẽ khiến quá trình sản sinh lượng testosterone kém hơn, làm giảm ham muốn và chức năng sinh lý của nam giới. Bệnh nặng và kéo dài có thể gây hậu quả lãnh cảm ở phái nam.
Ngoài ra, khi bị chảy xệ tinh hoàn nam giới phải đối diện với nhiều cơn đau khó chịu do vậy sẽ cản trở trong hoạt động “ân ái”. Điều này sẽ khiến người bệnh giảm “lửa yêu” và khó đạt được cực khoái để phóng tinh ra ngoài.
Như vậy để thấy, bệnh sa đì ở nam giới rất nguy hiểm tới sức khỏe sinh sản. Do vậy, ngay khi phát hiện chứng bệnh, các bạn nên chủ động tới bệnh viện chuyên khoa để trị dứt điểm.
5. Bệnh sa đì có chữa khỏi được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị bệnh sa tinh hoàn. Để chữa sa đì, người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật để trị tận gốc. Phương pháp này nhằm mục đích khâu hết ống bẹn lại không cho các tạng trên bụng sa xuống nữa.
Hiện nay có hai phương pháp mổ sa đì là mổ mở và nội soi:
- Mổ hở: Bác sĩ sẽ sử dụng vật dụng rạch vết cắt duy nhất, rồi qua đó bịt kín chỗ sa đì và củng cố vững chắc thành bụng.
- Mổ nội soi: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo vết cắt nhỏ ở vùng phẫu thuật, sau đó đưa các dụng cụ cần thiết đặc biệt vào để bịt kín không cho các tạng xệ xuống.
Người bệnh khi chờ mổ nên chuẩn bị tâm thế thoải mái, hạn chế làm việc nặng khiến tạo áp lực lên ổ bụng.
Hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp bạn Cường và độc giả hiểu rõ về chứng bệnh. Trong trường hợp của Cường, tốt nhất bạn nên sớm tới cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị dứt điểm vì theo lời kể của bạn thì những triệu chứng đó khả năng rất cao là bệnh sa đì và cần được khắc phục càng sớm càng tốt. Chúc các bạn sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!